Người dân Úc không muốn mua nhà gần trạm 5G
Hơn 50% người được khảo sát ở Úc từ chối sống trong khu vực có trạm 5G vì sợ bức xạ gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Hàng chục trạm gốc 5G ở Anh bị đốt
Trang web WhistleOut đã tiến hành khảo sát 1.000 người để đánh giá thái độ của dân Úc đối với mạng 5G. Trong tương lai, công ty này sẽ tiếp tục thực hiện khảo sát trên khắp đất nước để có cái nhìn toàn diện hơn.
Theo WhistleOut, cứ 4 người thì có 1 người tin 5G gây ảnh hưởng sức khỏe. 27% nghĩ 5G là công cụ do thám của chính phủ. 56% sẽ không mua nhà gần trạm phát 5G. Kể từ khi được triển khai, mạng 5G thường bị gán với một loạt thuyết âm mưu vô căn cứ lan truyền trên Internet, thậm chí có tin giả cho rằng 5G là nguồn phát tán dịch bệnh Covid-19. Và 10% người được khảo sát thực sự quan niệm như vậy.
Video đang HOT
Làn sóng tẩy chay 5G vẫn còn rất mạnh mẽ
Đại diện WhistleOut nói: “Rõ ràng nhiều người đang thận trọng về tương lai của 5G, hơn một nửa số người không muốn mua nhà ở khu vực có trạm 5G và chưa đến một nửa muốn sống trong thế giới phủ sóng 5G”. Sau khi xem kết quả khảo sát, cư dân mạng đùa rằng những ngôi nhà gần trạm 5G trong tương lai sẽ giảm giá mạnh, do đó họ có thể vừa mua nhà giá rẻ vừa hưởng 5G tốc độ cao.
Bên cạnh đó, mặt tích cực là 91% người hiểu 5G sẽ giúp tốc độ mạng nhanh hơn. Nhưng chỉ 1/3 số người nhận thức được các lợi ích khác như độ trễ thấp hơn (31%) và các thiết bị được kết nối đồng thời hơn (32%). Nhìn chung đa số người tham gia cuộc khảo sát vẫn chưa có hiểu biết đầy đủ về công nghệ 5G.
Trên thế giới, nhiều cuộc biểu tình phản đối 5G đã nổ ra trong suốt năm nay, tiêu biểu là hàng loạt vụ đốt trạm 5G tại Anh bắt nguồn từ tháng 4 và đến giờ vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Chính quyền Anh và các nhà mạng lớn khẩn cầu người dân không phá hoại trạm 5G, thậm chí YouTube, Facebook phải tham gia vào chiến dịch thanh lọc bài đăng có nội dung liên quan đến vấn đề này.
Các chuyên gia khẳng định lượng bức xạ do 5G phát ra không thể tác động đến sức khỏe con người, và dĩ nhiên 5G càng không có mối liên hệ nào với Covid-19. Muốn triển khai 5G thành công, ưu tiên hàng đầu của mỗi quốc gia là tạo được lòng tin với người dân và đẩy lùi tin giả.
Trung Quốc đã xây xong gần 700.000 trạm gốc 5G
Trung Quốc cho biết đã xây dựng hoàn tất gần 700.000 trạm gốc 5G, bằng gấp đôi số trạm của các nước thế giới cộng lại.
Con số này được ông Liu Liehong, Thứ trưởng Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc (MIIT), thông báo tại Diễn đàn Phát triển Kinh tế Trung Quốc hôm 11/11. Tuy nhiên, ông không trích so sánh cụ thể với các quốc gia khác.
Tốc độ xây dựng hạ tầng 5G của Trung Quốc đang rất nhanh. Ảnh: AP .
Tháng trước, MIIT cho biết đã xây xong sớm hơn 500.000 trạm gốc 5G, nâng tổng số trạm trên toàn quốc lên 690.000, đồng thời đã có 160 triệu thiết bị được kết nối với mạng di động thế hệ mới. Con số này cũng được ông Liehong nhắc lại tại sự kiện, nhưng nhấn mạnh số lượng thiết bị đang hoạt động trên mạng đã tăng lên 180 triệu.
"Cơ sở hạ tầng 5G liên tục phát triển đã thúc đẩy một loạt các lĩnh vực mới ra đời", ông Liehong nói. "Chẳng hạn, mảng giáo dục đã xuất hiện mô hình dạy học từ xa qua 5G, cho phép truyền đi hình ảnh độ phân giải cực cao, dạy học qua kính thực tế ảo hoặc các lớp học mô phỏng không gian ba chiều".
Giới phân tích cho rằng con số do MIIT đưa ra khá ấn tượng, nhưng chỉ là phần nhỏ so với 1,2 tỷ người đang sử dụng 4G hiện nay tại Trung Quốc. Thực tế các nội dung liên quan đến 5G tại "đất nước tỷ dân" vẫn khá hạn chế, chưa đủ sức hút để thúc đẩy người dùng chuyển sang mạng di động thế hệ mới.
Zhang Yunyong, Chủ tịch bộ phận nghiên cứu của nhà mạng China Unicom, ước tính để đạt mục tiêu phủ sóng 5G hoàn chỉnh trên toàn quốc, Trung Quốc sẽ cần 10 triệu trạm gốc 5G. Để hoàn tất, hệ thống này sẽ cần nguồn vốn đầu tư khoảng 2.000 tỷ nhân dân tệ (280 tỷ USD).
Trung Quốc đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng 5G trong bối cảnh nước này đang chạy đua với Mỹ để giành vị trí đứng đầu về các lĩnh vực công nghệ cao, như AI, 5G và IoT - những yếu tố để thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội trong tương lai. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mới đây cũng nhấn mạnh mạng 5G và trung tâm dữ liệu là ưu tiên hàng đầu trong kế hoạch đầu tư vào "cơ sở hạ tầng mới" của đất nước.
Giữa tháng 8, thành phố Thâm Quyến - thủ phủ về công nghệ của Trung Quốc - đã xây dựng thành công "vùng phủ sóng toàn diện" về công nghệ 5G. Chính quyền thành phố cũng đã hợp tác với Huawei và Tencent để thử nghiệm các hệ thống công nghiệp ứng dụng 5G.
Trung Quốc bắt đầu thương mại hóa 5G từ cuối năm 2019 và là một trong những quốc gia đầu tư mạnh tay vào hạ tầng về mạng di động thế hệ mới này. Theo báo cáo của Hiệp hội các nhà cung cấp di động toàn cầu (GSMA), người dùng 5G tại Trung Quốc đang tăng trưởng với tốc độ hàng đầu thế giới.
Hàn Quốc là quốc gia đầu tiên trên thế giới thương mại hóa 5G. Tính đến hết tháng 8, nước này hiện có 115.000 trạm gốc đang hoạt động với 8,65 triệu người sử dụng dịch vụ. Theo Gartner , thị trường thiết bị cơ sở hạ tầng mạng 5G toàn cầu năm nay sẽ tăng gấp đôi năm ngoái, đạt 8,1 tỷ USD.
Thách thức về điện năng khi 5G bùng nổ Sự phát triển nhanh của các công nghệ mới như 5G, AI, IoT... mở ra một thế giới kết nối thông minh, nhưng cũng đòi hỏi nguồn điện năng lớn. Công nghệ 5G và các trung tâm dữ liệu lớn đóng vai trò quan trọng để hiện thực hóa viễn cảnh "trí thông minh được kết nối khắp nơi". Tuy nhiên, việc xây...