Người đàn ông có thể tùy ý co giãn đồng tử
Một sinh viên người Đức 23 tuổi có thể tùy ý thu nhỏ và phóng to đồng tử của mình theo yêu cầu – một kỳ tích trước đây được cho là bất khả thi.
Hai cơ đối lập nhỏ trong mắt có chức năng điều khiển kích cỡ mỗi đồng tử (vùng tối ở trung tâm mắt), làm giãn hoặc mở rộng chúng trong môi trường tối để thu được nhiều ánh sáng hơn và co lại trong môi trường sáng để hạn chế lượng ánh sáng truyền vào. Đồng tử cũng có thể thay đổi kích thước để phản ứng với các yếu tố khác, chẳng hạn như khi bị kích thích.
Trước đây chúng ta đã biết rằng, một số người có thể thay đổi kích thước đồng tử của họ theo ý muốn, nhưng bằng cách sử dụng các phương pháp gián tiếp. Chẳng hạn, các nhà nghiên cứu biết rằng, chỉ cần nghĩ về Mặt trời có thể làm co đồng tử và nghĩ về phòng tối hoặc tính toán điều gì đó có thể làm chúng giãn ra, theo Christoph Strauch, tác giả cao cấp của báo cáo về trường hợp mới và là trợ lý giáo sư khoa tâm lý học thực nghiệm tại Đại học Utrecht ở Hà Lan cho biết.
Nhưng không ai nghĩ rằng có thể thay đổi kích thước đồng tử bằng cách điều khiển trực tiếp nó như một cơ bắp cho đến khi một sinh viên tâm lý học tại Đại học Ulm ở Đức liên hệ với Strauch sau khi tham gia một trong các khóa học của anh ấy. (Strauch trước đây là nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Ulm).
Vào thời điểm đối tượng khoảng 15 hoặc 16 tuổi, người thanh niên – được xác định trong bản tường trình bằng tên viết tắt của anh là D.W – nhận ra rằng mình có thể tùy ý thay đổi kích thước đồng tử.
“Việc co đồng tử có cảm giác như đang nắm chặt, kéo căng một thứ gì đó; trong khi làm cho nó lớn hơn có cảm giác như mắt được thư giãn, giải phóng hoàn toàn”, D.W. nói với các nhà nghiên cứu.
Ban đầu, anh thay đổi kích thước đồng tử của mình bằng cách tập trung vào phía trước hoặc phía sau một vật thể, nhưng qua luyện tập, anh ấy đã học được cách làm điều đó mà không cần tập trung vào vật thể nào.
Anh ấy nói với các nhà nghiên cứu rằng, để thay đổi kích thước đồng tử của mình, tất cả những gì anh ấy cần làm là tập trung vào mắt; anh không cần phải tưởng tượng đang ở trong môi trường sáng hay tối.
Điều đó khiến D.W khác biệt với những người thể hiện khả năng co giãn đồng tử khác. Hơn nữa, việc anh ta có thể cảm nhận trực tiếp các cơ trong đồng tử “thật đáng kinh ngạc, vì điều đó đã được cho là bất khả thi”.
Thông qua một loạt các thử nghiệm, các nhà nghiên cứu đã xác nhận rằng D.W thực sự có khả năng này – và họ không tìm thấy dấu hiệu nào cho thấy anh đang gián tiếp thay đổi kích thước đồng tử của mình.
Video đang HOT
Trong một thử nghiệm, các nhà nghiên cứu đã đo các đặc tính điện của da bằng cách áp dụng điện áp để kiểm tra xem liệu anh ta có bị kích thích do tăng cường nỗ lực tinh thần hay không, điều này cũng có thể làm tăng kích thước đồng tử của anh ta một cách gián tiếp. Kết quả dĩ nhiên là không.
Không cần sử dụng bất kỳ phương pháp gián tiếp nào, D.W có thể làm giãn đồng tử của mình với đường kính lên tới 0,09 inch (2,4 mm) và co lại với đường kính còn 0,03 inch (0,88 mm).
Sử dụng một loại quét não được gọi là chụp cộng hưởng từ chức năng (fMRI), các nhà nghiên cứu nhận thấy có sự gia tăng kích hoạt ở một số bộ phận của não liên quan đến sự chủ động, hay khả năng tự nguyện quyết định và làm điều gì đó theo ý mình.
Các nhà nghiên cứu không thể dám chắc rằng, D.W đang trực tiếp điều khiển đồng tử của mình, nhưng từ nhiều cuộc kiểm tra, họ không tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào cho thấy anh ta sử dụng chiến lược gián tiếp. Liệu một người khác có thể học để làm như D.W. không? Strauch trả lời là có.
Nghiên cứu về nhiều người có khả năng này hơn có thể giúp các nhà nghiên cứu mô tả và hiểu về hiện tượng, chẳng hạn như nó đến từ đâu, Strauch nói thêm. “Khá nhiều người tin rằng, họ có thể làm được điều tương tự đã liên hệ, điều này thực sự tuyệt vời” ông nói.
Người đàn ông 31 tuổi bị "mù" sau khi thức dậy vào buổi sáng, nguyên nhân xuất phát từ thói quen mà nhiều người trẻ vẫn làm hàng đêm
Sau khi thức dậy vào buổi sáng, người đàn ông 31 tuổi ở Thâm Quyến (Trung Quốc) phát hiện mắt trái hoàn toàn không nhìn thấy gì. Bác sĩ chẩn đoán anh ta bị "đột quỵ mắt" do thói quen này.
Truyền thông Trung Quốc mới đây đã đưa tin về trường hợp một nam thanh niên bị "đột quỵ mắt" sau khi ngủ dậy. Theo đó, hôm trước khi xảy ra sự việc, như thường lệ, người đàn ông 31 tuổi đến từ Thâm Quyến này bắt đầu chơi trò chơi di động sau khi đi làm về và ăn cơm, anh ta chơi trong vài giờ. Đến lúc trước khi đi ngủ, người này cũng không quên cầm lấy điện thoại và vuốt vuốt thêm một hồi lâu.
Khi anh ta thức dậy vào sáng hôm sau thì thấy rằng mắt trái của mình dường như hoàn toàn không nhìn thấy gì. Anh ta cố gắng nhắm mắt nghỉ ngơi vài phút rồi mới mở mắt lại, thị lực có chút khôi phục nhưng về cơ bản tầm nhìn phía trên mắt trái vẫn bị mất.
Sau đó, người đàn ông vội vã đến khoa mắt của bệnh viện để điều trị. Bác sĩ kiểm tra thì nhận thấy thị lực mắt trái của anh ta chỉ còn 0,4, tắc động mạch nhánh dưới võng mạc. Nói cách khác, anh ta bị "đột quỵ" ở mắt trái.
Đột quỵ chúng ta thường nghe thấy rồi nhưng mắt cũng có thể bị đột quỵ thì chắc hẳn là điều xa lạ với nhiều người!
"Đột quỵ mắt" là gì?
Theo bác sĩ Xu Qibin, Phó trưởng Khoa Nhãn khoa, Bệnh viện Y học phương Tây và Cổ truyền kết hợp Thâm Quyến (Trung Quốc), "đột quỵ mắt" là một cấp cứu trong nhãn khoa. Lâm sàng gọi là tắc động mạch võng mạc, có thể chia thành tắc động mạch võng mạc trung tâm và tắc động mạch võng mạc nhánh. Một khi "đột quỵ mắt" xảy ra, thị lực của người bệnh giảm đột ngột, có thể giảm nhận thức ánh sáng, thậm chí không còn cảm nhận ánh sáng, đồng tử bị ảnh hưởng sẽ giãn ra.
Cũng có một số bệnh nhân thỉnh thoảng bị hoa mắt do tiền thân của "đột quỵ mắt" thường biểu hiện là mất thị lực đột ngột, sau đó bất ngờ thuyên giảm, thị lực được cải thiện, sau nhiều lần lặp đi lặp lại thì bị "đột quỵ mắt" xảy ra.
Những ai dễ mắc bệnh cao?
Bất cứ ai cũng có thể bị "đột quỵ mắt". Bệnh này thường xảy ra ở một mắt và hiếm khi xảy ra ở cả hai mắt.
"Đột quỵ mắt" ở người trẻ thường gặp ở những trường hợp chấn thương, thức khuya, làm việc và nghỉ ngơi không đều đặn, đau nửa đầu...
Tác hại của "đột quỵ mắt" là gì?
Khi bị "đột quỵ mắt", người bệnh thường có biểu hiện thị lực bên mắt bị giảm sút cực độ, chỉ còn ánh sáng ngoại vi, thậm chí mù lòa.
Vì giới hạn của tình trạng thiếu oxy võng mạc là 2 giờ, nếu không phục hồi được lượng máu và oxy cung cấp cho võng mạc trong vòng 2 giờ này thì võng mạc sẽ bị phù nề, nhợt nhạt và teo đi, lúc này dù có điều trị cũng không khỏi hay khôi phục được (mù lòa vĩnh viễn).
Sau một thời gian dài, các mạch máu mới xuất hiện trong võng mạc do thiếu oxy và thiếu máu cục bộ, gây xuất huyết võng mạc và tăng nhãn áp thứ phát, mang lại cơn đau cực độ cho người bệnh.
Vì "đột quỵ mắt" là một trường hợp cấp cứu, ngay khi xảy ra, bệnh nhân phải đến khoa mắt của bệnh viện để được điều trị, đồng thời xoa bóp vùng mắt bị tổn thương để giảm áp lực cho nhãn cầu và tăng lượng máu cung cấp cho mắt.
Làm thế nào để ngăn chặn nó?
Để phòng ngừa "đột quỵ mắt", bạn cần:
- Xây dựng thói quen sinh hoạt, làm việc và ăn uống điều độ, bỏ thuốc lá, rượu bia, không thức khuya, tránh mệt mỏi quá độ.
- Tránh xa bệnh cao huyết áp và mỡ máu cao.
- Không nên ăn quá nhiều dầu mỡ, tập thể dục thể thao vừa sức, tránh béo phì.
- Thực hiện khám mắt và kiểm tra mắt thường xuyên.
- Nếu nhận thấy thị lực giảm hoặc có quầng đen, bạn cần đi khám chuyên khoa mắt kịp thời.
Nguồn và ảnh: Sohu, Healthline
Đồng tử càng lớn thì trí thông minh càng cao, mối quan hệ giữa mắt và não có thể phức tạp hơn bạn nghĩ rất nhiều Một nghiên cứu mới cho thấy đường kính đồng tử của một người càng lớn lúc thì chỉ số thông minh của người đó càng cao. Điều này có thể liên quan đến khu vực trong não của chúng ta điều khiển hoạt động của đồng tử. Đồng tử của chúng ta sẽ không chỉ phản ứng với ánh sáng, chúng còn phản...