Người đàn ông nhiễm vi khuẩn ‘ăn thịt người’ do bị vây cá đâm vào tay
Khi đang làm thịt cá, người đàn ông 60 tuổi ở Trung Quốc không may bị vây cá đâm vào ngón tay ở bàn tay trái. Ông không ngờ vết thương bị nhiễm vi khuẩn ăn thịt người và có thể phải cắt cụt.
Cá pecca, một loài cá phổ biến ở Trung Quốc, mà ông Dương đã bị nhiễm vi khuẩn ăn thịt người do bị vây con cá đâm phải – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Người đàn ông họ Dương, sống ở tỉnh Quý Châu (Trung Quốc). Ông làm thịt con cá vào ngày 17.7. Đó là một con pecca, loại cá phổ biến ở Trung Quốc. Con cá nặng khoảng 1,3 kg, theo Daily Mail.
Vì khi làm không mang găng tay nên ông bị vây cá đâm vào ngón đeo nhẫn và ngón út ở bàn tay trái. Đấy chỉ là vết thương nhỏ, không gây chảy máu và người đàn ông cũng không bận tâm.
Tuy nhiên, vào sáng hôm sau, ông phát viện vài đốm đỏ và sưng nhẹ trên bàn tay. Đến chiều hôm đó, vết sưng ngày càng lớn buộc ông phải đến bệnh viện kiểm tra.
Video đang HOT
Vết nhiễm trùng bắt đầu lan rộng lên cánh tay với nhiều vết sưng to và đầy mụn nước. Các bác sĩ đã điều trị khẩn cấp để khống chế nhiễm trùng. Thế nhưng, người đàn ông vẫn phải đối mặt nguy cơ cắt cụt cánh tay trái.
Vài ngày sau, ông Dương được chuyển đến Bệnh viện Nhân dân tỉnh Quý Châu (Trung Quốc). Khi đó, vết nhiễm trùng đã lan đến nách. Ông bị chẩn đoán nhiễm vibrio vulnificus, còn được gọi là vi khuẩn “ăn thịt người”. Đây là lọai vi khuẩn nguy hiểm, tỷ lệ tử vong của người mắc đến 33%.
Ông Dương được điều trị bằng kháng sinh để giúp giảm bớt nhiễm trùng. Thế nhưng, cách này không hiệu quả và khiến ông mất cảm giác ở bàn tay trái.
Các bác sĩ sau đó đã phẫu thuật bằng cách rạch vài đường trên cánh tay bệnh nhân. Họ hy vọng cách này sẽ giúp giảm áp lực do sưng tấy gây ra. Sau ca phẫu thuật, ông Dương đã có lại cảm giác ở ngón tay. Tuy nhiên, tình hình sức khỏe vẫn chưa thể ổn định.
Bệnh viện cho biết nhiễm trùng có thể gây hoại tử. Khi đó, bác sĩ buộc phải cắt bỏ cánh tay trái của ông, theo Daily Mail.
Nguy cơ khi ăn đồ tươi sống
Liên tiếp thời gian qua, tại các bệnh viện trên địa bàn Hà Nội đã tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân nhập viện do nhiễm giun, nhiễm tả biển và nhiễm "vi khuẩn ăn thịt người" chỉ vì thói quen ăn đồ tươi sống, ăn hải sản chưa được nấu chín.
Trong số đó có người đã suýt bị cưa chân, thậm chí phải trả giá đắt bằng cả tính mạng. Điều đó cho thấy, khi ăn đồ tươi sống sẽ đối mặt với nhiều nguy cơ nhiễm bệnh.
Nhân viên y tế của Bệnh viện E chăm sóc nam bệnh nhân (36 tuổi ở tỉnh Lào Cai) sau nội soi gắp giun mỏ. Ảnh: Tâm Thanh
Mất mạng vì ăn đồ sống
Khoa Hồi sức truyền nhiễm, Viện Lâm sàng các bệnh truyền nhiễm (Bệnh viện trung ương Quân đội 108) thời gian gần đây đã tiếp nhận một số trường hợp bị nhiễm trùng máu do vi khuẩn Vibrio vulnificus (V.vulnificus). Vi khuẩn này có thể gây hoại tử rất nhanh, do đó còn được gọi là "vi khuẩn ăn thịt người". Điển hình như trường hợp bệnh nhân N.V.Đ. (ở thành phố Hải Phòng) ăn hải sản chưa được nấu chín kỹ và nhập viện trong tình trạng đau bụng vùng thượng vị, đau quanh rốn, nôn, tiêu chảy nhiều lần kèm sốt cao 39-40 độ C. Sau vài giờ, bệnh nhân rơi vào tình trạng sốc nhiễm khuẩn, suy đa phủ tạng, kèm theo tình trạng nổi ban phỏng nước, xuất huyết, hoại tử diện rộng trên da... Kết quả sau khi xét nghiệm, bệnh nhân Đ. dương tính với vi khuẩn V.vulnificus. Sau 4 ngày, dù được điều trị tích cực nhưng bệnh vẫn nặng lên, tiên lượng tử vong nên gia đình xin cho bệnh nhân về nhà.
Bác sĩ Nguyễn Sỹ Thấu, Khoa Hồi sức truyền nhiễm (Bệnh viện trung ương Quân đội 108) cho biết, V.vulnificus là vi khuẩn sống tự do trong nước biển hoặc nước lợ (vùng cửa sông) hoặc ký sinh trong các loài thủy sinh có vỏ, như: Tôm, hàu... Nguy hiểm hơn, bệnh nhiễm trùng máu do V.vulnificus gây tử vong cao, lên đến 50%, thậm chí 90% nếu bệnh nhân có sốc nhiễm khuẩn tụt huyết áp tại thời điểm nhập viện và thường tử vong trong vòng 48 giờ, dù được điều trị tích cực. Một thống kê cho thấy, trong 180 bệnh nhân nhiễm trùng do vi khuẩn V.vulnificus, có 92,8% bệnh nhân ăn hàu sống trong vòng hai ngày trước đó. Thời gian ủ bệnh của vi khuẩn này là 3 giờ đến 6 ngày.
Trước đó, các bác sĩ Khoa Nội tiêu hóa (Bệnh viện E) cũng đã tiến hành nội soi, gắp gần 20 con giun mỏ trong ruột non gây chảy máu cho bệnh nhân nam (36 tuổi, ở tỉnh Lào Cai). Bệnh nhân cho biết, công việc chính của anh là trồng cây quế và cây ăn quả nên thường xuyên tiếp xúc với đất nhưng lại không mang đồ bảo hộ. Thậm chí, nam bệnh nhân còn có thói quen ăn các loại rau rừng, măng chưa nấu chín, uống nước suối (chưa đun sôi)... Cuối tháng 1-2020, bệnh nhân có hiện tượng sụt cân, thường xuyên xuất hiện những cơn đau dữ dội vùng thượng vị nên đã đi khám và điều trị ở bệnh viện tuyến dưới nhưng không đỡ, nên xin lên Bệnh viện E khám, điều trị.
Bác sĩ Đặng Trung Thành, Phó Trưởng khoa Nội tiêu hóa (Bệnh viện E) cho biết, loại giun mỏ nguy hiểm với đôi răng hình bán nguyệt sắc bén ngoạm vào niêm mạc ruột của bệnh nhân để hút máu. "Điều đáng nói, bệnh không có triệu chứng lâm sàng đặc hiệu mà chủ yếu là triệu chứng thiếu máu nên việc phát hiện, chẩn đoán được người bệnh mắc giun mỏ rất khó, dễ nhầm lẫn với một số bệnh thiếu máu do viêm loét dạ dày, tá tràng...", bác sĩ Đặng Trung Thành nói.
Còn tại Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức cũng tiếp nhận điều trị cho bệnh nhân nam N.V.T. (54 tuổi, ở thành phố Hải Phòng) bị nhiễm độc sau khi ăn gỏi cá rô phi. Bệnh nhân bắt đầu có biểu hiện sốt sau 1 ngày ăn gỏi, chân phải tê và không thể cử động. Bệnh nhân được cấp cứu tại Bệnh viện Việt Tiệp và được chẩn đoán nhiễm độc do vi khuẩn vibrio haemolyticus (hay còn gọi là tả biển) - một loại vi khuẩn thường có trong các loại thủy sản như cá, tôm... May mắn, sau khi được điều trị tích cực tại Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức, bệnh nhân T. đã qua khỏi và không phải cắt bỏ chân.
Thực hiện ăn chín, uống sôi
Để phòng tránh nhiễm giun sán nói chung, đặc biệt nhiễm giun mỏ nói riêng, bác sĩ Đặng Trung Thành khuyến cáo, người dân cần bảo đảm vệ sinh, an toàn lao động, giữ vệ sinh cá nhân như rửa tay trước khi ăn hoặc chuẩn bị thức ăn, không ăn rau sống khi chưa rửa sạch, ăn chín, uống sôi. Riêng với những người làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất, hằng năm phải khám sức khỏe và xét nghiệm giun mỏ ít nhất 1 lần, đồng thời tránh ấu trùng nhiễm vào cơ thể bằng phương tiện bảo hộ, như: Đi ủng, đeo găng tay cao su khi lao động và tiếp xúc với đất... Khi có các biểu hiện của việc thiếu máu như hoa mắt chóng mặt, đi vệ sinh phân đen, cần đến ngay cơ sở y tế để khám, tư vấn, phát hiện và điều trị kịp thời.
Bác sĩ Trần Tuấn Anh, Khoa Phẫu thuật nhiễm khuẩn và chăm sóc vết thương (Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức) cũng cho rằng, việc sử dụng thức ăn chưa được nấu chín kỹ luôn tiềm ẩn nguy cơ đe dọa tính mạng, ảnh hưởng tới các hoạt động sinh hoạt và lao động về sau. Do đó, người dân cần tuân thủ "ăn chín, uống sôi" và tránh tối đa việc sử dụng các thực phẩm không rõ nguồn gốc, không rõ độc tính có thể ảnh hưởng tới sức khỏe.
Để phòng nhiễm "vi khuẩn ăn thịt người", theo khuyến cáo của các bác sĩ Bệnh viện trung ương Quân đội 108, vi khuẩn này có nguy cơ xâm nhập vào cơ thể khi ăn hải sản sống hoặc nấu chưa kỹ, đặc biệt là hàu. Ngoài ra, với người có những vết thương khi tham gia các hoạt động trên biển như: Bơi lội, câu cá, cầm nắm hải sản cũng cần thận trọng bởi đã có trường hợp bị nhiễm vi khuẩn này qua những vết thương rất nhỏ, như vết đâm bởi đuôi tôm, vỏ hàu... Nếu có vết thương hãy thận trọng khi tiếp xúc với nước biển, nước lợ, hải sản sống. Khi có các biểu hiện đường tiêu hóa, sưng, nóng, đỏ, đau tại vết thương, đau hoặc nổi ban, bọng nước ở chân tay sau khi nghi ngờ có tiếp xúc với nguồn bệnh, người dân cần lập tức đến khám tại các cơ sở y tế để được điều trị càng sớm càng tốt.
Bệnh tay chân miệng diễn biến nhanh và có nhiều biến chứng nguy hiểm Bệnh tay chân miệng là bệnh có thể gây thành dịch lớn, có thể có nhiều biến chứng nguy hiểm. Theo thống kê của Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương, tính từ đầu năm đến nay, Bệnh viện đã tiếp nhận hơn 300 ca mắc tay chân miệng. Chỉ tính riêng 2 tháng 6-7, số lượng bệnh nhi được...