Người đàn ông có sở thích cho đỉa hút máu
Một người đàn ông tên là Vladimir, 50 tuổi, thường xuyên để cho đỉa hút máu và cảm thấy trẻ hơn sau mỗi lần đỉa hút máu.
Xuất hiện trên truyền hình, ông Vladimir khiến khán giả vô cùng ngạc nhiên khi để những con đỉa bò trên cánh tay hút máu.
Ông Vladimir tin rằng đỉa có thể chữa trị bệnh vì chúng hút “máu xấu”. Hiện, ông đang nuôi khoảng 200 con đỉa trong những chiếc lọ chứa nước và chất dinh dưỡng. Mỗi lần chữa thương, ông dùng 12 con đỉa một lúc.
Ông nuôi đỉa trong những chiếc lọ
Video đang HOT
Sở thích kì lạ này của ông xuất hiện cách đây 3 năm sau khi ông bị một tai nạn ô tô. Trong những ngày bị thương, ông đã đặt 12 con đỉa trên cơ thể, chúng hút hết khoảng 170g máu mỗi lần.
Ông Vladimir cho biết ông tin đỉa sẽ tẩy, thanh lọc máu và giúp ông cảm thấy mình trẻ hơn.
Theo Datviet
Phát hiện loài cá hút máu như đỉa
Với giác bám lởm chởm, nó cắn chặt và hút hết chất dinh dưỡng từ cơ thể con mồi.
Các nhân viên bảo vệ động vật hoang dã ở hồ Michigan (Mỹ) đã phải thả thuốc độc xuống những con suối trong khu vực để giết chết loài cá 'ma cà rồng' này.
Nguyên nhân là do chúng sinh sôi nảy nở rất nhanh và tạo ra nguy cơ mất cân bằng sinh thái khi tiêu diệt rất nhiều loài cá khác.
Loài cá hút máu này khi trưởng thành có độ dài từ 60 - 90cm, chúng hoạt động tương tự như loại đỉa.
Với cái miệng có nhiều giác bám và hàm răng sắc nhọn, chúng cắm chặt vào vật chủ và hút máu, chất dinh dưỡng đến khi con mồi chết hoặc kiệt sức.
Mặc dù có nguồn gốc từ Đại Tây Dương nhưng qua nhiều đường vận chuyển, chúng đã tới được vùng hồ Michigan.
Những năm 1940 của thế kỷ trước, loài cá nguy hiểm này đã từng là nỗi ám ảnh cho các đàn cá hồi trong hồ và ảnh hưởng đến các hoạt động du lịch, thể thao trong vùng.
Kể từ đó đến nay, sau 50 năm, cuộc chiến của các cơ quan với loài cá hút máu này đã tiêu tốn khoảng 400 triệu USD.
Đến nay, số lượng loài cá này đã giảm khoảng 90% so với thời điểm năm 1950.
Các nhà khoa học Mỹ đang nghiên cứu loại chất độc chỉ giết chết loài cá sát thủ này mà không ảnh hưởng đến loài khác.
Theo các nhà khoa học đến từ Viện nghiên cứu Cá và Động vật hoang dã Mỹ, bây giờ là thời điểm thích hợp để tiêu diệt bởi chúng mới ở dạng ấu trùng rất dễ bị nhiễm thuốc độc.
Tuy nhiên, việc này chỉ phải lặp lại sau 3 - 5 năm và chất độc được sử dụng cũng dễ phân hủy, không ảnh hưởng đến loài cá khác nên không gây mất cân bằng sinh thái.
Theo VTC
Xử tội hút máu của 'rận đầu đen' Tại một hội nghị quốc tế, nhóm nghiên cứu công bố, lịch sử loài người được mã hóa trong bộ gen của loài... chấy rận. - Xưa nay những manh mối về quá trình tiến hóa của nhân loại thường đến từ những hóa thạch do tổ tiên để lại. Làm gì có chuyện dựa vào dấu vết từ chấy rận. - Khoa...