Người dân Vũ Hán háo hức đi ăn mì khô sau khi nới lỏng hạn chế
Món mì khô “danh bất hư truyền” của người dân Vũ Hán đang tái sinh trở lại sau khi thành phố nới lỏng lệnh hạn chế.
Sau hơn hai tháng chống chọi với dịch bệnh bùng phát, người dân Vũ Hán đã có thể trở lại cuộc sống bình thường sau khi nới lỏng lệnh phong toả.
Hình ảnh người dân thưởng thức món mì khô Vũ Hán. Ảnh:Cailinji
Ngay khi nới lỏng các hạn chế, người dân Vũ Hán vội vã trở lại với niềm đam mê ẩm thực và món mì khô là lựa chọn đầu tiên. Theo các báo cáo, trước dịch bệnh, hàng triệu người dân Vũ Hán thưởng thức món ăn này mỗi ngày.
Cailinji – thương hiệu mì khô nổi tiếng của Vũ Hán có hơn 100 cửa hàng và món ăn đã được tôn vinh là di sản văn hóa phi vật thể thế giới.
Trang SCMP dẫn tin, các quán ăn và cửa hàng tại Vũ Hán đang đông đúc trở lại. Người dân tại thành phố liên tục phải tuân thủ lệnh ở nhà trong khoảng 2.5 tháng nhằm hạn chế mức độ lây lan. Hiện tại, chính quyền thành phố đã nới lỏng các hạn chế và người dân đang háo hức trở lại với thế giới ẩm thực trong cuộc sống đời thường.
Video đang HOT
Một trong số các món ăn mà người Vũ Hán đã bỏ lỡ trong suốt thời gian phong tỏa là mì khô -món ăn nổi tiếng của thành phố này. Theo truyền thông Trung Quốc, món ăn này gây nghiện đặc biệt với mọi người và ước tính khoảng hơn một nửa số dân ở thành phố Vũ Hán ăn nó mỗi ngày.
Hầu hết người dân thường chọn mì khô là món ăn sáng. Các quán ăn đường phố hay ở cửa hàng ở Vũ Hán và các tỉnh quanh Hồ Bắc đều bán mì khô.
Tại một cửa hàng mì khô. Ảnh: Cailinji
Người dân Vũ Hán yêu thích món ăn này và không thể thiếu trong cuộc sống của họ. Người dân nghĩ rằng mùi vị của mì khô đặc trưng cho tình bạn nhưng bên trong vẫn đậm chất dẻo dai. Người dân Vũ Hán cho rằng món ăn này giàu carbohydrate cho bữa sáng, bao gồm các que bột chiên giòn, gà nếp và đậu phụ chiên với nấm và gạo nếp.
Tổng Giám đốc chuỗi cung ứng món mì khô Vũ Hán, hay còn gọi là Cailinji – ông Wang Yongzhong cho biết, chuỗi hiện cung cấp 8 loại mì khô nóng bao gồm mì khô tôm, mì tôm khô, thịt lợn băm nhỏ và rau được bảo quản và mì tương đậu nành.
“Người dân Vũ Hán rất yêu thích món mì này. Họ buộc phải chia xa trong suốt thời gian phong tỏa vì đại dịch. Đến hiện tại, niềm đam mê của họ đã trở lại mạnh mẽ hơn sau thời gian kìm nén”, ông Wang nói.
“Món ăn vặt bản địa mang lại sức sống cho người dân Vũ Hán. Giống với những người dân địa phương khao khát sự hồi sinh từ cuộc sống, thành phố Vũ Hán đang mong chờ sự hồi sinh của món mì khô”, ông Wang nói thêm.
Chủ tịch TT-Huế yêu cầu đảm bảo 2 triệu khẩu trang ứng phó dịch Corona
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế yêu cầu phải đảm bảo tối thiểu 2 triệu khẩu trang y tế và ngừng đón khách du lịch từ vùng có dịch Corona đến địa phương.
Chiều 31/1, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Phan Ngọc Thọ ký ban hành văn bản hỏa tốc về việc phòng chống dịch Corona trên địa bàn tỉnh.
Văn bản của Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế yêu cầu các cơ quan, ban ngành trên địa bàn tỉnh không chủ quan, không để dịch lây lan, huy động cả hệ thống chính trị để phòng chống dịch.
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Phan Ngọc Thọ (thứ 2 từ phải qua) kiểm tra tình hình ứng phó virus Corona tại Bệnh viện Trung ương Huế.
Trong đó, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế yêu cầu Sở Y tế rà soát, phối hợp với Sở Tài chính đề xuất mua bổ sung khẩu trang y tế đảm bảo tối thiểu 2 triệu cái, cung cấp thông tin về địa điểm, giá cả bán khẩu trang trên địa bàn tỉnh để người dân biết. Sở Y tế phải thông tin kịp thời diễn biến tình hình dịch, đưa ra các khuyến cáo về các biện pháp phòng bệnh phù hợp với tình hình dịch.
Đối với Sở Du lịch, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh, chỉ đạo các công ty du lịch hủy các tour, gói du lịch, không tổ chức các đoàn khách du lịch tới các tỉnh, thành phố đang có dịch, có người mắc bệnh và không đón khách du lịch từ vùng có dịch đến Thừa Thiên - Huế.
Bên cạnh đó, Sở Du lịch phải quản lý và theo dõi chặt chẽ lịch trình, tình hình sức khỏe và khuyến nghị hạn chế chuyển du khách Trung Quốc hiện đang ở Thừa Thiên - Huế (nếu có); phối hợp với sở y tế các địa phương tổ chức cách ly, quản lý du khách khi phát hiện trường hợp nghi ngờ mắc bệnh.
Văn bản của Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế yêu cầu trong trường hợp cần thiết, Sở Văn hóa và thể thao, các sở, ngành, địa phương tạm dừng các hoạt động tập trung đông người, các lễ hội, hội nghị, hội thảo để ưu tiên cao nhất cho việc phòng chống dịch.
Chủ tịch UBND tỉnh cũng chỉ đạo Cục Quản lý thị trường, Công an tỉnh, Sở Y tế tăng cường công tác tuyên truyền, tiến hành các biện pháp kiểm soát giá cả thị trường đối với mặt hàng khẩu trang y tế trên địa bàn tỉnh, chống gom hàng để đầu cơ, tăng giá nhằm đảm bảo cung ứng cho người dân khi có nhu cầu.
Tại Thừa Thiên - Huế, những ngày qua, do nhu cầu mua khẩu trang tăng mạnh vì người dân lo ngại dịch virus Corona, tại nhiều cửa hàng thiết bị y tế, tiệm thuốc, hiện khẩu trang y tế đang trong tình trạng "cháy hàng". Không ít cửa hàng thiết bị y tế, tiệm thuốc lợi dụng nhu cầu mua khẩu trang y tế tăng cao để đẩy giá lên cao nhằm trục lợi.
Hiện, toàn tỉnh đã có 23 đội phản ứng nhanh ứng phó virus Corona được thành lập và đi vào hoạt động. Trong đó có 5 đội phản ứng nhanh cấp tỉnh, 18 đội phản ứng nhanh cấp huyện.
Theo Sở Du lịch Thừa Thiên - Huế, trong các ngày từ 22-28/1 (tức 28/12-4/1 Âm lịch), tổng cộng có 2.300 du khách Trung Quốc đến Huế. Ngày du khách Trung Quốc đến nhiều nhất là 407 khách, ngày ít nhất là 231 khách. Tỷ lệ khách Trung Quốc đến Huế khá ít.
Theo danviet.vn
Trước khi bị phong tỏa vì Corona, Vũ Hán cực hút du khách vì lý do này Từng bị lu mờ bởi các thành phố láng giềng, thủ phủ Vũ Hán của tỉnh Hồ Bắc đã nhanh chóng phát triển và trở thành một trung tâm du lịch khá nổi tiếng của Trung Quốc. Với 3 thị trấn cổ và dòng sông lớn nhất châu Á, Vũ Hán rất thu hút du khách trước khi lâm vào đại dịch Corona....