Người đàn ông Hàn Quốc bị đột quỵ trong xưởng sản xuất
Đang điều hành sản xuất, ông Kim bất ngờ đau đầu dữ dội rồi ngã quỵ ra sàn, khi vào viện đã liệt nửa người.
Ông Kim Jung Soo 40 tuổi làm việc tại Hải Phòng từ năm 2017 đến nay. Ngày giáp Tết, ông bị đột quỵ tại công ty, được đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Việt Tiệp.
Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị đột quỵ não, xuất huyết dưới nhện do vỡ phình động mạch cảnh. Bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 ở Hà Nội điều trị khi đã hôn mê sâu, phải thở máy qua nội khí quản, liệt nửa người phải, huyết áp cao.
Bệnh nhân được các bác sĩ chuyên khoa đột quỵ não, can thiệp mạch, ngoại thần kinh phối hợp cấp cứu, can thiệp đặt nút coil phình mạch. Các bác sĩ khoa Ngoại thần kinh cũng lên phương án sẵn sàng phẫu thuật nếu có hiện tượng phù não tiến triển. Bệnh nhân bị xuất huyết dưới nhện cấp tính, ổ máu tụ lớn nhu mô, phình động mạch cảnh 2 bên phức tạp, tiên lượng nguy cơ tử vong lên tới 70%.
Nhờ được can thiệp mạch kịp thời, nút kín hoàn toàn 2 túi phình lớn, loại trừ triệt để nguy cơ vỡ tái phát, kết hợp chăm sóc hô hấp tích cực, bệnh nhân đã tự thở sau 10 ngày hôn mê.
Hiện ông được ra viện và có thể tiếp tục làm việc bình thường.
Video đang HOT
Ông Kim hồi phục sau 10 ngày hôn mê do đột quỵ não. Ảnh: Thúy Ngọc.
Mỗi năm Việt Nam có khoảng 200.000 người bị đột quỵ, 50% trong số đó tử vong, 90% để lại di chứng. Tỷ lệ tử vong do đột quỵ chỉ sau ung thư. Nếu được cứu sống, nhiều bệnh nhân đối diện nguy cơ tàn phế do các biến chứng như rối loạn nhận thức, mất khả năng vận động, nhiễm trùng đường tiết niệu, khó khăn khi nói hoặc nuốt, rối loạn tâm lý…
Đột quỵ gồm 2 thể diễn biến là nhồi máu não và xuất huyết não. Khung giờ vàng cấp cứu cho bệnh nhân đột quỵ là trước 4,5 giờ, khi đó bác sĩ có thể dùng thuốc tiêu huyết khối. Sáu giờ kể từ khi đột quỵ, bác sĩ vẫn có thể can thiệp cơ học lấy huyết khối cho bệnh nhân. Tuy nhiên hiện nay chỉ 3,5% bệnh nhân đột quỵ kịp đến viện trong khung giờ vàng.
Dấu hiệu nhận biết đột quỵ là người bệnh đột ngột yếu, tê hay liệt mặt tay chân, đặc biệt là ở một bên của cơ thể. Nói bị líu lưỡi, không rõ chữ, khó diễn đạt. Đột ngột mất thị lực, đặc biệt chỉ ở một mắt.
Khi có người đột quỵ, tuyệt đối không cạo gió, giật tóc, nặn chanh vào miệng… Cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế có khả năng điều trị càng sớm càng tốt.
Lê Nga
Theo VNE
Đang nói chuyện, cụ ông 62 tuổi bỗng liệt nửa người
Bệnh nhân nam N.V.H (62 tuổi) đang nói chuyện với bạn đột nhiên xuất hiện tình trạng nói khó, yếu liệt nửa người.
Vừa qua, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á (Vĩnh Long) đã cấp cứu thành công một trường hợp đột quỵ, liệt bán thân.
Ngay khi bệnh nhân được tiếp nhận tại khoa cấp cứu, tất cả các bác sĩ trong nhóm đột quỵ bao gồm bác sĩ cấp cứu, bác sĩ chẩn đoán hình ảnh và bác sĩ can thiệp thần kinh nhanh chóng thăm khám hội chẩn, chụp cắt lớp sọ não.
Bênh nhân được chẩn đoán đột quỵ não do tắc cấp tính một nhánh động mạch lớn trong não. Ngay lập tức, thuốc Ateplase liều 0.6 mg/kg được sử dụng để làm tan cục máu đông, đồng thời phòng can thiệp mạch máu DSA đã được chuẩn bị sẵn sàng.
Bệnh nhân nhanh chóng được chuyển đến phòng can thiệp. Tại đây, các bác sĩ tiếp tục dùng dụng cụ lấy cục máu đông ra khỏi lòng mạch giúp tái lưu thông dòng chảy lên não.
Bệnh nhân được chẩn đoán đột quỵ não do tắc cấp tính một nhánh động mạch lớn trong não. Ảnh: BVCC.
Sau 24 giờ điều trị tại bệnh viện, bệnh nhân cử động gần như bình thường, phim chụp CT não sau đó không có dấu hiệu xuất huyết và nhồi máu lớn. Bệnh nhân tiếp tục được điều trị phục hồi chức năng sau đột qụy.
Theo lời kể người của người nhà bệnh nhân, trước khi nhập viện 2 giờ, ông H. vẫn đang trò chuyện với bạn, đột nhiên cảm thấy khó nói và yếu liệt nửa người.
Theo Zing
Sinh hoạt đảo lộn dịp Tết làm tăng nguy cơ đột quỵ Lười vận động, ăn uống không điều độ dịp Tết khiến nguy cơ đột quỵ tăng gấp 4-6 lần ngày thường. PGS.TS Nguyễn Hoài Nam, Giảng viên Đại học Y dược TP HCM cho hay đầu năm mới, người bệnh phải đối mặt với nhiều nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến đột quỵ não. Theo ông, thời tiết giáp Tết có sự khác...