Người đàn ông hoại tử chân, suy gan thận vì một loại vi khuẩn tồn tại trong nước
Trung tâm Bệnh nhiệt đới ( Bệnh viện Bạch Mai) đang điều trị cho bệnh nhân bị nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn nặng do bị nhiễm vi khuẩn Vibrio vulnificus.
Đây là vi khuẩn sống ở vùng nước mặn, nước lợ gây bệnh cho những ngư dân sinh sống ở những vùng ven biển.
Ông Lưu Công Ch. (nam, 62 tuổi, quê ở Giao Thủy, Nam Định) làm nghề nuôi tôm nước mặn. Trước vào viện 2 ngày, ông vệ sinh khu vực nuôi tôm của gia đình. Sau đó, ông thấy xuất hiện các nốt phỏng nước hoại tử đen ở cẳng chân phải, kèm sốt cao và mệt mỏi nhiều. Bệnh nhân được gia đình đưa đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định, được chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn với nhiều nốt phỏng nước hoại tử đen lan rộng cả cẳng chân. Do tình trạng bệnh nhân diễn biến nặng, kèm sốc và toan chuyển hóa nên được chuyển tuyến lên Trung tâm Cấp cứu A9 rồi chuyển vào Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai).
Bác sĩ Nguyễn Quang Huy trực tiếp điều trị cho bệnh nhân chia sẻ: “Bệnh nhân Lưu Công Ch. được nhập viện ngày 18/8 trong tình trạng sốc, nhiễm khuẩn huyết đã phải duy trì vận mạch, kèm theo nổi ban phỏng nước tím đen ở chân phải. Qua khai thác bệnh sử các bác sĩ nhận định đây là tình trạng nhiễm khuẩn huyết nặng có thể gây ra bởi các loại vi khuẩn sống ở vùng nước mặn, trong đó có Aeromonas hydrophila và Vibrio vulnificus. Kết quả xét nghiệm cấy dịch mủ chân về sau 3 ngày cho thấy bệnh nhân đã bị nhiễm vi khuẩn Vibrio vulnificus”.
Sau 6 ngày điều trị tích cực và chăm sóc tại phòng Cấp cứu (Trung tâm Bệnh nhiệt đới), hiện tình trạng của bệnh nhân đã dần ổn định, qua cơn nguy kịch. Bệnh nhân đã có thể tự ăn uống và nói chuyện.
Tuy nhiên, các nốt phỏng tiếp tục chảy dịch và thoát huyết tương trên nền bệnh nhân đái tháo đường và xơ gan nên các bác sĩ vẫn đang theo dõi sát sao tình trạng của bệnh nhân.
Các bác sĩ đang thăm khám cho bệnh nhân. (Ảnh: SKĐS)
PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới cho biết: “Những trường hợp nhiễm khuẩn do Vibrio vulnificus thường rất nặng. Trong những năm gần đây, mỗi năm Trung tâm tiếp nhận 2-3 trường hợp là ngư dân đi biển mắc phải và những bệnh nhân này thường đi vào sốc nhiễm khuẩn, tổn thương tiến triển nhanh dẫn tới suy đa phủ tạng, nhiều trường hợp đã được lọc máu nhưng tỷ lệ tử vong rất cao”.
Vibrio vulnificus là một loại vi khuẩn sống ở vùng nước mặn, nước lợ. Những người dân có bệnh nền như đái tháo đường, suy giảm miễn dịch rất dễ nhiễm loại vi khuẩn này. Đây là loại bệnh cảnh dễ nhầm với các bệnh cảnh nhiễm trùng huyết khác như vi khuẩn liên cầu lợn, nhiễm não mô cầu, tụ cầu, liên cầu,… Do vậy, các bác sĩ và người dân cần cảnh giác với căn bệnh này, đặc biệt là ngư dân làm nghề nuôi trồng hải sản.
Video đang HOT
Chuyên gia chỉ cách vệ sinh thớt gỗ để tránh rước bệnh vào người
Thớt là dụng cụ không thể thiếu trong căn bếp, vì vậy để sử dụng thớt gỗ an toàn, bạn cần thường xuyên làm sạch đúng cách, tránh lây nhiễm vi khuẩn.
Theo các chuyên gia, người tiêu dùng nên cố gắng sử dụng nhiều loại thớt gỗ khác nhau trong bếp tùy theo mục đích, ví dụ một thớt cho thịt sống và một thớt cho đồ chín.
TS Đặng Xuân Sinh, Viện nghiên cứu Chăn nuôi Quốc tế, từng chia sẻ tại một hội thảo, thịt lợn chiếm phần lớn trong bữa ăn Việt Nam nhưng có nguy cơ mang một số mầm bệnh, trong đó, vi khuẩn Salmonella là một trong 4 vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm/tiêu chảy hàng đầu. Các nhà nghiên cứu cũng thực hành mô phỏng tại phòng thí nghiệm để xem khả năng nhiễm chéo của vi khuẩn Salmonella trong quá trình thực hành tại hộ gia đình.
Theo đó, các nhà nghiên cứu sơ chế, luộc, thái... thịt bằng cách dùng chung dao, thớt để đánh giá khả năng nhiễm chéo vi khuẩn này từ thịt sống sang thịt chín. Tỷ lệ lây nhiễm ở hộ gia đình dùng chung dụng cụ cho thịt sống, thịt chín là gần 78%. Ở các gia đình có điều kiện mua sắm thớt, dao riêng, đeo găng tay tỷ lệ lây nhiễm vi khuẩn Salmonella từ thịt sống sang chín giảm đi rất nhiều.
Đồng quan điểm Ths. Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam cũng khuyến cáo các gia đình cần có thớt riêng tùy mục đích sử dụng.
Ths. Liên Hương cho biết: " Nếu không thể sử dụng 2 loại thớt riêng biệt, bạn vẫn có thể sử dụng một chiếc thớt cho nhiều mục đích khác nhau, miễn là bạn rửa thật sạch thớt sau mỗi lần sử dụng".
Người tiêu dùng nên có nhiều loại thớt gỗ khác nhau trong bếp tùy theo mục đích, ví dụ một thớt cho thịt sống và một thớt cho đồ chín.
Cách làm sạch thớt gỗ đúng cách
Bước 1: Rửa với nước nóng và xà phòng
Nếu bạn sử dụng cùng 1 chiếc thớt cho cả thịt sống và thịt chín nên rửa sạch hoàn toàn và khử trùng thớt sau mỗi lần sử dụng. Đầu tiên hãy làm sạch bề mặt thớt với nước nóng và xà phòng để loại bỏ các loại vụn thức ăn và vi khuẩn, sau đó xả sạch lại với nước để loại bỏ cặn xà phòng.
Bước 2: Phơi khô trong không khí
Sau khi rửa, hãy dùng khăn sạch lau khô bề mặt thớt và sau đó dựng hoặc treo thớt trong không khí để khô tự nhiên. Lưu ý rằng, sử dụng các loại khăn lau trong nhà bếp có thể tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn đến bề mặt thớt. Hãy đảm bảo rằng bạn thường xuyên giặt sạch các loại khăn lau này. Cố gắng để thớt khô hoàn toàn trước khi chuyển sang bước khử khuẩn tiếp theo.
Bước 3: Khử trùng
Một số loại thớt chứa thành phần kháng khuẩn, ví dụ như triclosan. Tuy nhiên, các nghiên cứu cũ hơn chứng minh rằng nhìn chung các loại thớt chứa thành phần này không hiệu quả trong việc phòng chống các vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra, việc rửa thớt nhiều lần sau mỗi lần sử dụng cũng sẽ làm giảm hàm lượng các chất kháng khuẩn có trên thớt.
Các nghiên cứu còn gợi ý rằng, tùy thuộc vào loại gỗ được sử dụng để làm thớt, kết cấu cũng như độ xốp và khả năng hấp thu nước của loại gỗ, mỗi loại sẽ có chứa một số loại vi khuẩn đặc trưng. Việc khử trùng thớt để làm giảm lượng vi khuẩn trên bề mặt thớt cũng như giảm mùi là vô cùng quan trọng. Rửa thớt bằng xà phòng rửa bát có thể sẽ không hiệu quả.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng nước điện phân trung tính, các loại nước có chứa acid latic (như nước chanh hoặc giấm táo) và dung dịch có chứa amoni bậc 4 có thể giúp làm giảm vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm trên bề mặt thớt.
Có thể sử dụng dung dịch có tính chất tẩy rửa để khử trùng thớt với công thức như sau: 15ml dung dịch tẩy rửa với 4.5 lít nước hoặc 5ml dung dịch tẩy rửa với 950ml nước. Dưới đây là cách để khử trùng thớt gỗ:
- Chà bề mặt gỗ của thớt bằng một miếng chanh hoặc xịt dung dịch khử trùng bạn đã pha lên bề mặt thớt.
- Để ngâm trong khoảng 1-5 phút.
- Xả sạch với nước và để khô tự nhiên trong không khí như bước 2.
- Cố gắng khử trùng thớt ít nhất 1 lần mỗi tuần.
Bước 4: Bảo dưỡng thớt bằng dầu
Thớt gỗ bị khô sẽ rất dễ bị nứt, hỏng hoặc vỡ. Bạn nên cố gắng bảo dưỡng thớt định kỳ là cách tốt nhất để lưu giữ độ ẩm cũng như kéo dài thời gian sử dụng thớt. Bạn có thể sử dụng các loại dầu khoáng như dầu paraffin lỏng hoặc dầu phong.
Thoa một lớp dầu khoáng lên bề mặt của thớt sạch, khô. Sau đó, sử dụng một chiếc chổi quét sơn loại nhỏ hoặc khăn để thoa dầu cho đến khi thớt ẩm. Ngâm thớt qua đêm hoặc trong vài giờ trước khi sử dụng. Để có kết quả tốt nhất, bạn nên bảo dưỡng thớt gỗ 1 lần/tháng.
Một số mẹo bạn nên tránh khi sử dụng thớt gỗ
Không ngâm thớt trong nước. Thớt gỗ rất xốp và có thể bị ngấm nước khi ngâm trong nước, dẫn đến nứt vỡ và giảm thời gian sử dụng.
Không cho thớt vào trong máy rửa bát trừ khi thớt được dán nhãn có thể sử dụng được cho máy rửa bát. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng máy rửa bát có thể làm lây nhiễm chéo vi khuẩn từ thớt vào bát đũa.
Không sử dụng dầu ăn thông thường để bảo dưỡng thớt vì có thể gây thối và dẫn đến có mùi khó chịu.
Không sử dụng thớt gỗ đã bị vỡ hoặc nứt vì các rãnh nứt rất khó để làm sạch. Các vết nứt vỡ sẽ là nơi ẩn náu của vi khuẩn và có thể góp phần tạo ra tình trạng ngộ độc thực phẩm. Tốt nhất là nên thay thớt mới ngay lập tức.
Lỗi sai lớn nhất khi nấu ăn mà 90% người nội trợ đều mắc phải khiến mầm bệnh "ủ" dần trong người Nấu ăn hằng ngày tưởng chừng đơn giản nhưng nếu mắc phải những sai lầm này không những cơ thể không hấp thu được dinh dưỡng mà còn gây hại khó lường. Rửa thịt trong bồn rửa bát Ảnh minh họa Thịt sống là một loại thực phẩm chứa rất nhiều chất bẩn và các loại vi khuẩn có hại. Ngoài ra mỡ...