Người dân quay clip: CSGT đã có bài ứng xử
Thời gian gần đây xảy ra một số trường hợp đối tượng vi phạm, ghi âm, quay clip CSGT. Về vấn đề này, nhiều CSGT cho rằng nên bình tĩnh, mềm mỏng….
Không cấm dân quay clip
Sáng ngày 1/6, Đất Việt có cuộc trao đổi ngắn với CSGT Đ.T.H làm nhiệm vụ tại khu vực Cầu trắng, anh cho biết: “Khi mới phát hiện ra những đối tượng cố ý quay clip CSGT, họ chủ dộng cài bẫy mình thì nên ra hỏi mấy người quay clip anh đang làm gì vậy?.
Việc quay là quyền lợi của họ không thể cấm được. Trong tình huống này hạn chế không nên gây căng thẳng nhưng yêu cầu họ phải hỏi ý kiến của mình trước xem mình có đồng ý không thì mới được quay”.
Anh H. nói tiếp: “Nếu họ cố tình quay, thì những CSGT phải kiềm chế bản thân để xử lý sao cho phù hợp. Mình cứ ăn nói nhỏ nhẹ, anh có việc gì mà đứng đây quay. Vì quyền lợi của người dân họ được quay mình mà.
CSGT trong buổi tập huấn học ứng xử với dân
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, lực lượng CSGT đã được tập huấn, trang bị những kiến thức về nghiệp vụ, đặc biệt mới đây lực lượng CSGT có mang theo bên mình quyển sổ nhỏ, những quy phạm ứng xử đó là 12 điều làm và 15 điều không nên làm khi tiếp xúc với người vi phạm.
Giờ mỗi người khi đi làm đều phải mang quyển đó đi, thỉnh thoảng trong giờ làm chúng tôi vẫn phải đọc để hiểu biết và nắm rõ hơn về các quy tắc. Quyển sổ này chỉ được lưu hành nội bộ thôi”.
Xoay quanh vấn đề người vi phạm cố tình gài bẫy CSGT và tình trạng người vi phạm chống đối CSGT hiện nay, theo quan điểm của anh H. trong những tình huống này người CSGT nên kiềm chế, ăn nói nhỏ nhẹ hỏi họ “Anh có việc gì mà đứng ở đây quay?”.
Anh H. cũng cho biết: ” Hầu như tình trạng người vi phạm thời gian gần đây vào buổi tối ít, nhưng những trường hợp thanh niên ngổ ngáo, muốn bắt họ dừng mà những đối tượng ấy không dừng, bởi một lẽ một tổ tuần tra có 2-3 người, nhiều khi họ đâm thẳng vào người CSGT đang thực hiện nhiệm vụ”,
CSGT không sợ người dân quay clip….
Anh H. cũng chia sẻ thêm: “Thời buổi khó khăn, nhiều người đi chợ họ cũng biết dùng điện thoại quay phim, chụp ảnh. Tuy nhiên điều ấy không gây khó khăn gì cho chúng tôi khi thực hiện nhiệm vụ.
Bởi lẽ nếu họ quay lúc mình đang phân luồng thì kệ họ quay thôi, lúc mình đang xử lý vi phạm thì mình đã có biên lai xử phạt người vi phạm, nên quay được cũng chẳng sao.
Video đang HOT
Giờ đã có quy định phạt trực tiếp những trường hợp xử phạt nào cũng phải đưa biên lai, những trường hợp không đủ tiền nộp phạt thì sẽ giữ giấy tờ của họ để họ ra kho bạc nộp phạt”.
Anh H cũng nhận thấy thời gian gần đây, nhiều CSGT bị đánh, tuy nhiên theo anh H. nếu CSGT chống lại người vi phạm thì rất dễ gây bức xúc, phản cảm với người dân.
Anh H. nói: “CSGT được trang bị nhiều phương tiện như dùi cui điện, còng số 8…những phương tiện này sẽ hỗ trợ giúp CSGT khống chế lại đối tượng, tuy nhiên tùy từng trường hợp mà sử dụng đến nó, đôi khi CSGT sử dụng lại khiến người dân bức xúc.
Nhắc đến vụ CSGT ở Thanh Hóa bị đánh, anh H. nhận thấy một phần cũng do sức khỏe của người CSGT này. Đôi khi sức khỏe cũng quan trọng đối với việc phản kháng, khống chế lại những đối tượng chống người thi hành công vụ”.
CSGT bình tĩnh, mời người quay clip về công an phường
Trao đổi thêm vấn đề này với anh N.V.C – làm việc tại đội CSGT số 10 -Ba la- Hà Đông, anh C. nói: “Đối với những trường hợp này, việc đầu tiên CSGT cần lưu ý đó là văn hóa, không xúc phạm họ. CSGT nên nói chuyện bĩnh tĩnh, không chửi, có những hành vi không phải với những người vi phạm.
Nếu đối tượng cố tình quay clip, cứ để họ quay rồi sau đó mời họ về công an phường nơi gần nhất để họ xuất trình clip cho công an phường, nếu CSGT sai thì phải chịu hình phạt nghiêm khắc của cấp trên, tránh tình trạng họ bôi nhọ lực lượng công an. Những đối tượng quay clip khi được đưa về phường thì phường họ sẽ có cách xử lý thỏa đáng”.
“Đối với những người buôn bán, đi chợ họ cũng có thể dùng máy điện thoại để ghi âm, quay clip…điều đấy không gây khó khăn gì cho chúng tôi cả. Họ ghi, quay gì thì kệ họ, làm đúng thì thôi. Mình không làm sai nên kệ họ quay”- anh C. phân tích.
“Đối với những tình huống ấy, cách xử lý thỏa đáng nhất là mình nên giữ bình tĩnh, phải mềm tính, không nên cáu gắt vì cáu gắt cũng có giải quyết được gì đâu.
CSGT TP HCM học “Văn hóa ứng xử với nhân dân”
Thường thì những người mới ra trường họ hay cáu gắt, còn một số người làm lâu rồi thì họ bình tĩnh để xử lý sự việc”- anh C nói.
Anh C. chia sẻ một số trường hợp chống người thi hành công vụ, đặc biệt thời gian qua lực lượng CSGT chịu nhiều sự tấn công từ những đối tượng vi phạm manh động. Anh C cho biết: “Trong quá trình làm việc, gặp nhiều đối tượng chống đối người thi hành công vụ.
Người ta cố tình làm um chuyện để được bỏ qua, làm rắc rối, gây khó khăn cho lực lượng CSGT, việc làm của những đối tượng này cũng chỉ để CSGT bỏ qua lỗi vi phạm.
Xử lý với những trường hợp đó,việc đầu tiên CSGT nên làm là mềm mỏng, lựa từng trường hợp để giải quyết.
Tiếp theo là kiềm chế, lúc rắn lúc mềm, không để đối tượng lấn át, mình phải thắng chứ không thể để thua đối tượng vi phạm được. Không phải vì họ làm um lên rồi cho họ đi, người CSGT phải làm cho họ hiểu, nhận ra lỗi sai để lần sau không tái phạm nữa”.
Theo ĐVO
Hành hung CSGT: Đạo đức và pháp luật lên tiếng
Chửi bới, đánh đập, thậm chí đâm xe thẳng vào CSGT của nhiều người vi phạm không phải vì từ một phút "sợ quá mà mất khôn" nữa, mà nếu xét theo khía cạnh xã hội thì đó là hành động thiếu đạo đức, còn theo khía cạnh pháp luật, người vi phạm có thể bị xử lý về hình sự.
Những ngày gần đây, trong khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, nhiều đồng chí CSGT đã bị người vi phạm tấn công, có trường hợp đã phải đi cấp cứu trong tình trạng bị thương tích nặng.Khi phát hiện người điều khiển xe có dấu hiệu vi phạm, lực lượng CSGT đưa hiệu lệnh dừng xe rồi tiến hành kiểm tra sai phạm theo đúng quy định. Tuy nhiên, điều mà lực lượng CSGT nhận được từ những người đi trên xe là sự phản ứng kịch liệt bằng... vũ lực. Họ không ngại ngần tới gần chửi bới, xô đẩy, thậm chí còn lấy dép tấn công, đánh đập, lấy xe đâm thẳng vào lực lượng chức năng đang làm nhiệm vụ.
Lực lượng CSGT bị người vi phạm tấn công
Điển hình là vụ việc một nam thanh niên đã có hành vi tấn công trầm trọng đối với thiếu tá Ngô Hồng Hải vào sáng ngày 10/5 vừa qua.
Theo bản tường trình của Thiếu tá Ngô Hồng Hải thì vào sáng cùng ngày, anh được phân công làm nhiệm vụ tại ngã tư Đại lộ Lê Lợi - Trần Phú (tỉnh Thanh Hóa). Đến khoảng 9 giờ, thiếu tá Hải phát hiện một thanh niên đi xe máy vượt đèn đỏ nên ra hiệu lệnh dừng phương tiện. Thay vì chấp hành, thanh niên này rú ga bỏ chạy nên lực lượng CSGT tổ chức truy đuổi. Thanh niên vi phạm giao thông bỏ chạy đến trước cửa Trung tâm thương mại Vinaconex Thanh Hóa thì tấp xe vào vỉa hè.
Thiếu tá Hải tiến lại gần yêu cầu cho kiểm tra giấy tờ, nhưng nam thanh niên không hợp tác mà buông lời hăm dọa. Khi anh Hải tìm cách thu giữ chìa khóa chiếc xe vi phạm thì bất ngờ bị người này lao vào tấn công tới tấp. Từ phía sau, nam thanh niên ghì cổ quật ngã anh. Không dừng lại ở đó, thanh niên này lao vào đấm liên tiếp vào mặt cảnh sát. Chỉ đến khi thiếu tá Hải rút súng thị uy thì nam thanh niên bỏ chạy. Thiếu tá sau đó đã được đưa tới bệnh viện chăm sóc.
Hình ảnh nam thanh niên tấn công CSGT. ( Ảnh được cắt từ clip trên mạng xã hội)
Nam thanh niên vi phạm được xác định là Trần Quang Độ (SN 1994, Tp.Thanh Hóa). Hiện Trần Quang Độ đang bị tạm giữ hình sự và chờ sự xét xử của Công an tỉnh Thanh Hóa.
Ngoài trường hợp bị tấn công khi đưa tín hiệu dừng xe và kiểm tra vi phạm như trên thì lực lượng công an còn bị hành hung khi đến xử lý va chạm giao thông. Vụ việc xảy ra vào ngày 3/5 vừa qua là một ví dụ, gây bức xúc cho dư luận.
Cụ thể vụ việc diễn ra như sau: Vào khoảng 0 giờ ngày 3/5 khi tổ công tác CA phường Điện Biên (quận Ba Đình, Hà Nội) gồm 3 đồng chí Nguyễn Trung Dũng, Nguyễn Ngọc Hiếu và Nguyễn Phú Thành (đều mặc quân phục cảnh sát theo đúng điều lệnh) làm nhiệm vụ tuần tra địa bàn, khi đi đến ngã tư Trần Phú - Hoàng Diệu thì phát hiện một vụ va chạm giao thông giữa xe máy và chiếc xe Suzuki Swift màu trắng mang BKS: 30A - 166.00.
Lái xe ô tô là Nguyễn Minh Phương (SN 1960, ở A3 Giảng Võ, phường Giảng Võ, quận Ba Đình) đã xuống đánh người đàn ông đi xe máy (chưa xác định được lai lịch). Đồng chí Dũng đã xuống yêu cầu chấm dứt hành vi trên và giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật. Khi thấy công an, người đàn ông đi xe máy đã rời khỏi hiện trường.
Sau đó, Nguyễn Minh Phương và Nguyễn Ngọc Xuân ngồi trên xe đã có hành động chống người thi hành công vụ bằng nhiều cách "hung tợn" như chửi bới, đánh vào mặt, giật đứt cúc áo, lấy dép tấn công và nguy hiểm nhất là đâm thẳng vào lực lượng công an, khiến một đồng chí bị hất lên nắp capo.
Theo quy định, công an phường có thẩm quyền xử lý vi phạm giao thông, nhất là trong trường hợp này, anh Xuân đang có hành động đánh người điều khiển xe gắn máy. (Ảnh minh họa)
Đạo đức và pháp luật lên tiếng
Hiện tượng chủ phương tiện không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của CSGT xảy ra khá nhiều trên các tuyến đường phố. Việc làm này xuất phát từ nỗi sợ bị xử phạt hành chính hoặc lo lắng khó xử về thời gian, về giấy tờ xe...Tuy nhiên, hành vi chống trả lực lượng xử lý vi phạm giao thông bằng thái độ không tôn trọng, thậm chí dùng cả vũ lực như các trường hợp kể trên thì không thể còn là vì nỗi sợ hãi đưa đến nữa.
Nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông là một công việc để giảm thiểu những vi phạm đối với người tham gia giao thông, để từ đó, có thể gia tăng sự an toàn đối với người đi đường. Lực lượng thi hành nhiệm vụ này là vì mục đích bảo vệ an toàn chung và đúng với sự giao phó của cấp trên. Vì vậy, khi thực hiện nhiệm vụ theo đúng quy định và bằng thái độ đúng mực, các đồng chí cần được người dân chấp hành theo.
Người đi đường cần chấp hành theo hiệu lệnh của CSGT. (Ảnh minh họa)
Khi người vi phạm có hành động kháng cự CSGT bằng vũ lực, thì dưới góc độ văn hóa ứng xử giữa con người với nhau, điều đó đáng bị lên án. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, người vi phạm còn bị trừng phạt theo pháp luật. Theo quy định của pháp luật, những đối tượng bị khởi tố về tội Chống người thi hành công vụ nếu phạm tội nhiều lần hoặc gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị phạt tù từ 2 đến 7 năm.
Phân tích trên khía cạnh đạo đức hay pháp luật thì hành vi tấn công lực lượng CSGT đều khó lòng mà nhận được sự thông cảm. Vì vậy, mỗi chúng ta cần tự kiểm soát mọi suy nghĩ, hành động của mình, để trước hết, trở thành một người tham gia giao thông có thể bảo vệ sự an toàn cho chính mình và người khác, sau đó để có thể là một công dân biết sống và làm việc theo pháp luật. Và còn một lợi ích vô hình nữa, đó là khi ta tôn trọng người khác thì ta mới có thể nhận được sự tôn trọng từ mọi người!
Điều 257, Bộ Luật Hình sự quy định về Tội chống người thi hành công vụ như sau: 1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm : A) Có tổ chức; B) Phạm tội nhiều lần; C) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội; D) Gây hậu quả nghiêm trọng; Đ) Tái phạm nguy hiểm.
Theo PĐB
Khi nào bị kết tội chống người thi hành công vụ? Theo quy định của Bộ Luật Hình sự, hành vi chống người thi hành công vụ bị phạt tù cao nhất là 7 năm. Nhưng, khi nào thì một đối tượng bị kết tội Chống người thi hành công vụ? Ảnh minh họa. Trên thực tế thời gian gần đây hành vi chống người thi hành công vụ ngày càng nhiều. Đặc biệt...