Người đàn ông Quảng Ninh phát hiện 2 loại ung thư cùng chỗ
Trên hình ảnh chụp cắt lớp, bác sĩ phát hiện có khối u trên thùy phổi trái nhưng khi mở ra phát hiện có thêm 1 khối u khác.
Trường hợp hiếm gặp có tới 2 loại ung thư trên cùng thùy phổi là bệnh nhân Đ.V.H., 77 tuổi, sống tại thị xã Đông Triều, Quảng Ninh.
BS Nguyễn Đức Hoành, Trưởng khoa Phẫu thuật – Can thiệp Tim mạch và Lồng ngực, Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí cho biết, trước khi vào viện 1 tháng, ông H. thường xuyên thấy mệt mỏi, sút cân nhiều, ho ra ít máu, tức ngực trái, khó thở, ho húng hắng.
Lâu nay sức khoẻ ông H. không được tốt, từng phẫu thuật thay đoạn động mạch chủ bụng, điều trị phình động mạch chủ bụng, phẫu thuật lấy sỏi niệu quản trái, phẫu thuật thoát vị thành bụng.
Tại Bệnh viện, người bệnh được chỉ định chụp CT-scanners phổi 32 dãy, phát hiện u thùy trên phổi trái, nằm sát quai động mạch chủ.
Hình ảnh 2 thể ung thư trên cùng thùy phổi của bệnh nhân H.
Kết quả sinh thiết khẳng định bệnh nhân mắc ung thư phổi dạng biểu mô tuyến xuất hiện di căn. Bác sĩ chỉ định phẫu thuật cắt thùy trên phổi trái bằng phương pháp VAT (mổ hỗ trợ video), kết hợp mổ nội soi và mổ mở.
Theo BS Hoành, trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ nhận thấy có một khối u lớn và khối u nhỏ nằm sát cạnh nhau nên cắt toàn bộ thùy trên phổi trái và nạo vét hạch cho người bệnh.
Video đang HOT
Toàn bộ thùy trên phổi trái được gửi làm giải phẫu bệnh, kết quả 2 khối lần lượt là ung thư phổi biểu mô tuyến (khối u lớn) và ung thư phổi tế bào vảy (khối u nhỏ).
Sau hồi phục, người bệnh được chỉ định điều trị hoá trị hết hợp xạ trị tế bào đích.
BS Hoành cho hay, trường hợp như bệnh nhân H. vô cùng hiếm gặp, không chỉ trong nước mà cả y văn quốc tế. Thông thường các khối u được phát hiện trên cùng một thùy phổi sẽ có cùng bản chất, nhưng 2 khối u của bệnh nhân H. phát triển độc lập với 2 loại ung thư khác nhau.
Tại Việt Nam, ung thư phổi xếp thứ hai sau ung thư gan, mỗi năm có hơn 23.000 người mắc mới nhưng có tới 88% tử vong, tương đương gần 21.000 người.
Ung thư phổi được xếp vào loại ung thư khó phát hiện sớm do các triệu chứng sớm thường nghèo nàn và ít đặc hiệu. Vì vậy phần lớn các trường hợp phát hiện ung thư phổi đều ở giai đoạn muộn với các triệu chứng như ho dai dẳng tăng dần, ho ra máu kèm theo đau ngực, khó thở, sụt cân nhanh và các triệu chứng ở các cơ quan bị di căn nếu có.
Bệnh gồm 2 nhóm khác nhau: Ung thư phổi tế bào nhỏ (chiếm 15-20%) và ung thư phổi không phải tế bào nhỏ (chiếm 80-85%), trong đó ung thư phổi tế bào nhỏ là thể ác tính hơn, tế bào ác tính phát triển nhanh gấp 2 lần các loại khác.
Trong ung thư phổi không phải tế bào nhỏ, chia thành 3 loại: Ung thư biểu mô tế bào vảy (chiếm 30%), ung thư biểu mô tuyến (chiếm 40%), ung thư biểu mô tế bào lớn.
'Quên' tiêm vắc xin phòng bệnh, nhiều trẻ lớn chịu di chứng suốt đời
Các bà mẹ có con lớn tuổi mắc viêm não Nhật Bản hầu hết đều cho rằng con đã được tiêm phòng đã tiêm phòng 3 mũi đầy đủ đến 2 tuổi. Nhưng đây là quan niệm sai lầm khiến gia tăng trẻ lớn mắc bệnh.
TS. BS Đào Thiện Hải
Theo số liệu thống kê tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí trong tháng 7 và tháng 8/2019, số lượng bệnh nhi mắc viêm não, viêm màng não có 4 trường hợp. Tuy nhiên từ đầu tháng 7/2020 đến nay khoa Nhi Bệnh viện đã tiếp nhận trên 10 trường hợp. Số lượng này tăng nhiều so với cùng kỳ năm trước..
Đáng lưu ý, trong số này đa phần là bệnh nhi lớn tuổi. Trường hợp điển hình như bệnh nhi V. Đ. X., 11 tuổi địa chỉ tại TP. Uông Bí, Quảng Ninh nhập viện cấp cứu Nhi trong tình trạng sốt, đau đầu.
Theo mẹ bé, trước 2 ngày vào viện trẻ có dấu hiệu sốt, đau đầu, nôn có biểu hiện giống sốt virus tuy nhiên qua thăm khám lâm sàng, xét nghiệm dịch não tủy, trẻ được chẩn đoán là viêm màng não do virus. Sau 9 ngày điều trị, rất may trẻ đã bình phục và trở về với gia đình.
Tương tự, trao đổi với phóng viên, TS. BS Đỗ Thiện Hải, trưởng khoa Nội, Trung tâm Bệnh nhiệt đới trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, tại bệnh viện hiện có tới hơn 70% trẻ lớn (từ 5, 6 tuổi trở lên) mắc viêm não Nhật Bản.
Bệnh nhi 13 tuổi di chứng nặng nề do "quên" tiêm nhắc lại vắc xin viêm não Nhật Bản
Không may mắn như trường hợp bệnh nhi X., tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới trẻ em, đang điều trị cho một bệnh nhi lớn tuổi (13 tuổi) với thời gian kéo dài tới hơn 2 tháng do mắc viêm não Nhật Bản. Hiện tại bệnh nhi phải mở khí quản, ngoài ra còn có di chứng về thần kinh.
BsCKI. Đào Thị Loan, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí cho biết: Viêm não, viêm màng não là tình trạng viêm nhiễm của nhu mô não và màng não. Là bệnh cấp cứu nguy hiểm có thể gặp ở mọi lứa tuổi do nhiều tác nhân gây nên như virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng, nấm, lao... Nguyên nhân thường gặp ở trẻ em là do virus như virus gây viêm não Nhật bản, Virus Herpes, EV71, sởi, cúm. Triệu chứng thường gặp là: Sốt, đau đầu, nôn, quấy khóc, li bì.
TS. BS Đỗ Thiện Hải nhấn mạnh, thông thường bệnh nhi viêm não, đặc biệt ở viêm não Nhật Bản ở trẻ lớn có biểu hiện rất rõ: ban đầu trẻ có thể sốt, sau đau đầu, buồn nôn, ngủ nhiều sau đó li bì hôn mê...
Đáng lưu ý, di chứng của bệnh viêm não Nhật Bản khá cao, thấp thì cũng trên 20%, cao trên 40% tuỳ theo nơi và kỹ thuật điều trị hoặc tuỳ từng năm.
"Khả năng hồi phục thấp, trong trường hợp cứu sống được bệnh nhi mắc viêm não Nhật Bản thì vẫn có những di chứng ngay bây giờ có thể nhìn thấy là không tự thở được, phải mở khí quản. Hay các bạn bị tăng trương lực co cứng cơ buộc phải nằm một chỗ, thi thoảng lại co cứng. Hay một số em bé sau bị liệt vận động không đi lại được...Di chứng lâu dài hơn về sau là động kinh, kém phát triển trí tuệ, bại não, hoặc hoặc ảnh hưởng thính lực", TS. BS Đỗ Thiện Hải lưu ý.
Vì thế các chuyên gia khuyến cáo, trẻ có những biểu hiện như trên, đặc biệt với trẻ có biểu hiện co giật, hôn mê cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để giảm thiểu nguy cơ tử vong hoặc để lại di chứng về sau.
Với đặc điểm hay gặp ở bệnh nhi lớn do đó, TS. BS Đỗ Thiện Hải nhấn mạnh, đây là vấn đề mà các bậc phụ huynh cần lưu ý. Theo đó, các bà mẹ phải đưa con đi tiêm phòng nhắc lại viêm não Nhật Bản.
"Khi chúng tôi hỏi các bà mẹ, hầu hết đều cho biết đã tiêm phòng viêm não Nhật Bản cho con đầy đủ (tức là đến 2 tuổi con đã được tiêm 3 mũi vắc xin 5, 6 trong 1). Nhưng vấn đề mọi người không biết vắc xin có loại sẽ phải tiêm phòng nhắc lại.
Ví dụ như viêm não Nhật Bản sẽ bảo vệ được chắc chắn khoảng trên 90% trong vòng 5 năm đầu. Ví dụ từ 2 tuổi tiêm xong 3 mũi thì sau khoảng 5 năm (khi trẻ lên 7 tuổi) phải tiêm nhắc lại cho con. Sau đó khoảng 12- 15 tuổi lại tiêm nhắc lại thì mới đảm bảo duy trì được", TS. BS Đỗ Thiện Hải nói.
Lý giải việc vì sao cần phải tiêm nhắc lại, TS. BS Đỗ Thiện Hải cho biết, miễn dịch đó giảm dần theo thời gian chứ không duy trì mãi. Kháng thể phải đạt được nồng độ nào đó mới có khả năng bảo vệ,nếu kháng thể mà nồng độ ở trong máu thấp cũng không bảo vệ được.
"Cách phòng bệnh duy nhất là tiêm phòng nhắc lại vắc xin cho trẻ. Đồng thời đến mùa (mùa hè) đặc biệt là khu vực trung du miền núi phía Bắc các gia đình cần chú ý đến việc phòng tránh muỗi đốt", TS. BS Đỗ Thiện Hải nhấn mạnh.
Bất cẩn khi xay đá, người phụ nữ bị dập nát, lóc da cổ tay, bàn tay Đến khi máy xay đá cuốn đến khuỷu tay, người phụ nữ 54 tuổi ở Quảng Ninh mới hốt hoảng gọi người nhà. Các bác sĩ khoa Chấn thương - Chỉnh hình & Bỏng và khoa Phẫu thuật-Can thiệp Tim mạch & Lồng ngực Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí (Quảng Ninh) mới đây phẫu thuật bảo tồn cổ tay,...