Người đàn ông Mỹ nhiễm ‘vi khuẩn ăn thịt người’ Vibrio sau khi ăn hàu sống
Một người đàn ông sống ở bang Indiana (Mỹ) đã nhiễm một loại “ vi khuẩn ăn thịt người” sau khi ăn hàu sống.
Một con hàu sống. Ảnh: Getty Images
Theo trang LiveScience, Patrick Baker, 50 tuổi, sống ở Anderson, bang Indiana (Mỹ) đã mua hàu từ một cửa hàng và ăn sống. Một vài ngày sau, ông bắt đầu có triệu chứng giống cúm và xuất hiện các mụn nước màu tím ở chân, kèm theo cảm giác đau đớn.
Tờ Herald Bulletin cho biết ông Baker sau đó đã được đưa đến bệnh viện và được chẩn đoán mắc bệnh viêm cân mạc hoại tử, một bệnh nhiễm trùng nặng do vi khuẩn phá hủy da và mô cơ. Các bác sĩ cho biết bệnh nhân cần phải phẫu thuật khẩn cấp ở cả hai chân để điều trị nhiễm trùng và loại bỏ mô bị hoại tử.
Video đang HOT
Các bác sĩ xác định ông Baker đã nhiễm vi khuẩn Vibrio vulnificus – một loại vi khuẩn sống ở vùng biển ven biển và đặc biệt xuất hiện nhiều trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 10 khi nước ấm hơn. Ông Baker đã được chăm sóc đặc biệt trong 3 tuần và đang được điều trị phục hồi chức năng tại bệnh viện. Các bác sĩ cho biết bệnh nhân không phải cắt cụt chi.
Vi khuẩn Vibrio vulnificus trên kính hiển vi điện tử. Ảnh: CDC
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, mọi người đều có thể bị nhiễm vi khuẩn Vibrio khi ăn động vật có vỏ sống hoặc nấu chưa chín. Cơ quan này cho biết mọi người cũng có thể bị nhiễm bệnh nếu họ có vết thương hở trên da tiếp xúc với nước lợ hoặc nước biển chứa vi khuẩn.
Theo CDC, vi khuẩn Vibrio gây ra khoảng 80.000 ca bệnh và 100 ca tử vong mỗi năm ở Mỹ. Hầu hết những người nhiễm vi khuẩn Vibrio từ hàu sống chỉ bị tiêu chảy và nôn mửa, các trường hợp nhẹ hơn thường hồi phục sau khoảng ba ngày. Nhưng ở một số người, tình trạng nghiêm trọng hơn có thể xảy ra, dẫn đến nhiễm trùng máu và tổn thương da phồng rộp nghiêm trọng. Theo CDC, nhiều người bị nhiễm trùng vết thương do vi khuẩn Vibrio cần được chăm sóc đặc biệt, thậm chí cắt cụt chi, và khoảng 20% tử vong.
CDC cho biết mọi người có nhiều khả năng bị nhiễm vi khuẩn hơn nếu hệ miễn dịch suy yếu, đặc biệt là những người mắc bệnh gan mãn tính. Để ngăn ngừa nhiễm vi khuẩn Vibrio vulnificus, CDC khuyến cáo mọi người không nên ăn động vật có vỏ sống hoặc nấu chưa chín, và tránh tiếp xúc với nước biển hoặc nước lợ nếu có vết thương hở.
Giới khoa học Anh nghiên cứu về lượng virus do biến thể Delta sản sinh ra
Ngày 6/8, các nhà nghiên cứu Anh đã công bố những bằng chứng đầu tiên về việc biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 sản sinh ra lượng virus như nhau ở những người đã tiêm vaccine và những người chưa tiêm vaccine phòng bệnh.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại London, Anh, ngày 25/6/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong thông báo của mình, Cơ quan Y tế công cộng vùng England của Anh nêu rõ: "Một số phát hiện ban đầu... cho thấy lượng virus ở những người nhiễm biến thể Delta đã tiêm vaccine có thể tương tự với lượng virus ở những bệnh nhân chưa tiêm chủng". Tuy nhiên, cơ quan này nhấn mạnh đây mới chỉ là những phân tích ban đầu và cần phải thực hiện nhiều nghiên cứu chuyên sâu khác.
Trước đó, ngày 30/7 vừa qua, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ cũng công bố một kết quả nghiên cứu tương tự và đã điều chỉnh khuyến nghị rằng những người đã được tiêm đủ 2 mũi vaccine vẫn nên đeo khẩu trang khi ở trong không gian kín. Theo các chuyên gia, vaccine sẽ giúp giảm nguy cơ nhiễm COVID-19.
Đã có nhiều nghiên cứu khẳng định tiêm vaccine là biện pháp hữu hiệu nhất để giảm nguy cơ mắc bệnh COVID-19 và nguy cơ bệnh chuyển nặng. Mới đây nhất, trong kết quả một nghiên cứu và khảo sát công bố ngày 4/8 do Đại học Hoàng gia London và công ty nghiên cứu thị trường Ipsos MORI thực hiện, các nhà khoa học đã phát hiện cứ 160 người thì có 1 người nhiễm virus SARS-CoV-2, với tỷ lệ mắc ở những người chưa tiêm vaccine là 1,2% trong khi tỷ lệ này ở những người đã tiêm đủ liều vaccine là 0,4%. Lượng virus ở bệnh nhân COVID-19 cũng thấp hơn ở những người đã tiêm vaccine. Nghiên cứu cũng nhận thấy những người đã tiêm đủ liều 2 mũi vaccine ít có nguy cơ truyền virus sang những người khác hơn những người chưa tiêm vaccine.
Delta là biến thể mới của virus SARS-CoV-2 được phát hiện đầu tiên tại Ấn Độ, có khả năng lây lan nhanh hơn và khiến người bệnh trở nặng nhanh hơn. Hiện biến thể này đã lây lan ra 132 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Ngoài COVID-19, Mỹ ghi nhận nhiều trẻ em nhiễm virus hợp bào hô hấp Các quan chức y tế Mỹ đang lo ngại về sự gia tăng đồng thời các ca nhiễm biến thể Delta và các trường hợp nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV), một căn bệnh theo mùa giống cúm, rất dễ lây lan và có nhiều khả năng ảnh hưởng đến trẻ em và người cao tuổi. Sự gia tăng của các trường...