Người dân thích thú đến Thành ủy Hà Nội mua rau, thịt đặc sản
Sáng nay (3/8), Sở NN&PTNT Hà Nội đã tổ chức hội nghị kết nối sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản; phát triển chuỗi cung cấp rau, thịt an toàn cho TP.Hà Nội năm 2018. Đáng chú ý, bên lề hội nghị có hoạt động thăm quan khu trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông sản an toàn ngay tại sân Thành ủy Hà Nội, thu hút đông đảo sự quan tâm của người dân Thủ đô.
Theo báo cáo của Sở NN&PTNT Hà Nội, đến nay đã có 21 tỉnh, thành phố trong Ban điều phối chuỗi cung cấp rau thịt an toàn cho TP.Hà Nội đã tích cực, chủ động trong công tác kết nối sản xuất và phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm nông, lâm, thủy sản.
Các đại biểu, người dân tham quan gian hàng trưng bày sản phẩm nông sản của các tỉnh, thành phố tại sân Thành ủy Hà Nội. Ảnh: M.H
Hiện các tỉnh, thành phố đã xây dựng và phát triển được 461 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn cung cấp cho Hà Nội. Hằng ngày, các chuỗi này cung cấp một số lượng đáng kể thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn cho người tiêu dùng địa phương và một phần cung cấp cho thị trường Thủ đô.
Riêng thành phố Hà Nội đã duy trì và phát triển 80 chuỗi liên kết an toàn thực phẩm từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, trong đó có 36 chuỗi có nguồn gốc động vật và 44 chuỗi có nguồn gốc thực vật; thí điểm cấp 11 giấy xác nhận cho 11 cơ sở của 15 chuỗi rau, thịt với 23 điểm kinh doanh thực phẩm an toàn.
Giang trưng bày các loại rau an toàn của Công ty CP Kinh doanh chế biến nông sản Bảo Minh. Ảnh: M.H
Ông Tạ Văn Tường – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2018, Sở NN&PTNT Hà Nội đã phối hợp với các tỉnh tích cực triển khai công tác xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ nông lâm thủy sản giữa Hà Nội và các tỉnh, trong đó là một loạt hội thảo giới thiệu doanh nghiệp sản xuất chế biến, kinh doanh kết nối tiêu thụ sản phẩm nông lâm thủy sản tỉnh Ninh Bình, Quảng Nam, Lào Cai, Phú Thọ… về Hà Nội; tham gia Hội chợ Nông nghiệp – Thương mại vùng trung du miền núi phía Bắc tổ chức tại Thái Nguyên.
Tại hội chợ này đã trưng bày, giới thiệu gần 100 mặt hàng tiêu biểu của Thủ đô là các sản phẩm làng nghề, các giống cây đặc sản, sản phẩm rau củ quả an toàn…
Đặc biệt, Sở NN&PTNT Hà Nội đã thực hiện hệ thống minh bạch thông tin, truy xuất nguồn gốc điện tử cho các cơ sở sản xuất nông sản thực phẩm an toàn rõ nguồn gốc xuất xứ, đã hỗ trợ xây dựng tem điện tử thông minh QR code cho sản phẩm trái cây, nông sản thực phẩm an toàn.
Sở cũng phối hợp với Công ty CP công nghệ và truyền thông tổ chức hội nghị giới thiệu ứng dụng “Chợ thương mại điện tử sản phẩm nông nghiệp an toàn TP.Hà Nội”…
Giang trưng bày các sản phẩm trứng gia cầm sạch của Công ty TNHH Ba Huân Hà Nội. Ảnh: MH
Video đang HOT
Trong 6 tháng đầu năm, các tỉnh đã tổ chức cung cấp hàng loạt sản phẩm nông sản an toàn, đặc sản về tận tay người tiêu dùng Thủ đô, được người dân tin tưởng đón nhận. Đơn cử như tỉnh Điện Biên với các sản phẩm chủ lực gồm bí xanh thơm, bí phấn thơm, rau bò khai; Vĩnh Phúc cung ứng 2.500 tấn rau củ quả, 3 triệu quả trứng gà, gà thịt 60 tấn, lợn thịt 500 tấn…; tỉnh Hòa Bình cung ứng khoảng 210 tấn rau các loại, hơn 34 tấn thịt lợn, 210 tấn cá sông Đà…
Đáng chú ý là bên lề hội nghị tổ chức sáng nay, các đại biểu, người dân Thủ đô đã được thăm quan khu trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông sản an toàn ngay tại sân Thành ủy Hà Nội, số 219 Trần Phú, Hà Đông.
Sản phẩm cá sông Đà được “rinh” nguyên con về giới thiệu với người tiêu dùng Thủ đô. Ảnh: M.H
Ngoài việc giới thiệu các loại gạo đặc sản đóng gói, ngành nông nghiệp Yên Bái còn có cách giới thiệu đặc sản nếp nương Tú Lệ rất độc đáo bằng việc chế biến thành nhiều loại xôi bắt mắt, như xôi cẩm, xôi gấc, xôi mít…, khiến người dân tham quan vô cùng thích thú. Ảnh: M.H
Anh Nguyễn Huy Ba – Phó Giám đốc HTX Chăn nuôi, thương mại và đầu tư Đoài Phương (xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội) cho biết, là thành viên của Hội Chăn nuôi và tiêu thụ gà Mía Sơn Tây, đơn vị quản lý nhãn hiệu tập thể “Gà Mía Sơn Tây”, HTX Đoài Phương là đơn vị đảm nhận nhiệm vụ phân phối, tiêu thụ sản phẩm con giống, trứng gà Mía, thịt gà Mía tươi của Hội. Toàn bộ số gà Mía đã sơ chế mang về hội nghị giới thiệu, trưng bày đã được bán hết ngay chỉ trong 2 tiếng đồng hồ sáng 3/8.
Những trái ổi tại gian trưng bày nông sản an toàn của tỉnh Hải Dương đã được khách tham quan mua hết bay…
Rau bò khai giá 50.000 đồng/bó, bí xanh thơm 30.000 đồng/quả. Đây là 2 sản phẩm chủ lực được HTX Sang Hà, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn mang về giới thiệu với người dân Thủ đô lần này. Ảnh: M.H
Các sản phẩm mật ong rừng tự nhiên của người dân Mộc Châu (tỉnh Sơn La) thu hút sự quan tâm của nhiều khách tham quan. Ảnh: M.H
Được biết, đây không phải là lần đầu tiên ngành nông nghiệp Thủ đô kết hợp tổ chức hội nghị với tổ chức các gian hàng trưng bày, giới thiệu nông sản, thực phẩm và thu hút đông đảo người dân địa phương tới tham quan, mua sắm.
Cách làm này không chỉ khiến các hội nghị sơ kết, tổng kết của Sở NN&PTNT Hà Nội trở nên phong phú, hấp dẫn mà còn là dịp tốt để bà con nông dân, các cơ sở sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp quảng bá, giới thiệu sản phẩm của mình tới đông đảo người tiêu dùng.
Theo Danviet
Sắp có tiêu chuẩn quốc gia về "thịt mát": Cơ sở cho XK thịt lợn
Bộ NNPTNT đang giao Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Nafiqad) xây dựng tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về "thịt mát" và dự kiến sắp tới sẽ tổ chức hội thảo lấy ý kiến lần cuối trước khi hoàn tất TCVN về "thịt mát".
Theo đánh giá của Nafiqad, việc ban hành tiêu chuẩn quốc gia đối với "thịt mát" trong giai đoạn này là cần thiết để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phục vụ xuất khẩu thịt lợn.
"Thịt mát" là gì?
Số liệu thống kê của Bộ NNPTNT cho thấy, chăn nuôi lợn hiện chiếm khoảng hơn 60% giá trị ngành chăn nuôi Việt Nam. Sản lượng thịt lợn trong năm 2016 đã đạt mức kỷ lục với 3,36 triệu tấn, tăng 5% so với năm 2015, đứng thứ 7 trên thế giới sau Trung Quốc, Mỹ, Đức, Tây Ban Nha, Brazil và Nga.
"Tuy nhiên, thịt lợn chủ yếu phục vụ cho tiêu dùng nội địa trong khi sản lượng xuất khẩu còn rất nhỏ. Tại Việt Nam, thịt lợn chiếm tỷ trọng cao nhất gần 70% giữa các loại thịt trong bữa ăn hàng ngày của người tiêu dùng" - Nafiqad nhận định.
Theo Nafiqad, do chưa có tiêu chuẩn quốc gia, nên trong nước chưa có sản phẩm thịt mát đúng nghĩa (trong ảnh: Người tiêu dùng đang lựa chọn sản phẩm thịt tại một cửa hàng). Ảnh: I.T
Trên thực tế sản xuất và kinh doanh sản phẩm thịt trên thị trường Việt Nam hiện nay chỉ tồn tại hai dạng thịt: Thịt tươi (tức "thịt ấm") ngay sau khi giết mổ được đem đi tiêu thụ và thịt lạnh đông. Theo Nafiqad, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia trên thế giới còn sử dụng dạng thịt ấm ngay sau giết mổ, loại thịt mà sẽ ngay lập tức bị giảm chất lượng do không kìm hãm được hoạt động của vi sinh vật và enzyme và rất khó để kiểm soát tình trạng an toàn vệ sinh.
Vậy "thịt mát" là gì?. Theo lý giải của Nafiqad: Thịt mát theo các quy trình sản xuất phổ biến trên thế giới là thân thịt ngay sau khi giết mổ được qua quy trình làm mát để hạ nhiệt độ tâm thịt đến nhiệt độ từ 0 - 4 độ C trong một thời gian nhất định (khoảng 16 giờ đến 24 giờ với thịt lợn) để cho trạng thái của thịt chuyển sang giai đoạn chín sinh hóa (Aging) sau đó mới được đem đi pha lọc và tiếp theo toàn bộ quá trình vận chuyển, bảo quản, phân phối sản phẩm đều đảm bảo tiến hành ở điều kiện nhiệt độ từ 0 - 4 độ C.
Quá trình bảo quản này giúp ức chế hoạt động của hệ vi sinh vật trên miếng thịt trong khi đó vẫn đảm bảo các quá trình sinh hóa của thân thịt (chết mềm, tê cứng, chín sinh hóa) diễn ra và đảm bảo miếng thịt tới tay người tiêu dùng ở trạng thái sinh hóa tốt nhất mà vẫn đảm bảo an toàn thực phẩm.
Cách thức sản xuất, bảo quản và kinh doanh dạng thịt lợn này đã rất phổ biến từ lâu và được chuẩn hóa trên thế giới (chilled meat).
Ngoài ra, với quy trình làm mát được kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm không khí và chuỗi bảo quản, phân phối trong điều kiện mát làm cho sản phẩm thịt mát có những đặc tính chất lượng đặc trưng ưu việt của quá trình chín sinh hóa như làm cho thịt mềm, tăng hương, vị cho miếng thịt, tăng khả năng tiêu hóa và giá trị dinh dưỡng của sản phẩm thịt. Chế độ bảo quản mát cũng giúp đảm bảo tính an toàn thực phẩm cao với thời gian sử dụng kéo dài so với thịt tươi - tức thịt ấm (warm meat) hiện nay.
"Như vậy theo quy trình này, cho đến thời điểm hiện tại Việt Nam chưa có một nhà máy nào sản xuất ra sản phẩm thịt mát đúng nghĩa" - Nafiqad khẳng định.
Xu thế trên thế giới là tiêu thụ "thịt mát"
Hiện nay, thịt mát là sản phẩm được tiêu thụ tại các quốc gia tiên tiến trên thế giới (như EU, Mỹ). Trong tương lai thịt mát cũng là xu hướng phát triển của nền công nghiệp giết mổ, chế biến thịt cũng như xu hướng tiêu dùng mới tại Việt Nam. Chế biến thịt mát là mục tiêu hướng đến trong quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ nhỏ lẻ sang chế biến công nghiệp, quản lý theo chuỗi, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đáp ứng các tiêu chí xuất khẩu của các thị trường.
Ông Tạ Văn Tường - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội cho rằng: "Hiện người dân vẫn có thói quen ăn thịt ấm mà chưa quen ăn thịt mát, cấp đông. Chúng ta phải thay đổi ngay thói quen này, vì lý do đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm".
TCVN "Thịt mát - Yêu cầu kỹ thuật" 2018 do Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NNPTNT) biên soạn. Sau khi hoàn tất tiêu chuẩn, Bộ NNPTNT sẽ đề nghị Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng thẩm định và cuối cùng Bộ KHCN sẽ công bố TCVN về thịt mát.
Theo ông Tường, các cửa hàng tiện ích đang phát triển ở khắp nước nhưng hiện chỉ có hàng khô đóng gói sẵn, ít thực phẩm tươi. Điều này cũng cần thay đổi theo hướng phân phối nhiều hơn các sản phẩm thịt, trong đó có thịt mát.
"Để giải quyết được vấn đề an toàn thực phẩm và chất lượng cuộc sống của người tiêu dùng, thì vai trò quyết định chính là sự thay đổi về thói quen tiêu dùng của toàn xã hội. Khi người tiêu dùng chuyển hẳn sang sử dụng thịt mát, thịt cấp đông thì sản xuất buộc phải đi theo nhu cầu của người tiêu dùng. Hơn nữa, việc chế biến thịt mát cũng giúp chúng ta chủ động được trong vấn đề cân đối cung - cầu, ổn định giá cả" - ông Tường nhận định.
Theo ông Tường, khi chuyển hẳn sang thịt mát, thịt cấp đông, người sản xuất buộc phải đi theo nhu cầu của người tiêu dùng. Khi đó, mọi sản phẩm sẽ có bao gói, nhãn mác và lúc đó thì nhà nước mới quản lý được triệt để về an toàn thực phẩm; đồng thời chuỗi sản xuất mới được hình thành và sẽ giải quyết được nhiều bất cấp về được mùa rớt giá, sản phẩm chất lượng thấp không rõ nguồn gốc, không xuất khẩu được.
Tuy nhiên, để có được sản phẩm thịt mát đúng nghĩa, một số ý kiến cho rằng, cần phải kiểm soát ngay từ khâu đưa lợn sống vào giết mổ. Theo đó, lợn được vận chuyển đến cơ sở giết mổ phải có nguồn gốc rõ ràng. Trước khi giết mổ, lợn sống được cơ quan thú y có thẩm quyền kiểm tra trước khi giết mổ, động vật đưa vào giết mổ phải khỏe mạnh, đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y.
Thậm chí, cần giảm thiểu đau đớn, sợ hãi, đối xử nhân đạo đối với động vật trong chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ. Bên cạnh đó, các phương tiện vận chuyển thịt mát cũng phải là xe chuyên dụng, có trang thiết bị phù hợp...
Trao đổi với phóng viên Báo NTNN, một số chuyên gia cũng nhận định: Trên thực tế, thói quen lâu nay của người tiêu dùng nước ta vẫn là ra chợ trực tiếp mua thịt được pha nóng. Vì thế, để thay đổi ngay thói quen này không dễ thực hiện nay.
Điều quan trọng là cần tạo ra một sản phẩm thịt mát đúng nghĩa để người dân có sự so sánh, từ đó dần dần thay đổi nhận thức và cách tiêu dùng trong tương lai. Còn trước mắt, chúng ta có thể đưa sản phẩm thịt mát vào các siêu thị, cửa hàng tiện ích; đặc biệt là cần sớm có tiêu chuẩn quốc gia với thịt mát để phục vụ nhu cầu xuất khẩu của các doanh nghiệp.
Theo Danviet
Hà Nội trình đề án xây dựng chính quyền đô thị vào tháng 10 Hà Nội khảo sát để xây dựng đề án chính quyền đô thị ở quận Đống Đa, quận Long Biên, thị xã Sơn Tây. Dự kiến tháng 10/2018, Hà Nội sẽ trình đề án lên Bộ Chính trị kế hoạch xây dựng Đề án thí điểm mô hình chính quyền đô thị thành phố Hà Nội. tại quận Đống Đa, quận Long Biên,...