Người đàn ông khổng lồ nhất miền Tây “đào đất ngang máy cuốc” giờ ra sao?
To lớn hơn tất thảy mọi người, ông Y từng ăn một giờ hết 4 lon gạo, đào đất “nhanh ngang máy cuốc”. Nhưng nay khi đã già, một bát cơm có khi ông ăn không hết, mù lòa, cô quạnh.
Hoàn cảnh buồn của người đàn ông cao nhất miền Tây
Ông Nguyễn Văn Y (65 tuổi, ngụ ấp Trường Trung A, xã Tân Thới, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ) từng nổi tiếng, được biết đến như là người khổng lồ cao lớn nhất miền Tây. Lúc cao lớn nhất, ông cao 2,2m và nặng hơn 100kg, thân hình cân đối, chắc chắn.
Đặc biệt ông Y có đôi tay và đôi chân to gấp nhiều lần người thường, từ lúc thanh niên đến nay ông phải đi chân trần vì không giày dép nào vừa được.
Nhà nghèo, không được học hành và bẩm sinh khù khờ nên ông Y mưu sinh bằng những nghề chân tay như đào đất, tát đìa. Thế nhưng nay khi tuổi đã xế chiều, người khổng lồ ngày nào lại rơi vào hoàn cảnh đáng thương hại, khiến ai nhìn thấy cũng đều xót xa.
Ông Y to lớn hơn rất nhiều so với em gái là bà Phượng (Ảnh: Nguyễn Cường).
Ông Y sống một mình trong căn nhà nhỏ được các nhà hảo tâm và chính quyền địa phương cất cho cách đây 5 năm. Ông bị trĩ nặng, mù lòa, chân tay yếu và bệnh khù khờ lại thêm nặng, không thể tự chăm sóc bản thân, thậm chí có khi còn làm tổn thương bản thân rồi kêu la thảm thiết. Ông Y được em gái là bà Nguyễn Thị Hồng Phượng có nhà ở cạnh bên chăm sóc.
Bà Phượng kể, ông Y là anh Hai nuôi của 5 chị em gia đình bà, được cha mẹ bà nhận nuôi khi mới 3 ngày tuổi. Ngày xưa ông Y chăm chỉ làm ăn nuôi cha mẹ và các em, nên khi về già mọi người cũng rất thương.
Đôi mắt ông Y, gần như không còn nhìn thấy gì, ông ngồi như một người vô hồn (Ảnh: Nguyễn Cường).
Mặc dù vậy, do 5 chị em người còn người mất, mà ai cũng nghèo, bản thân bà cũng nghèo khi không có ruộng vườn, nghề nghiệp, chồng đã mất, một thân nuôi 2 đứa con. Vì vậy nên có thương anh cũng không ai giúp được gì nhiều.
“Ngày xưa anh ấy thương chúng tôi lắm. Hồi còn khỏe, đi làm mướn về anh Y ăn một bữa hết 4 lon gạo, thế mà nay có khi một bát cơm ăn không hết. Ai cũng khổ nên cháu có sao thì cậu ăn thế.
Bây giờ anh ấy không còn nhìn thấy gì, ngã hoài, mò mẫm rồi đụng tường thường xuyên, đồ đạc trong nhà rơi vỡ là bình thường. Phải mở ti vi, không xem được nhưng nghe tiếng, giờ phải bật đèn lên để anh ấy cảm nhận mờ mờ mà lấy căn cứ đi lại”, bà Phượng nói.
Ngôi nhà tuềnh toàng của người khổng lồ cao lớn nhất miền Tây (Ảnh: Nguyễn Cường).
Người dân địa phương kể rằng ngày xưa ông Y chuyên đào đất thuê, vì sức vóc khác người nên đào nhanh như máy cuốc, không ai bì kịp. Thế nhưng nhiều năm nay do ngớ ngẩn, mù lòa nên không còn làm được gì, ai cảm thương cho cái gì thì lấy cái đó.
Xót thương trước hoàn cảnh của ông Y, hàng xóm là ông Huỳnh Văn Thành cho biết: “Hiếu thảo nhất là ông ấy, hiền lành, chăm chỉ, ngày xưa chỉ biết đào đất, tát đìa, làm mướn để nuôi cha già, mẹ ốm. Ông ấy làm không nghỉ ngày nào, làm gấp mấy người khác, tôi còn nhớ cảnh ông ấy đứng dưới đìa sâu ném cục đất to lên bờ cao mấy mét, thế mà nay lại ngớ ngẩn, bệnh tật thành ra như vậy”.
Ông Đồng Ngọc Phước – Trưởng ấp Trường Trung A, xã Tân Thới cho biết địa phương đã ghi nhận hoàn cảnh khó khăn của ông Y. Từ nhiều năm nay, ông Y đã được cấp 10 kg gạo và cấp tiền bảo trợ xã hội 540.000 đồng mỗi tháng, mỗi dịp có phần quà hỗ trợ thì ông Y đều được địa phương ưu tiên. Dù vậy do bệnh tật, không có vợ con và thu nhập gì thêm nên hoàn cảnh ông Y vẫn rất khó khăn.
Lắp xong cửa van cuối cùng cho 'siêu cống thủy lợi' miền Tây
"Siêu cống thủy lợi" Cái Lớn đã hoàn thành lắp cửa van cuối cùng, sẵn sàng đưa vào vận hành tạm trong vòng nửa tháng tới để phục vụ ngăn mặn, giữ ngọt cho nhiều tỉnh Tây Nam Bộ.
Cửa van cuối cùng trong số 11 cửa van đã được lắp vào cống Cái Lớn sáng 17-6 - Ảnh: CHÍ QUỐC
Ngày 17-6, Ban Quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 10 (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) cùng nhà thầu thi công đã hoàn tất việc lắp cửa van cuối cùng của cống Cái Lớn (thuộc tỉnh Kiên Giang) - công trình được xem là "siêu cống thủy lợi" ở miền Tây và cả nước.
Theo lãnh đạo Ban Quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 10, sau khi hoàn thành việc lắp cửa van cuối cùng, dự kiến khoảng 2 tuần sau là cống này có thể đưa vào vận hành tạm, phục vụ điều tiết ngăn mặn, giữ ngọt cho một số địa phương như Kiên Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu...
Toàn bộ công trình có tổng cộng 11 cửa van, mỗi cửa van có chiều dài 40m, cao 9m và nặng khoảng 203 tấn. Tính tới thời điểm hiện tại, dự án cống Cái Lớn đã hoàn thành gần 90% khối lượng và hoàn thiện toàn bộ công trình vào tháng 10-2021.
Trước đó, cống Cái Bé đã bắt đầu vận hành từ đầu tháng 2-2021 (nhanh hơn một mùa khô theo tiến độ hợp đồng), kịp phòng chống hạn mặn mùa khô năm 2021.
Dự án thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé có tổng vốn đầu tư khoảng 3.300 tỉ đồng, khởi công từ tháng 10-2019. Theo chủ đầu tư, toàn bộ công trình (cống Cái Lớn và Cái Bé) cần thời gian thi công và hoàn thành từ 36 đến 40 tháng, nhưng hiện tại là tháng thứ 17, cả hai cống này đã cơ bản hoàn thành và được vận hành tạm.
Với 11 cửa van, mỗi cửa van rộng 40m, cống Cái Lớn được ví là "siêu cống" ở miền Tây lẫn quy mô cả nước
Do cửa van bằng thép nặng hơn 200 tấn, việc di chuyển và lắp xong một cửa van như vậy mất nhiều giờ
Theo chủ đầu tư, sau khi hoàn thành và chính thức đi vào hoạt động, những trụ tháp này sẽ có thang máy phục vụ cho du khách tham quan khung cảnh của dòng sông Cái Lớn và vùng đất xung quanh
Do các van chưa hoàn toàn đóng nên hiện tại tàu bè vẫn có thể lưu thông bình thường, nhưng khi cống vận hành ngăn mặn bằng cách đóng hết 11 cửa, tàu thuyền sẽ phải qua lại thông qua âu thuyền
Sau khi đóng xong 11 cửa van, công nhân tiếp tục thi công các hạng mục còn lại để tháng 10 hoàn thành toàn bộ dự án, phục vụ ngăn mặn cho mùa khô cuối năm nay và năm sau
Xe tải lật trên cao tốc TP.HCM - Trung Lương, hàng trăm bình gas đổ xuống đường Đang lưu thông trên đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương, xe tải chở gas mất kiểm soát lật nhào, hàng trăm bình gas đổ xuống đường. Hiện trường vụ tai nạn . ẢNH: LÊ LANG Theo thông tin ban đầu, khoảng 9 giờ ngày 16.6, xe tải BS 66C - 113.00 chở khoảng 200 vỏ bình gas loại 12 kg lưu thông...