Người đàn ông hoại tử não do nhiễm nấm đen – căn bệnh mới nổi sau Covid-19
Theo thống kê từ Bệnh viện Bạch Mai, số ca nhiễm nấm đen đã tăng đáng kể sau đại dịch Covid-19.
Cụ thể, từ 20 ca vào năm 2022, con số này đã tăng lên 30 ca trong năm 2023, và đáng chú ý là đã ghi nhận gần 40 ca tính đến hết quý 3 năm 2024.
Hình ảnh nấm đen Mucormycosis. Ảnh: internet
PGS.TS Đỗ Duy Cường – Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, bệnh nhiễm nấm đen (Mucormycosis) là một nhiễm trùng nghiêm trọng khi nấm xâm nhập vào các mô sâu trong cơ thể.
Nấm có thể gây tổn thương nhồi máu và hoại tử mô, dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như phá hủy xoang, áp xe não và áp xe phổi. Nấm đen thường phát triển mạnh vào mùa hè thu, tạo ra hàng triệu bào tử trong không khí và phát triển trong môi trường ẩm thấp, yếm khí…
Một trường hợp điển hình là bệnh nhân N.Q.T, 69 tuổi, quê Hải Dương, người có tiền sử đái tháo đường và huyết áp cao. Sau khi nhổ răng số 6 vào tháng 6/2024, bệnh nhân liên tục sốt cao và đau nhức vùng mặt. Mặc dù đã thăm khám tại nhiều bệnh viện lớn, phải đến khi nhập viện Trung tâm Bệnh Nhiệt đới – Bệnh viện Bạch Mai vào ngày 30/9/2024, bệnh nhân mới được chẩn đoán chính xác là nhiễm nấm đen.
Ở bệnh nhân này, nấm đen đã thâm nhập sâu vào phổi, các xoang mặt và não, gây áp xe phổi, hoại tử một phần não và xoang mặt. Sau khi đưa ra hội chẩn toàn viện, bệnh nhân đã được các bác sĩ phẫu thuật thần kinh và phẫu thuật tai mũi họng kết hợp mổ để cắt bỏ phần mô hoại tử ở não và xoang. Hiện nay, bệnh nhân vẫn đang được theo dõi và tiếp tục điều trị tích cực tại Trung tâm Bệnh Nhiệt đới – Bệnh viện Bạch Mai.
Theo PGS.TS Đỗ Duy Cường, nấm đen lây truyền vào cơ thể người qua đường thở (hít phải các bào tử nấm đen) và qua đường tiếp xúc vết thương hở (như vết đứt tay, vết xước sâu, vết cào, các vết thương khác…). Nấm đen không lây truyền từ người sang người.
Nấm đen có thể thâm nhập vào phổi, vào các xoang hàm mặt và lây lan lên mắt, não, hoặc thâm nhập vào niêm mạc đường tiêu hóa. Nghiêm trọng hơn, nấm đen còn thâm nhập vào đường máu, ảnh hưởng đến các cơ quan đích như não, tim, lách. Các cơ quan bị nấm đen thâm nhập có khả năng bị tắc mạch hoại tử và bị phá hủy nhanh chóng.
Video đang HOT
Các chuyên gia chỉ ra rằng những người có hệ miễn dịch yếu là đối tượng có nguy cơ cao nhất. Nhóm này bao gồm người bệnh đái tháo đường type 2, người nhiễm HIV hoặc đã từng bị nhiễm Covid có biến chứng, bệnh nhân ung thư, người ghép tạng, và những người đang điều trị corticosteroid dài hạn. Các dấu hiệu cảnh báo quan trọng bao gồm đau đầu, sưng một bên mặt, đau sưng nề một bên mắt, mất khứu giác, sốt, ho khó thở, và các tổn thương màu đen đặc trưng trên da.
Về phương diện điều trị, nhiều trường hợp tại Bệnh viện Bạch Mai đã phải trải qua các ca phẫu thuật phức tạp, bao gồm phẫu thuật mắt, thần kinh, răng hàm mặt và lồng ngực. Quá trình điều trị có thể kéo dài nhiều tháng với chi phí tốn kém và nguy cơ tái phát cao.
Để phòng ngừa hiệu quả, PGS.TS Đỗ Duy Cường khuyến cáo người dân nên đeo khẩu trang khi ở nơi công cộng, đặc biệt là ở công trường, nông trường và nông trại. Cần chú ý bảo hộ cá nhân khi làm việc trong môi trường có nguy cơ cao, duy trì vệ sinh môi trường sống thông thoáng, và đặc biệt quan trọng là kiểm soát tốt các bệnh nền như đái tháo đường.
Với nhóm nguy cơ cao, việc theo dõi sức khỏe thường xuyên và đến khám tại các bệnh viện lớn ngay khi có dấu hiệu bất thường là vô cùng quan trọng. Điều này giúp phát hiện sớm và can thiệp kịp thời, tránh những biến chứng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Những cái kết thương tâm do bệnh dại đến từ sự chủ quan
Dại là bệnh viêm não tủy cấp tính do virus dại gây ra, lây truyền từ động vật sang người chủ yếu qua vết cắn, vết cào của động vật mắc bệnh.
Nhiều người vẫn còn lơ là, chưa hiểu rõ về bệnh dại nên rất chủ quan hoặc điều trị sai cách gây nguy hiểm tính mạng. Ảnh: Morganton.
Khi đã lên cơn dại, tỷ lệ không qua khỏi của bệnh nhân gần như 100%, đối với cả người và động vật. Tuy vậy, bệnh dại trên người có thể phòng và điều trị dự phòng bằng vaccine và huyết thanh kháng dại.
Những cái kết thương tâm
Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ghi nhận 3 trường hợp không qua khỏi do bệnh dại, tăng 1 ca so với cùng kỳ 2023. Đồng thời, ghi nhận 32 ổ dịch dại trên chó tại 6/11 huyện, thành phố và 21/170 xã phường, tăng 20 ổ so với cùng kỳ năm ngoái.
Các ca không qua khỏi do bệnh dại đa số đến từ sự chủ quan của người dân, sau khi bị động vật nghi dại cào, cắn đã không tiêm vaccine phòng dại và huyết thanh kháng dại kịp thời.
Điển hình là bệnh nhân N.T.S. (69 tuổi, ngụ huyện Định Quán), mất đầu tháng 7. Trước đó, khoảng đầu tháng 5, vợ chồng bà S. và ông P.V.T. (71 tuổi) mua một con chó đem về nuôi nhốt trong cũi. Trong quá trình chăm sóc, vợ chồng bà S. bị con chó này cắn vào bàn tay. Khoảng 3 ngày sau, con chó đột ngột qua đời và được chế biến thành món ăn sử dụng trong gia đình.
Do chủ quan, vợ chồng bà S. đều không đi tiêm vaccine phòng bệnh dại cũng như huyết thanh kháng dại mà tự xử lý vết thương tại nhà. Khoảng 2 ngày sau, tình trạng bệnh nặng hơn, bà S. được chuyển tuyến lên Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai điều trị. Lúc này, bà đã sợ nước, sợ gió.
Đến tối 29/6, bệnh nhân có dấu hiệu nặng, sùi bọt mép, ngưng tim, ngưng thở được cấp cứu duy trì dấu hiệu sinh tồn và không qua khỏi sau đó vài ngày. Kết quả xét nghiệm mẫu nước bọt của bệnh nhân tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM dương tính với virus dại.
Một trường hợp khác tại huyện Xuân Lộc, bệnh nhân N.T.N.B. (44 tuổi, ngụ xã Xuân Hưng) bị chó cắn nhẹ ở tay vào ngày 25/5 trong khi cho chó ốm uống thuốc. Cũng trong ngày, con chó cắn tay ông N.V.T. là chồng bà N.T.N.B.
Người dân cần tiêm vaccine phòng dại ngay khi bị chó mèo cào, cắn. Ảnh: CDC Đồng Nai.
Do chủ quan vết thương nhẹ nên 2 vợ chồng chỉ đi khám và xử lý vết thương ở phòng khám tư, dù được tư vấn nhưng 2 vợ chồng không tiêm vaccine và huyết thanh kháng dại.
Ngày 29/8, bà N.T.N.B. lên cơn sốt, đến phòng khám tư nhân truyền dịch nhưng không đỡ. Tối cùng ngày, bệnh nhân có triệu chứng sợ nước, sợ gió, đau đầu mệt mỏi, nên đến Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc khám.
Sau đó, bệnh nhân được chuyển lên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM và được chẩn đoán dương tính với virus dại. Đến ngày 30/8, bà B. không qua khỏi.
Biện pháp cứu mạng duy nhất
Mới đây, tại huyện Tân Phú cũng xảy ra trường hợp không qua khỏi do bệnh dại. Bệnh nhân là ông D.T.Đ. (50 tuổi, ngụ huyện Tân Phú). Theo kết quả điều tra dịch tễ, gia đình ông Đ. có nuôi 2 con chó và 1 con mèo (mèo hoang tự đến nhà ở).
Đầu tháng 11/2023, trong lúc 2 con chó và mèo đang đùa giỡn, cắn nhau, ông Đ. đưa tay ra ngăn và bị con mèo cắn vào ngón tay, gây chảy máu. Nhưng ông Đ. chỉ rửa vết thương bằng nước và không đi tiêm vaccine phòng bệnh dại, tới giữa tháng 10, ông Đ. đã phát dại và không qua khỏi.
Bên cạnh sự chủ quan của người dân khi bị động vật nghi dại cắn, không tiêm phòng vaccine và huyết thanh kháng dại hoặc tiêm muộn, thì tỷ lệ tiêm vaccine phòng dại trên đàn chó, mèo còn thấp cũng là mối nguy lớn.
Thêm nữa, công tác quản lý đàn chó, mèo ở một số địa phương còn lỏng lẻo cũng là nguyên nhân gián tiếp khiến người bệnh không qua khỏi do bệnh dại.
Hiện bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên, có thể phòng và điều trị dự phòng bằng vaccine và huyết thanh kháng dại. Tiêm vaccine dại cho cả người và động vật là biện pháp hiệu quả để phòng, chống bệnh dại.
Người dân nuôi chó, mèo cần tiêm vaccine phòng dại đầy đủ cho chó mèo và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y. Người dân nuôi chó phải xích, nhốt, khi ra đường phải mang rọ mõm.
Người dân không đùa nghịch, chọc phá chó, mèo. Khi bị chó, mèo cắn người dân cần rửa vết thương dưới vòi nước chảy ngay lập tức với xà phòng liên tục 15 phút, nếu không có xà phòng có thể xối rửa vết thương bằng nước thông thường.
Sau đó, vết thương cần được rửa sạch với cồn 70% hoặc cồn iod, hạn chế làm dập vết thương và không băng kín vết thương.
Nhanh chóng đưa người bị cắn đến cơ sở y tế để khám, tư vấn và tiêm vaccine phòng dại, huyết thanh kháng dại. Người dân không tự chữa trị hoặc nhờ thầy lang chữa trị.
Cà Mau có 2 trường hợp tử vong do bệnh dại Sở Y tế tỉnh Cà Mau cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, toàn tỉnh đã xuất hiện 5 ổ dịch dại trên động vật và có 2 trường hợp tử vong do bệnh dại. Ngày 26/7, trao đổi với Người Đưa Tin, Bác sĩ Nguyễn Văn Đọc, Trưởng khoa Phòng, chống bệnh truyền nhiễm - Kiểm dịch y tế Quốc tế,...