Người dân Trung Quốc dự kiến thực hiện 2,1 tỷ chuyến đi trong kỳ nghỉ Tết
Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài một tuần ở Trung Quốc bắt đầu ngày 21/1 mà không còn bất kỳ hạn chế nào về dịch bệnh COVID-19.
Người dân tới sân bay ở Côn Minh, Trung Quốc, để về quê sum họp cùng gia đình trong dịp Tết Nguyên đán. Ảnh: THX/TTXVN
Đây cũng là kỳ nghỉ Tết Nguyên đán đầu tiên trong 4 năm qua mà người dân được phép tự do đi lại, về quê, sum họp cùng gia đình.
Theo ước tính, trong đợt cao điểm du lịch Tết Nguyên đán kéo dài 40 ngày đến ngày 15/2 tới, người dân Trung Quốc sẽ thực hiện khoảng 2,1 tỷ hành trình nội địa, gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, dự kiến một số lượng lớn người từ Trung Quốc sẽ đến các nước Đông Nam Á trong đợt nghỉ lễ này.
Video đang HOT
Công ty du lịch trực tuyến Trung Quốc Trip.com Group Ltd. cho biết Thái Lan, Singapore và Malaysia nằm trong số những điểm đến được ưa thích nhất với số lượng đặt phòng tại các nước Đông Nam Á tăng hơn 10 lần so với năm ngoái.
Từ ngày 6/2 tới, Trung Quốc sẽ nối lại các tour du lịch nước ngoài theo nhóm do các đại lý và công ty du lịch tổ chức cho công dân của mình. Theo Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc, Trung Quốc sẽ cho phép tổ chức các tour du lịch theo nhóm và dịch vụ “chuyến bay khách sạn” tới 20 quốc gia trong đó có Thái Lan, Nga và New Zealand.
Trung Quốc bắt đầu mở cửa trở lại các đường biên giới từ ngày 8/1 sau khi dần nới lỏng các biện pháp phòng dịch COVID-19 từ tháng 12/2022.
Người dân tới sân bay ở Côn Minh, Trung Quốc, để về quê sum họp cùng gia đình trong dịp Tết Nguyên đán. Ảnh: THX/TTXVN
Trước khi dịch bệnh COVID-19 xuất hiện, Trung Quốc là thị trường du lịch lớn nhất thế giới với 150 triệu lượt ra nước ngoài vào năm 2018. Trung Quốc cũng nằm trong nhóm chi tiêu nhiều nhất cho du lịch quốc tế với con số 277 tỷ USD tương đương 16% tổng chi tiêu du lịch toàn cầu 1.700 tỷ USD (theo số liệu của Tổ chức Du lịch Thế giới thuộc LHQ).
Trung Quốc công bố dự thảo khuôn khổ đa dạng sinh học toàn cầu Côn Minh-Montreal
Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 15 Các bên tham gia Công ước Liên hợp quốc (LHQ) về đa dạng sinh học (COP15) đang diễn ra ở Montreal (Canada), Trung Quốc ngày 18/12 đã đề xuất một thỏa thuận toàn cầu mới, với cam kết bảo vệ ít nhất 30% diện tích đất, nước và biển vào năm 2030 và huy động hàng trăm tỷ USD để tài trợ cho thỏa thuận này.
Các đoàn đại biểu tham dự Phiên họp cấp cao tại COP15. Ảnh: Nguyễn Viết Tuân/TTXVN
Bộ trưởng Môi trường và Sinh thái Trung Quốc Hoàng Nhuận Thu (Huang Runqiu) đã công bố dự thảo khuôn khổ đa dạng sinh học toàn cầu Côn Minh-Montreal ở thời điểm hội nghị COP15 chỉ còn một ngày nữa là kết thúc. Dự thảo đề xuất rằng 30% các khu vực trên cạn, vùng nước nội địa, ven biển và biển, đặc biệt là các khu vực có tầm quan trọng đối với đa dạng sinh học, các chức năng và dịch vụ của hệ sinh thái, cần được bảo tồn một cách hiệu quả vào năm 2030. Thỏa thuận được đề xuất bao gồm cam kết huy động ít nhất 200 tỷ USD mỗi năm từ nguồn công và tư để tài trợ cho thiên nhiên và giảm các khoản trợ cấp có hại cho thiên nhiên ít nhất 500 tỷ USD vào năm 2030.
Dự thảo trên được đưa ra sau gần hai tuần đàm phán giữa 196 quốc gia tham gia công ước đa dạng sinh học của LHQ. Các bên đang tìm kiếm một thỏa thuận mới để ngăn chặn sự tàn phá thiên nhiên của con người và bắt đầu khôi phục lại những gì đã mất.
LHQ cho biết 3/4 diện tích đất đai trên thế giới đã bị thay đổi bởi các hoạt động của con người và hậu quả là một triệu loài phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong thế kỷ này. Bước vào những giờ đàm phán cuối cùng, giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển vẫn chưa thống nhất được về cách tốt nhất để huy động nguồn tài chính mới cho các nỗ lực bảo tồn. Dự thảo đề xuất các nước phát triển cam kết cung cấp cho các nước đang phát triển ít nhất 20 tỷ USD mỗi năm vào năm 2025 và 30 tỷ USD mỗi năm vào năm 2030. Các mục tiêu khác trong dự thảo bao gồm giảm tác động của ô nhiễm và các loài xâm lấn; đảm bảo các doanh nghiệp giám sát và thông báo về tác động của các hoạt động của họ đối với đa dạng sinh học.
Quang cảnh chung của Phiên họp cấp cao tại COP15. Ảnh: Nguyễn Viết Tuân/TTXVN
Giám đốc tổ chức Campaign for Nature, Brian O'Donnell, cho biết văn bản này sẽ là "cam kết lớn nhất thế giới về bảo tồn đa dạng sinh học" nếu được thông qua. Theo ông Brian O'Donnell, văn bản đã đề cập đến các quyền của người bản địa, điều có thể báo trước "sự khởi đầu của một kỷ nguyên bảo tồn mới, trong đó bao gồm các quyền và sự lãnh đạo của người bản địa".
Chuyên gia Eddy Perez thuộc tổ chức Climate Action Network Canada mô tả đây là thỏa thuận "đầy tham vọng" nhằm gây áp lực lên các quốc gia phát triển về mặt tài chính. Nhưng ông lưu ý rằng văn bản không bao gồm mục tiêu có thể đo lường được về việc giảm sự tuyệt chủng của các loài do con người gây ra vào năm 2030.
Trung Quốc là Chủ tịch của COP15, nhưng hội nghị lần này được chuyển đến tổ chức ở Canada do các hạn chế liên quan đến dịch COVID-19 ở Trung Quốc. Thỏa thuận mới sẽ được đặt tên là Khuôn khổ đa dạng sinh học toàn cầu Côn Minh-Montreal theo tên hai thành phố chủ nhà.
Tai nạn máy bay MU5737 ở Trung Quốc: Sự cố khủng khiếp nào khiến phi hành không kịp gửi tín hiệu cầu cứu? Các chuyên gia hàng không tỏ ra bối rối về sự cố đã khiến máy bay Boeing 737-800 mang số hiệu MU5737 của hãng hàng không China Eastern bất ngờ lao thẳng đứng xuống đất như tên lửa đến nỗi phi hành không kịp gửi tín hiệu cầu cứu. Không ai được tìm thấy còn sống Lực lượng cứu hộ của Trung Quốc...