Người đàn ông dành cả ‘thanh xuân’ đào xuyên núi làm nhà, khi thấy cảnh tượng choáng ngợp ai cũng trầm trồ
Grant nhờ một người bạn làm xây dựng thiết kế cho ‘cái hang’ của mình thành một ngôi nhà với đầy đủ tiện ích không kém gì thế giới hiện đại.
Năm 1973, có một cậu học sinh 17 tuổi tên Grant Johnson bị đuổi khỏi trường trung học ở Wisconsin, Mỹ, vì vi phạm quy định nhà trường.
Grant một thân một mình đến ở trong một khu khai thác mỏ ở Moab, phía Tây Nam bang Utah (Mỹ). Kể từ đó, cuộc đời Grant gắn bó với thiên nhiên, quên hết những bon chen ở thế giới bên ngoài đông đúc.
Moab là một thị trấn khai thác mỏ lớn nhưng vô cùng yên bình. Chỉ có khoảng 4.000 – 5.000 cư dân sống ở đây. Grant sống một mình nên thời gian đầu anh bị sốc bởi cuộc sống heo hút nơi đây.
Những con đường gồ ghề vì ít người qua lại, mỗi lần di chuyển khiến người ta có cảm giác phải lội dọc theo một dòng sông vậy. Grant vẫn cố tiếp tục công việc học tập và hoàn thành khóa học đại học về ngành khai thác mỏ.
Đến năm 1980, Grant đã tiết kiệm đủ tiền để mua 40 mẫu đất gần Boulder, Utah. Ông sống trong một chiếc xe kéo không có nước và điện trong 25 năm tiếp theo.
Grant và vợ.
Grant học cách tự trồng trọt để lấy thức ăn. Grant có kết hôn và có 1 cô con gái, họ đã trải qua hơn 20 năm sống mà không có điện.
Khu vực này rất biệt lập và Grant chuyển sang dùng ngựa làm phương tiện di chuyển.
Video đang HOT
Mọi công việc không hề được tính toán trước, đến đâu hay đến đó. Grant nhờ một người bạn làm xây dựng thiết kế cho “cái hang” của mình thành một ngôi nhà với đầy đủ tiện ích không kém gì thế giới hiện đại.
Ngôi nhà dưới hang.
Grant cũng san đất để trồng trọt ngay gần ngôi nhà. Ông có một guồng nước đường kính 7m để dẫn nước tưới cho cây trồng và làm nước sinh hoạt.
Thậm chí, nơi ông sống chỉ cách thượng nguồn hơn 1km nên áp lực nước rất mạnh giúp ông tận dụng để sản xuất điện.
Grant còn nuôi cả gia súc như nuôi lợn, ngựa và bò sữa trên cánh đồng của mình để lấy thịt, nên ông không cần phải ra ngoài mua. Ông cho biết: “Tất cả thức ăn được nuôi trồng ở đây đều có vị rất tuyệt”.
Một mình ở trong ngôi nhà rộng 450m2, Grant cảm thấy trống trải nên quyết định đăng quảng cáo trên Airbnb để cho thuê làm khách sạn nghỉ dưỡng.
Kỳ lạ thị trấn toàn gái đẹp "ế chồng"
Khi nhắc đến thị trấn Noiva do Cordeiro ở Brazil, hầu hết mọi người đều nghĩ đến một nơi có rất nhiều cô gái xinh đẹp và vui vẻ.
Dĩ nhiên nhiều người sẽ cho rằng, xinh đẹp thì lấy đâu cũng được chồng, thế nhưng những người phụ nữ ở thị trấn này lại hoàn toàn ngược lại.Thậm chí họ còn mời gọi đàn ông đến sống cùng và khát khao được lấy chồng.
Thị trấn Noiva do Cordeiro mệnh danh là thủ phủ của những mỹ nữ "khát chồng"
Mảnh đất chỉ có phụ nữ
Noiva do Cordeiro (nghĩa là "Cô dâu của Cừu") nổi tiếng vì cộng đồng toàn nữ giới ở Brazil. Thị trấn có dân số 600 người, hầu hết là nữ giới. Thị trấn này nằm cách thủ phủ Belo Horizonte, bang Minas Gerais khoảng 90 km, và nổi tiếng vì có nhiều phụ nữ đẹp. Người đã sáng lập ra thị trấn này là Maria Senhorinha de Lima. Theo đó, bà Maria đã bị đuổi khỏi ngôi làng nơi mình sinh sống vì bỏ người chồng mà cha mẹ ép lấy.
Sau đó, bà Maria đã lập ra thị trấn Noiva do Cordeiro dành cho những người phụ nữ bị người làng xa lánh, những bà mẹ đơn thân và họ cùng nhau sống trong cảnh biệt lập với thế giới bên ngoài và cả những người đàn ông. Năm 1940, một mục sư tên là Anisio Pereira đã lấy một cô gái 16 tuổi trong thị trấn làm vợ và thành lập một nhà thờ bên trong cộng đồng này. Sau đó, ông ta tìm cách áp đặt những quy định đạo đức rất nghiêm khắc và cấm phụ nữ ở đây uống rượu, nghe nhạc, cắt tóc hay sử dụng bất cứ biện pháp tránh thai nào...
Ngôi làng xinh đẹp Noiva do Cordeiro
Tuy nhiên, khi mục sư Anisio qua đời vào năm 1995, những người phụ nữ ở Noiva do Cordeiro quyết định rằng họ sẽ không bao giờ để đàn ông cai trị cuộc sống của họ một lần nữa. Một trong những điều đầu tiên mà họ làm là giải tán tổ chức tôn giáo ưu tiên đàn ông mà mục sư này lập ra. Sau đó, thị trấn Noiva do Cordeiro gần như theo chế độ nữ quyền.
Do thiếu đàn ông nên hầu hết mọi việc đều đến tay phụ nữ, từ làm nông, xây dựng cho tới quy hoạch phát triển. Các chị em cùng lao động, làm việc xây dựng nên một thị trấn phát triển thịnh vượng. Mỗi người mỗi việc nhưng họ sống rất đoàn kết và biết nhận lỗi khi làm tổn thương người khác. Người làm thợ may, người làm nhà thiết kế thời trang.
Nơi đây được ví như Tây Lương quốc nữ
Một nhóm khác thành lập công ty sản xuất đồ lót. Để gắn kết và giúp đỡ nhau, các cô xây dựng một hiệp hội để tìm kiếm hợp đồng bán sản phẩm tới siêu thị. Họ cùng nhau tạo nên một thị trấn phát triển thịnh vượng mà không cần đàn ông.
"Chúng tôi chia sẻ mọi thứ và làm mọi việc cùng nhau. Phong cách sống này thật tuyệt. Khi tôi chán quần áo của mình, tôi lập tức mang sang phòng cô khác và chọn đồ của cô ấy mà không cần hỏi. Chúng tôi cùng giúp nhau làm đẹp để tất cả đều rạng ngời. Nếu tôi làm điều gì đó tổn thương người khác, tôi sẽ viết thư và đọc to trước mọi người. Đó là lý do vì sao những mâu thuẫn được hóa giải một cách nhẹ nhàng", mọi người hào hứng chia sẻ.
Khát khao được lấy chồng
Có thể thấy đây là mảnh đất yên bình, hạnh phúc mà nhiều người mơ ước. Thế nhưng tình hình "âm thịnh dương suy" ở thị trấn khiến một số cô gái kêu gọi đàn ông độc thân nơi khác tới sống. Các chị em phụ nữ ở đây luôn mơ về "ngôi nhà và những đứa trẻ" nhưng thị trấn luôn trong tình trạng thiếu vắng đàn ông nên cơ hội lập gia đình rất ít. Nam giới tại nơi này đa số đã có vợ hoặc đi xa.
Cuối tuần họ mới tạt về nhà nên đấng mày râu trở nên "quý hiếm". Nelma Fernandes (23 tuổi) cho biết: "Ở đây, những người đàn ông mà các cô gái độc thân chúng tôi gặp đều đã kết hôn, hoặc có quan hệ họ hàng, hầu như ai cũng là anh em con chú con bác với nhau. Phụ nữ đều phải tự tay làm mọi thứ".
Nelma Fernandes tâm sự: "Đã rất lâu rồi tôi không biết đến cái ôm hay nụ hôn từ một người đàn ông là như thế nào. Tất cả chúng tôi đều khao khát tình yêu và hạnh phúc". Việc thèm muốn có được một tấm chồng của những người phụ nữ ở đây nổi tiếng đến mức nhiều tờ báo đăng tải thông tin đây là một thị trấn "khát" chồng. Khi hàng ngàn thanh niên trên thế giới biết được thông tin về làng Noiva do Cordeiro, họ đã tìm đến để lựa chọn bạn đời.
Tuy nhiên, không phải vì "ế" chồng mà các cô gái tại thị trấn Noiva do Cordeiro dễ dãi. Họ có những điều kiện khắt khe đặt ra cho nửa kia. "Mặc dù các cô mong muốn được đón những anh chàng săn lòng đến sinh sống ở thị trấn. Nhưng đầu tiên, họ cần đồng ý làm theo điều chúng tôi nói, sống theo luật của chúng tôi, đó là phải bình đẳng - đàn ông phải biết làm mọi thứ, phải rửa bát, giặt đồ, nấu ăn, dọn nhà vệ sinh", Fernandes chia sẻ.
"Tất cả chúng tôi đều tự do. Chúng tôi sống bằng trái tim và không ai là chủ của ai. Bất kỳ người đàn ông nào quan tâm đến các cô gái của chúng tôi cần hiểu điều đó. Nếu bạn muốn tới đây, bạn cần phải sống như chúng tôi", một cô gái chia sẻ.
Có nhiều anh chàng độc thân khi nghe qua điều kiện đã lập tức bày tỏ mong muốn được "làm rể", họ cũng hồi đáp: "Xin chào, tôi là một thanh niên 31 tuổi, muốn đến thị trấn của các bạn để kết hôn". Hay, "Tôi đang cần sự giúp đỡ vì tôi muốn kết hôn với một cô gái ở Noiva do Cordeiro. Tôi 21 tuổi và đến từ Serbia. Xin hãy giúp tôi liên lạc với các cô gái". Một người đàn ông khác cũng giới thiệu về mình: "Tôi sẽ đến đó để công việc đồng áng và gặp người phụ nữ trong mơ để kết hôn, đồng thời học cách sống của các bạn"...
Cho đến nay, thị trấn Noiva do Cordeiro vẫn là một địa điểm đặc biệt và gây tò mò cho nhiều người. Phụ nữ nơi này được sinh ra, lớn lên và già đi trong đơn độc, rất hiếm người có được tình yêu của nam giới, phần lớn thời gian họ đều dành cho bản thân và làm đẹp cùng những chị em khác. Nếu mong muốn có một người vợ xinh đẹp, hãy đến đây và tìm một nửa của cuộc đời mình. Tuy nhiên, một số phụ nữ trong thị trấn lo ngại việc những người đàn ông đổ vào thị trấn có thể phá vỡ phong cách sống đặc biệt của họ.
"Chúa ở trong trái tim chúng tôi. Nhưng chúng tôi không nghĩ chúng tôi cần đi nhà thờ, kết hôn trước mặt một linh mục hay rửa tội cho lũ trẻ. Đấy là những luật lệ do đàn ông đặt ra", bà Rosalee Fernandes (49 tuổi) cho biết. Bà Fernandes cho rằng có rất nhiều điều phụ nữ làm tốt hơn đàn ông. "Thị trấn của chúng tôi xinh đẹp hơn, có tổ chức hơn, và hòa hợp hơn rất nhiều so với khi đàn ông đảm đương. Khi có những vấn đề hoặc tranh chấp, chúng tôi giải quyết theo cách của phụ nữ, cố gắng tìm sự đồng thuận thay vì xung đột", bà Fernandes nói.
Theo lời bà Fernandes, cư dân ở đây chia sẻ mọi thứ, kể cả mảnh đất họ cày cấy. "Không ai cạnh tranh ai ở đây cả. Mọi người vì một người, và một người vì mọi người", bà Fernandes kể. Mới đây, cả thị trấn họp lại, chung sức mua một chiếc tivi màn hình phẳng lớn cho trung tâm cộng đồng, để tất cả có thể xem phim dài tập cùng nhau. "Luôn có thời gian cho việc dừng lại, tán gẫu, thử đồ của nhau, làm tóc, làm móng cho nhau", bà Fernandes cho hay.
Duy Đỗ
Tại sao một số đàn ông có râu đỏ nhưng tóc lại không đỏ? Rất hiếm khi thấy một người đàn ông có râu đỏ và bộ tóc màu đỏ đi kèm, nó chỉ chiếm khoảng khoảng 1% đến 2% dân số. Nina Jablonski, giáo sư nhân chủng học tại Đại học bang Pennsylvania, nơi đang có các nghiên cứu tập trung về các vấn đề sinh học của màu tóc cho biết: "Tôi đã quan sát...