Người đàn ông đặt cược gần 4 tỷ USD vào Bitcoin 2 năm trước giờ ra sao?
Giá Bitcoin trong phiên giao dịch ngày hôm nay có lúc xuống dưới 22.000 USD.
Tờ Bloomberg đưa tin, nhà sáng lập kiêm CEO nhà sản xuất phần mềm MicroStrategy là Michael Saylor từng có cú đặt cược lớn vào Bitcoin. Tuy nhiên, mọi chuyện đã không diễn ra suôn sẻ khi hiện số lỗ trên giấy tờ của khoản đầu tư này đã lên tới gần 1 tỷ USD.
Cụ thể, 2 năm trước, Saylor đã chỉ đạo công ty này tung ra 3,97 tỷ USD để gom 130.000 Bitcoin. Mức giá mua trung bình mà công ty này mua với mỗi Bitcoin khi ấy đã dần tăng kể từ năm 2020 và chạm mức 30.700 USD vào 31/3.
Tuy nhiên, với mức giảm 17% vào ngày thứ 2 xuống chỉ còn 22.603 USD/1 Bitcoin, khoản đầu tư của MicroStrategy hiện chỉ trị giá nhỉnh hơn 3 tỷ USD. Như vậy, họ đã lỗ gần 1 tỷ USD.
Cổ phiếu MicroStrategy đã giảm 25% trong phiên giao dịch ngày thứ 2 sau thông tin kể trên. Cổ phiếu công ty này đã trở nên rất nhạy cảm với giá Bitcoin kể từ khi Saylor bắt đầu bổ sung đồng tiền số này vào danh mục đầu tư của họ vào tháng 8/2020.
Dẫu thị trường đang biến động mạnh nhưng Saylor dường như không bối rối với sự sụt giảm giá Bitcoin mới nhất. Ông này thậm chí còn đăng dòng tweet thể hiện niềm tin vào chiến lược của mình:
Video đang HOT
Hiện tại công ty đang đối mặt với một gánh nặng đó là mối đe dọa rằng giá Bitcoin sẽ giảm sâu hơn nữa, buộc họ phải đăng tài sản thế chấp bổ sung cho khoản vay 205 triệu USD vào tháng 3. Phía công ty cho biết trong cuộc họp vào tháng 5 rằng nếu Bitcoin giảm xuống còn khoảng 21.000 USD, họ sẽ cần phải gửi thêm tiền ngoài 820 triệu USD mà họ đã cam kết ban đầu.
Tình hình dường như không khả quan đối với MicroStrategy khi mà thời gian gần đây, giá Bitcoin đang có diễn biến xấu. Theo CNBC, một số chuyên gia thậm chí cảnh báo về khả năng sụp đổ của hàng nghìn đồng tiền số, trong bối cảnh các chuỗi khối blockchain đứng trước nguy cơ đứt gãy nghiêm trọng.
Được biết, hiện có hơn 19.000 loại tiền số và hàng chục nền tảng blockchain. Thị trường này vốn đã lung lay, nhất là sau sự sụp đổ mới đây của LUNA. Đây được coi là một trong những sự kiện Thiên nga đen lớn nhất thị trường Crypto bởi mức độ tác động đặc biệt nghiêm trọng. Không ai có thể ngờ rằng một đồng stablecoin lại giảm xuống dưới 1 USD, hay một đồng tiền mã hóa thuộc hàng top dự án lại có thể cắm đầu lao dốc từ 100 USD xuống chỉ còn 0.0001 USD.
“Một trong những vấn đề chúng ta đang gặp phải là cơ bản có quá nhiều blockchain ngoài kia. Điều này khiến người dùng dễ nhầm lẫn và đối mặt với rủi ro”, ông Bertrand Perez, Giám đốc điều hành của Web3 Foundation chia sẻ với tờ CNBC.
“Giống như thuở sơ khai của internet, bạn sẽ thấy có rất nhiều công ty dotcom. Đa số đều là lừa đảo và không mang lại bất kỳ giá trị nào. Hiện tại, các công ty trong lĩnh vực tiền số đã được vận hành văn minh và hợp pháp hơn”, Brad Garlinghouse, Giám đốc điều hành công ty thanh toán blockchain xuyên biên giới Ripple nói. “Tuy nhiên, đôi lúc tôi tự hỏi, liệu chúng ta có thực sự cần đến tới 19.000 loại tiền số mới hay không, trong khi ở thế giới fiat, đã có 180 loại tiền tệ đang tồn tại”.
Giám đốc đầu tư của Guggenheim, ông Scott Minerd, mới đây cũng đã lên tiếng, rằng hầu hết các loại tiền số hiện nay đều là “rác”, ngoại trừ Bitcoin và Ethereum. Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh thị trường tiền mã hóa đang chìm trong chuỗi những phiên giao dịch đỏ.
Theo CNBC, Bitcoin đã giảm hơn 50% so với mức cao kỷ lục hồi tháng 11 năm ngoái. Nhiều chuyên gia còn nhận định rằng đồng tiền này sẽ tiếp tục lao dốc 50% so với mức giá hiện tại, xuống còn 14.000 USD trong năm 2022.
“Dựa trên xu hướng trước đây của Bitcoin, 2022 sẽ là năm đồng tiền này giảm giá sâu nhất trong chu kỳ 4 năm”, Ventures Founder cho biết.
Những thông tin về tiền mã hóa (cryptocurrency), hay thường được gọi là “tiền ảo” chưa được pháp luật công nhận tại Việt Nam. Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và không có giá trị khuyến nghị đầu tư.
Báo cáo kết quả kinh doanh mập mờ của Tesla
Không ai biết Tesla đã được lợi hay bị tổn hại thế nào với việc bán đi phần lớn Bitcoin nắm giữ.
Tờ Bloomberg đưa tin, vào tuần này Tesla đã gây sóng gió khi thông báo rằng họ đã bán phần lớn lượng Bitcoin của mình. Nhà sản xuất xe điện của Elon Musk cho biết, việc bán 75% lượng tài sản kỹ thuật số đã mang lại cho công ty một khoản tiền mặt gần 1 tỷ USD, nhưng giá trị chênh lệch của số Bitcoin còn lại mà họ nắm giữ thì lại làm giảm lợi nhuận của công ty.
Tuy nhiên, chính xác thì lượng tài sản kỹ thuật số đã giúp ích hay làm tổn hại như thế nào đến lợi nhuận của Tesla? Câu hỏi này đặc biệt trở nên rắc rối nếu dựa trên những gì công ty nói trong buổi họp báo cáo kết quả kinh doanh vào tuần này. Việc tuân thủ các quy tắc kế toán hiện hành - hoặc bỏ qua các quy tắc đó - đóng một vai trò lớn.
Vivian Fang, giáo sư kế toán tại Trường Quản lý Carlson của Đại học Minnesota cho biết: "Tiết lộ của Tesla thực sự mơ hồ và không minh bạch. Rất khó để nhận ra chính xác đâu là lợi nhuận có được và đâu là phí tổn thất".
Đây là những gì chúng ta có thể biết, dựa trên thư cổ đông của công ty: Việc bán Bitcoin đã bổ sung 936 triệu USD tiền mặt vào bảng cân đối kế toán của công ty, nhưng việc giá đồng tiền kỹ thuật số này sụt giảm đã ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Tổng tài sản kỹ thuật số còn lại của công ty tính đến ngày 30/6 trị giá 218 triệu USD, giảm hơn một tỷ USD so với quý trước. Công ty đã ghi nhận khoản chi phí "khấu hao" là 922 triệu USD, nhưng lại không diễn giải chi tiết những gì được ghi trong con số đó. Bản trình chiếu dài 30 trang, trong đó 9 trang là hình ảnh, và chỉ đề cập đến Bitcoin hai lần.
Những người tham dự cuộc họp báo cáo kết quả kinh doanh của Tesla hôm thứ tư có thêm một chút thông tin nữa, nhưng không nhiều. Giám đốc tài chính Zachary Kirkhorn nói với các nhà phân tích rằng lợi nhuận mà công ty thu được khi bán Bitcoin được đối ứng bởi khoản phí suy giảm, dẫn đến việc ghi nhận trên báo cáo lãi lỗ của công ty tăng chi phí 106 triệu USD. Tesla đã ghi lại khoản phí trong mục chi phí, "tái cấu trúc và khác", Kirkhorn nói.
Thư cổ đông liệt kê chi phí tái cấu trúc lên tới 142 triệu USD, nhưng công ty không giải thích rõ những gì khác trong nhóm chi phí đó. Thư cổ đông không đề cập đến 106 triệu USD. Tesla đã không trả lời yêu cầu bình luận.
Mập mờ
Sự thiếu thông tin này để lại những câu hỏi có thể có hoặc có thể không được trả lời khi công ty nộp hồ sơ 10-Q một tài liệu bao gồm nhiều chi tiết hơn một báo cáo thu nhập ngắn gọn trong những ngày tới.
Aaron Jacob, người đứng đầu bộ phận giải pháp kế toán tại TaxBit, một công ty phần mềm cho biết: "Tôi rất nóng lòng muốn xem các hồ sơ thực tế - để xem liệu họ có tiết lộ ngày bán, giá mà họ bán Bitcoin hay không. Họ không tiết lộ bất kỳ điều gì trong số đó".
Trên thực tế, Tesla không bắt buộc phải làm như vậy. Không có phần nào trong các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung của Mỹ giải thích cách các công ty phải hạch toán tiền số hoặc các tài sản kỹ thuật số khác, cũng như không bắt buộc loại thông tin mà các công ty phải tiết lộ trong phần tiết lộ chú thích của họ.
Điều này có nghĩa là các công ty ghi lại tài sản kỹ thuật số trên bảng cân đối kế toán của họ theo nguyên giá, trừ đi giá trị giảm trong kỳ. Kết quả là các công ty chỉ có thể ghi nhận mức giảm giá, tức là lỗ, dù đó chỉ là lỗ trên giấy tờ
Rộ tin đồn "cá voi" nắm giữ nhiều BTC nhất thế giới đã âm thầm bán hàng nghìn Bitcoin từ đầu năm 2022 đến nay Một số nguồn tin cho rằng MicroStrategy đã bán khoảng 8000 Bitcoin kể từ đầu năm đến nay. MicroStrategy là một doanh nghiệp chuyên cung cấp phần mềm kinh doanh thông minh, đồng thời cũng là công ty đại chúng sở hữu số Bitcoin nhiều nhất thế giới hiện nay. Dù mới bước chân vào thị trường tiền mã hóa từ năm 2020,...