Người đàn ông có cả trăm viên sỏi thận vì thói quen ăn khuya
Mỗi tuần, người đàn ông 32 tuổi có thể ăn tới 5 bữa thịt nướng, uống bia bởi đó là món khoái khẩu của anh.
Gần đây, anh Xiao Wu (32 tuổi, người Trung Quốc) cảm thấy đau bụng dữ dội. Anh cũng trải qua những cơn đau lưng nên không thể làm được việc nặng.
Mới đầu, người đàn ông này nghĩ các biểu hiện này do mệt mỏi trong công việc. Bởi vậy, anh không quá bận tâm.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới sỏi thận mà bạn có thể đề phòng
Nhưng sau một thời gian dài, Xiao Wu ngày càng nhức mỏi lưng nhiều hơn. Thậm chí, anh còn đi tiểu ra máu. Quá hoảng sợ, anh vội vã vào bệnh viện kiểm tra.
Kết quả chụp CT cho thấy thận trái của người này đặc kín sỏi. Thêm vào đó, thận cũng bị tổn thương khiến việc tiểu tiện khó khăn.
Ngay lập tức, các bác sĩ phải sắp xếp phẫu thuật cho Xiao Wu và lấy ra cả trăm viên sỏi. Đây là lần đầu tiên trong 20 năm qua, ê-kíp mổ thấy một tình trạng nguy kịch như vậy.
Bệnh nhân bị tích tụ lượng sỏi thận lớn do thói quen ăn uống không đúng
Khi hỏi chuyện Xiao Wu, các bác sĩ nhận định, chính thói quen ăn uống đã dẫn tới căn bệnh này.
Người đàn ông rất bận rộn với công việc nhưng bất cứ khi nào rảnh, anh lại tụ tập cùng bạn bè. Anh thường xuyên cùng họ ăn đồ nướng, uống bia ngoài phố. Đây là những món khoái khẩu mà Xiao Wu có thể thưởng thức tới 5 ngày trong tuần.
Video đang HOT
Mỗi lần như vậy, anh có thể uống vài chai bia, ăn một đĩa lớn thịt nướng hoặc hải sản và cảm thấy cuộc đời thật tuyệt vời.
Tuy nhiên, các bác sĩ nhận định đây là một chế độ ăn không lành mạnh mà nhiều người trẻ mắc phải.
Ăn thường xuyên các loại thịt đỏ, hải sản, uống bia sẽ làm tăng lượng purine trong cơ thể. Khi đó, lượng axit uric trong nước tiểu cao lên dẫn tới sỏi thận.
Anh Xiao Wu dùng tất cả các loại thực phẩm trên cùng lúc khiến lượng purine quá nhiều, gây ra rối loạn trao đổi chất và dần dần, số sỏi thận tích tụ.
Ngoài hạn chế các thực phẩm trên, để ngăn ngừa sỏi thận, mọi người nên làm những việc sau:
1. Uống nhiều nước
Uống ít nước là một trong những lý do gây ra sỏi thận. Bạn cần uống nhiều nước để bài tiết và giảm nguy cơ hình thành sỏi thận. Ngoài ra, bạn cũng nên uống trà để bảo vệ thận, detox cơ thể.
2. Ăn sáng đều đặn
Hiện tại, nhiều người có nhịp sống, làm việc gấp gáp hoặc do ăn kiêng nên bỏ qua bữa sáng. Tuy nhiên, thói quen thiếu khoa học này có thể ảnh hưởng tới việc tiết mật và axit ở dạ dày.
Trong thời gian dài, chức năng của hệ tiêu hóa sẽ suy giảm ảnh hưởng tới dạ dày, gan, thận, tác động nghiêm trọng tới sức khỏe của bạn.
Ăn quá nhiều thịt nướng, hải sản, thực phẩm nhiều protein gây hại cho thận. Ảnh minh họa: Topuytin
3. Ăn ít thực phẩm có hàm lượng axit oxalic cao
Sự kết hợp của axit oxalic với canxi có thể tạo ra canxi oxalat gây kết tủa lắng đọng tạo thành sỏi ở các cơ quan tiết niệu. Vì vậy, các bác sĩ thường khuyên mọi người nên tránh hoặc hạn chế ăn các thực phẩm có chứa hàm lượng lớn axit oxalic như chất giàu protein, đường tinh luyện, ít chất xơ.
4. Ăn ít đường
Một lượng đường phù hợp sẽ có lợi nhưng nếu bạn ăn nhiều, cơ thể sẽ không tiêu hóa được. Khi đó, các chất sẽ tích tụ lại trong người và dần chuyển hóa thành sỏi. Ngoài ra, thực phẩm có đường cũng sẽ tăng lượng axit oxalic dẫn tới nguy cơ sỏi thận.
5. Tăng cường tập luyện
Tùy vào sức khỏe và điều kiện bản thân, bạn hãy chọn bài tập phù hợp như đi bộ, chạy, bơi… Khi đó, hệ miễn dịch và trao đổi chất của cơ thể sẽ được tăng cường và nguy cơ bệnh tật được ngăn ngừa.
6. Kiểm soát cân nặng
Thừa cân quá nhiều là thủ phạm chính gây ra sỏi thận. Bởi vậy, bạn cần quan tâm tới việc giữ một trọng lượng vừa phải, giảm lượng calorie hấp thụ vào, vận động hàng ngày để ngăn ngừa béo phì.
Thấy con có biểu hiện vặn vẹo người lúc học bài, mẹ lên tiếng trách mắng nhưng sau khi con vào nhà vệ sinh mẹ mới hốt hoảng đưa đến viện khám
Bé trai cho biết cơ thể không khỏe, muốn vào nhà vệ sinh, khi phát hiện con tiểu ra máu thì người mẹ mới hốt hoảng đưa con đến bệnh viện khám.
Trong chương trình "Doctor is hot", bác sĩ Hồng Vĩnh Tường, khoa thận, bệnh viện Tri-Service General Hospital Nei-Hu Branch, chia sẻ về trường hợp bé trai (12 tuổi) có thói quen hằng ngày là uống nước ngọt có ga thay nước lọc.
Ảnh minh họa
Trong một lần kèm con làm bài tập, người mẹ phát hiện bé trai thường xuyên có biểu hiện vặn người, nghĩ rằng con không chuyên tâm làm bài nên người mẹ đã lên giọng trách mắng. Không ngờ, bé trai cho biết cơ thể không khỏe, muốn vào nhà vệ sinh, khi phát hiện con tiểu ra máu thì người mẹ mới hốt hoảng đưa con đến bệnh viện khám.
Bác sĩ Hồng Vĩnh Tường chia sẻ: "Kết quả xét nghiệm cho thấy thận và niệu quản của bệnh nhi có sỏi kích thước 1cm, bệnh nhi đã được chuyển sang khoa tiết niệu để phẫu thuật gắp sỏi ra khỏi cơ thể".
Bác sĩ Hồng Vĩnh Tường, khoa thận, bệnh viện Tri-Service General Hospital Nei-Hu Branch
Bác sĩ Hồng Vĩnh Tường cảnh báo, nếu bạn bị đau lưng thì nên đặc biệt lưu ý, khi cơn đau lan tỏa xuống dưới thì đó có thể là dấu hiệu liên quan đến bệnh sỏi thận, kết hợp với tình trạng tiểu ra máu thì tốt nhất bạn nên đến bệnh viện xét nghiệm và điều trị. Thông thường, cơ quan đau đớn không phải thận mà là niệu quản, bởi niệu quản rất nhỏ và hẹp, nếu sỏi làm trầy xước niêm mạc niệu quản sẽ gây ra tình trạng co thắt và đau đớn cho người bệnh.
Nhận biết những dấu hiệu sỏi thận ở trẻ em
Triệu chứng sỏi thận ở trẻ em tương tự như người trưởng thành. Ban đầu, biểu hiện có thể là cơn đau vùng hông lưng, tiểu ít, tiểu máu, buồn nôn, người nhợt nhạt và ra nhiều mồ hôi. Đối với trẻ nhỏ, bé thường dễ bị kích thích, quấy khóc và thường xuyên nhiễm trùng tiểu biểu hiện qua triệu chứng la khóc mỗi lần tiểu tiện. Ở giai đoạn sỏi gây nhiễm trùng, phụ huynh nên cảnh giác trước các dấu hiệu sau của bệnh lý:
Phù nề: Có thể nhận thấy mắt trẻ hơi sưng sau khi ngủ dậy, tình trạng sưng nề có thể kéo dài, triệu chứng sưng nhiều hơn và phù ra toàn thể người, sưng phù tay chân và bụng. Nhiều trẻ có thể bị sưng phù toàn thân do hệ thống bài tiết không hoạt động ổn định.
Tiểu ít, khó tiểu : Đây là nguyên nhân khiến cơ thể trẻ không loại thải được độc tốc và gây sưng phù. Trẻ khó bài tiết, tiểu dắt, đau bụng dưới, số lượng nước tiểu giảm đi tỷ lệ thuận với mức độ sưng phù.
Nước tiểu đỏ: Trẻ có thể có nước tiểu màu đỏ hay màu xá xị, đây là dấu hiệu cho thấy thận hoặc đường tiết niệu của trẻ bị nhiễm trùng và cần điều trị nhanh chóng.
Nhức đầu: Tình trạng nhức đầu có thể kèm theo triệu chứng hoa mắt, chóng mặt. Trẻ có thể bị nhức đầu do trẻ bị tăng huyết áp.
Tiểu đau, tiểu đục: Trẻ có thể bị đau khi đi tiểu và nước tiểu đục. Điều này khiến trẻ sợ đi tiểu và phát sinh tâm lý, từ đó ảnh hưởng đến cơ quan bài tiết.
Mệt mỏi: Khi bị sỏi thận, trẻ sẽ bớt hiếu động, da xanh xao và có biểu hiện mệt mỏi.
Những biểu hiện trên chỉ xuất hiện khi tình trạng sỏi thận đã gây tổn thương, viêm nhiễm. Bệnh không có biểu hiện cụ thể trong giai đoạn đầu. Ngoài ra triệu chứng sỏi thận cũng dễ bị nhầm lẫn với viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang. Phụ huynh nên chú ý phân biệt và đưa trẻ đi thăm khám sớm.
Đi tiểu ra máu, cẩn thận 4 căn bệnh này đang tìm đến bạn! Năng lượng từ thức ăn và nước uống chúng ta nạp vào mỗi ngày không hoàn toàn được cơ thể chúng ta hấp thụ. Phần nước chưa bị hấp thụ sẽ đi vào hệ thống trao đổi chất của con người, được tái hấp thu và lọc qua thận để tạo thành nước tiểu. Trong trường hợp bình thường, người trưởng thành sẽ...