Người dân “vùng lõi” dự án sân bay Long Thành thoát cảnh “treo đất”
Chủ trương xây dựng Cảng hàng không Quốc tế Long Thành (CHKQT) được Quốc hội thông qua đã giúp người dân tại “vũng lõi” của dự án này thoát cảnh “treo đất”, không dám đầu tư phát triển sản xuất gần 10 năm qua.
Thoát cảnh “treo đất”
Trong tương lai, những hình ảnh như thế này sẽ được thay thế bằng một sân bay hiện đại phục vụ nhu cầu phát triển của đất nước – Ảnh Vĩnh Thủy
Sau gần 10 năm chờ đợi, sự hồ hởi đã đến với người dân khu dự án CHKQT Long Thành. Mấy ngày nay, câu chuyện về sân bay được nhắc đến nhiều hơn trong đời sống thường nhật của người dân khu vực này, mặc dù theo dự kiến phải 3 năm nữa mới xây dựng những hạng mục chính của sân bay. Mong chờ nhất có lẽ là người dân xã Suối Trầu nằm trong “vùng lõi” bởi họ luôn thấp thỏm với số phận của dự án khi sinh kế của gia đình phụ thuộc hoàn toàn vào đất đai, tài sản mà đã lâu lắm rồi chưa được sửa chữa, đầu tư.
Ông Trần Văn Thiện (50 tuổi , ngụ ấp 1, xã Suối Trầu, huyện Long Thành) vui mừng chia sẻ: “Nhà tôi sinh sống bằng nghề làm rẫy, trồng điều, trồng mỳ nhiều năm ở đây, do có quy hoạch nên không dám đầu tư lớn vào sản xuất bởi không biết khi nào sẽ thu hồi đất. Người dân chúng tôi ở đây ai cũng đều đồng tình với chủ trương, chính sách xây dựng sân bay của Nhà nước và tình nguyện di dời, nhường đất để phục vụ dự án. Quốc hội thông qua chủ trương xây dựng sân bay là đã làm thỏa lòng bà con. Hy vọng rằng cuộc sống sau khi tái định cư của người dân sẽ tốt hơn”.
Ông Bùi Đăng Hùng (ngụ ấp 3, xã Suối Trầu, huyện Long Thành) cũng không giấu nổi niềm vui bởi cả gia đình luôn ngóng chờ tin từ các kỳ họp Quốc hội với hy vọng khi dự án chắc chắn được thực hiện, cuộc sống tái định cư sẽ tốt hơn, nơi ở cũng thuận tiện hơn. “Mọi người đã quá mệt mỏi chờ đợi suốt bao năm qua tại vùng quy hoạch dự án, trong khi các xã khác lân cận phát triển rất nhanh thì người dân Suối Trầu không dám đầu tư sản xuất vì không biết khi nào thì thu hồi đất” – Ông Hùng tâm sự.
Trong khi đó, đối với những người làm thuê, lao động thời vụ, khu dự án triển khai cơ hội có thêm nhiều việc làm mới cũng mở rộng. Anh Nguyễn Văn Nam (quê Nghệ An) cho biết: “Tôi hy vọng, khi các công việc của dự án được thực hiện, nhu cầu lao động phổ thông sẽ lớn như dự báo của Nhà nước và sẽ có nhiều cơ hội hơn cho chúng tôi tìm kiếm công việc phục vụ dự án và có thu nhập để nuôi sống gia đình”.
Giải bài toán an sinh xã hội
Video đang HOT
Người dân đang rất mong chờ dự án sớm triển khai bởi quy hoạch đã lâu, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và sinh hoạt (Trong ảnh: Những dãy nhà cũ kỹ, không được sửa chữa hoặc đã bị bỏ hoang) – Ảnh Vĩnh Thủy
Theo báo cáo mới nhất của UBND tỉnh Đồng Nai, với việc điều chỉnh quy mô xây dựng CHK Quốc tế Long Thành còn 2.750 ha theo đề nghị của Bộ GTVT thì chỉ cần xây dựng 1 khu tái định cư Lộc An – Bình Sơn (282,35 ha) sẽ đáp ứng đủ yêu cầu tái định cư cho các hộ dân bị giải tỏa trắng.
Tổng số hộ tái định cư của dự án CHK Quốc tế Long Thành là 1.532 hộ sẽ được bố trí vào Khu tái định cư Lộc An – Bình Sơn, mức đầu tư khu tái định cư này khoảng 2.695 tỷ đồng.
Hiện nay, trong tổng số hộ dân bị giải tỏa trắng có đến 1.401 hộ chọn vào khu tái định cư tập trung Lộc An – Bình Sơn, còn lại 131 hộ chọn hình thức tái định cư phân tán. 25 hộ dân thắc mắc chưa đồng tình với việc triển khai dự án, nhưng sau khi được tuyên tuyền vận động những hộ này đã hiểu rõ ý nghĩa của dự án và đã đồng thuận với chủ trương thực hiện dự án…
Mặt khác, công tác giải quyết việc làm cho người dân nằm trong diện giải tỏa cũng đã được UBND tỉnh Đồng Nai xem xét bố trí. Theo đó, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đến năm 2015 và định hướng năm 2020 là 35 khu công nghiệp (KCN) với tổng diện tích 12.000 ha. Đến nay, tỉnh đã triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng được 31/35 KCN, và trong tương lai sau khi đầu tư xây dựng hạ tầng 4 KCN còn lại dự kiến giải quyết thêm được 62.000 lao động. Đối với những hộ dân sau khi vào các khu tái định cư những vẫn còn muốn gắn bó với sản xuất nông nghiệp cũng được tính toán đến.
Ông Ngô Thế Ân, Phó chủ tịch UBND huyện Long Thành cho biết, nguồn đất công của huyện vẫn còn có thể đáp ứng được 100 ha cho một số hộ dân có nhu cầu. Khi đó, địa phương sẽ lập ra các tổ hợp tác nông nghiệp đưa bà con vào sản xuất tập trung trong một khu vực tại đây.
Bên cạnh đó, trong quá trình triển khai xây dựng Cảng HKQT Long Thành sẽ cần khoảng 20.000 lao động để triển khai thi công xây dựng với tỷ lệ lao động phổ thông (khoảng 75%) cũng như một số lao động có trình độ được đào tạo để được nhận vào làm việc. Ngoài ra các nhân khẩu trong độ tuổi lao động, trên 80% có nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm mới; sau khi được đào tạo nghề sẽ tạo điều kiện bố trí làm việc tại các KCN Lộc An – Bình Sơn, KCN Long Đức, các KCN lân cận gần CHK Quốc tế Long Thành.
Dự kiến việc xây dựng Khung chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và xây dựng Đề án đào tạo nghề, giải quyết việc làm và ổn định đời sống các hộ dân có đất bị thu hồi đất thuộc dự án cảng HKQT Long Thành sẽ hoàn thành trong tháng 6/2015. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh Đồng Nai sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt Khung chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và Đề án đào tạo nghề, giải quyết việc làm và ổn định đời sống các hộ dân có đất bị thu hồi đất thuộc dự án CHK Quốc tế Long Thành.
Theo ông Trần Văn Vĩnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, hiện nay, UBND tỉnh Đồng Nai đã cơ bản hoàn thành hồ sơ, thủ tục dự án Khu tái định cư, sau khi được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư dự án Cảng HKQT Long Thành, UBND tỉnh Đồng Nai sẽ đề nghị cho phép tách công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thành Tiểu dự án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án CHK Quốc tế Long Thành và giao cho UBND tỉnh Đồng Nai làm Chủ đầu tư để triển khai thực hiện.
Vĩnh Thủy
Theo Dantri
Bộ trưởng Thăng: "Sân bay Long Thành không "đạo" ý tưởng thiết kế"
"Nếu có một phối cảnh nào đó giống với Cảng hàng không quốc tế Chek Lap Kok thì đó chắc chắn là một phối cảnh không liên quan gì đến Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành", Bộ trưởng Đinh La Thăng khẳng định.
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Đinh La Thăng đã chia sẻ với phóng viên Dân trí về ý tưởng thiết kế, nguồn vốn, năng lực của chủ đầu tư... sân bay Long Thành .
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Đinh La Thăng.
Được biết vào ngày 4/6 tới, Bộ trưởng sẽ thay mặt Chính phủ trình bày Báo cáo về dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Bộ trưởng có thể chia sẻ trước một vài điều về những nội dung sẽ báo cáo lần này?
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
* "Phá vỡ" sự lệ thuộc 90% thị trường xuất khẩu vải vào Trung Quốc * Chính phủ "vào cuộc" vụ phí bảo trì tại toà Keangnam * Việt Nam đã thoát khỏi vùng suy thoái kinh tế! * Đầu ra cho nông sản: Tìm giải pháp "tấm lòng" là không ổn! * Dự án nghìn tỷ bị khai tử và những hệ lụy nặng nề * Đừng để thương lái TQ 'vỗ từng quả dưa' của nông dân * Trạm thu phí đặt nhầm chỗ: Đủ thủ tục là thu...
Thực ra, rất nhiều vấn đề kỹ thuật liên quan đến dự án này đều đã công khai trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Dự án cũng đã được Hội đồng thẩm định nhà nước, Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội thẩm định; được Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng cho ý kiến; được Quốc hội xem xét, thảo luận tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội Khoá XIII.
Thừa ủy quyền của Thủ tướng và nằm trong dự kiến chương trình làm việc của kỳ họp Quốc hội lần này, Bộ trưởng Bộ GTVT sẽ thay mặt Chính phủ chính thức báo cáo trước Quốc hội về Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành để Quốc hội thảo luận và cho ý kiến quyết định. Báo cáo này cũng sẽ cố gắng làm rõ thêm một số vấn đề mà dư luận và giới chuyên gia còn băn khoăn, chưa thống nhất.
Báo cáo về Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành là kết quả của cả một quá trình nghiên cứu, thẩm định, góp ý của các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ, dư luận nhân dân, đặc biệt là giới chuyên gia trong và ngoài nước. Vì còn có ý kiến khác nhau về một vài vấn đề nên trong suốt thời gian qua, BộGTVT , với tinh thần cầu thị cao nhất, đã chủ động tổ chức nhiều cuộc họp, hội thảo, khảo sát, giải trình cụ thể những vấn đề cần làm rõ từ các bộ phận chuyên môn, đồng thời tiếp tục lắng nghe ý kiến phản biện của các tổ chức, cá nhân.
Tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội Khóa 13, Chính phủ sẽ báo cáo những nội dung chủ yếu của Dự án cảng HKQT Long Thành theo quy định của giai đoạn lập Báo cáo đầu tư (nghiên cứu tiền khả thi), sau khi tiếp thu, giải trình các ý kiến. Báo cáo sẽ tập trung vào các nội dung như: Sự cần thiết phải đầu tư Dự án; khẳng định rõ mục tiêu của dự án trong giai đoạn trước mắt nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải khi CHK QT Tân Sơn Nhất bị quá tải; tổng mức đầu tư Giai đoạn một của Dự án sau khi tính toán, điều chỉnh lại quy mô và phân kỳ đầu tư các hạng mục với nguyên tắc không làm thay đổi mục tiêu chung cũng như công nghệ-kỹ thuật dự kiến áp dụng cho toàn Dự án (con số giảm cụ thể là 2,6 tỷ USD so với lần trình trước). Ngoài ra báo cáo cũng đưa ra những tính toán lại mang tính kiểm định để tiếp tục khẳng định tác động tới nợ công của Dự án là rất nhỏ; cuối cùng, Báo cáo sẽ làm rõ thêm về quy mô sử dụng đất và các vấn đề quan tâm khác, cũng như nêu lên một số nội dung cần tiếp tục nghiên cứu trong các bước tiếp theo của Dự án.
Hiện có một số ý kiến cho rằng, phối cảnh sân bay Long Thành lấy hình ảnh từ sân bay quốc tế Chek Lap Kok (Hong Kong). Bộ trưởng có thể nói rõ hơn về nguồn gốc ý tưởng của thiết kế sân bay Long Thành và ý kiến của cá nhân Bộ trưởng về thông tin trên?
Tôi không hiểu thông tin này bắt nguồn từ đâu và với dụng ý gì nhưng có thể khẳng định đó là thông tin được đưa ra rất thiếu cân nhắc. Trong Báo cáo đầu tư của Dự án, ý tưởng thiết kế đã được đơn vị tư vấn giữ nguyên từ Quy hoạch tổng thể Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Ý tưởng này được cách điệu từ hình dáng cánh hoa sen rất gần gũi với văn hóa Việt Nam, thể hiện được tính dân tộc trong thiết kế dự án. Không thể có chuyện những ý tưởng ấy lại có thể là sản phẩm copy từ bên ngoài.
Tuy nhiên, để thực sự khách quan, Bộ GTVT đã thận trọng kiểm tra lại tất cả Hồ sơ của Dự án đầu tư xây dựng Cảng HKQT Long Thành, từ Quy hoạch tổng thể đến Báo cáo đầu tư Dự án. Chúng tôi có thể khẳng định phối cảnh duy nhất mà Bộ GTVT cung cấp hoàn toàn khác biệt với hình ảnh của Cảng hàng không quốc tế Chek Lap Kok (Hong Kong).
Nếu có một phối cảnh nào đó giống với Cảng hàng không quốc tế Chek Lap Kok thì đó chắc chắn là một phối cảnh không liên quan gì đến Cảng HKQT Long Thành.
Có một vài ý kiến lo ngại năng lực của chủ đầu tư là Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam. Ngoài Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, Bộ trưởng sẽ chọn thêm đối tác nào cho dự án nào, có yếu tố nước ngoài tham gia không?
Những lo ngại đó là có thật và dù xuất phát từ lý do gì, cũng rất dễ hiểu và nên được lắng nghe. Nhưng chúng tôi hiểu được trách nhiệm của mình trước đất nước. Vì thế, Bộ GTVT đã xem xét và cân nhắc rất kỹ về mọi mặt, chứ không chỉ riêng vấn đề năng lực, của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) trước khi quyết định để đơn vị này là chủ đầu tư dự án. Những gì mà ACV thể hiện trong đầu tư, kinh doanh, phục vụ, khai thác các Cảng hàng không trên cả nước, cũng như uy tín của đơn vị với đối tác nước ngoài thời gian vừa qua là khá thuyết phục.
Tuy vậy, do Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Long Thành là dự án có quy mô lớn, được dự kiến đầu tư xây dựng từ nhiều nguồn vốn khác nhau nên trước mắt Chính phủ và Bộ GTVT mới chỉ giao cho ACV là Chủ đầu tư giai đoạn lập Báo cáo đầu tư Dự án (nghiên cứu tiền khả thi). Công tác lựa chọn chủ đầu tư sẽ còn tiếp tục, phụ thuộc vào từng giai đoạn, từng hạng mục cụ thể của Dự án và sẽ được trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi triển khai thực hiện.
Do tính chất nhạy cảm về mặt an ninh của Dự án nên Chính phủ chưa xem xét việc lựa chọn các đối tác nước ngoài. Việc lựa chọn này nếu có cũng phải đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của luật pháp về đảm bảo chủ quyền, lợi ích quốc gia và còn phụ thuộc vào kết quả nghiên cứu khả thi của dự án.
Bài toán vốn cho Long Thành là vấn đề mà đại biểu Quốc hội rất quan tâm. Nay Bộ Tài chính đã có kiến nghị không dùng vốn bán các sân bay như Phú Quốc để xây cho Long Thành. Vậy Bộ trưởng tính thu xếp vốn từ nguồn nào?
Báo cáo đầu tư Cảng HQKT Long Thành trình Quốc hội lần này chưa để cập tới phương án dùng vốn nhượng quyền khai thác Cảng hàng không Phú Quốc để đầu tư xây dựng Dự án. Đây mới chỉ là một trong nhiều ý tưởng được nêu ra để bàn thảo, xem xét, với mục tiêu giảm bớt phần nào khó khăn trong việc cân đối vốn ngân sách Nhà nước. Chúng ta còn đủ thời gian để cân nhắc thận trọng xem việc đó có nên làm hay không. Quốc hội sẽ sáng suốt đưa ra quyết định cuối cùng.
Về lộ trình huy động vốn thì sau khi được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư, Chính phủ sẽ chỉ đạo các đơn vị liên quan triển khai các thủ tục thu xếp, huy động các nguồn vốn cho Dự án. Đây là dự án có tác động lớn tới kinh tế - xã hội, trong khi tỷ lệ vốn ngân sách nhà nước khá thấp, nên hy vọng rằng Chính phủ sẽ có những ưu tiên hoặc có chính sách đặc thù nhất định để tạo điều kiện thu hút các nguồn vốn từ xã hội.
Nếu kỳ họp Quốc hội này thông qua dự án Long Thành thì bao giờ sẽ có được báo cáo nghiên cứu khả thi, thưa Bộ trưởng?
Theo kinh nghiệm từ các dự án khác thì sẽ cần thời gian khoảng 2-3 năm để lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thu xếp nguồn vốn và chuẩn bị các điều kiện khác để có thể khởi công xây dựng. Tuy nhiên, đối với dự án quan trọng và có tác động lớn đến kinh tế - xã hội của đất nước cũng như tâm tư nguyện vọng của đông đảo người dân như Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Bộ GTVT sẽ phấn đấu ở mức cao nhất có thể để rút ngắn thời gian hoàn thành công việc quan trọng trên.
- Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!
Nguyễn Hiền (thực hiện)
Theo Dantri
Biến tướng nhà tái định cư - Kỳ 2: Hoang vắng Nhiều khu nhà tái định cư (TĐC) ở Hà Nội được đưa vào sử dụng nhiều năm, nhưng ít người vào ở. Trong khi đó, không ít người được bố trí TĐC chỉ mong nhận nhà để bán kiếm lời. Khu TĐC thành phố giao lưu (Nam Từ Liêm, Hà Nội) hoang vắng. Lãng phí hàng trăm tỷ đồng Khu TĐC thành phố...