Người đàn ông chi hơn 2 tỷ đồng để bắn chết dê núi Himalaya quý hiếm
Thợ săn này là người Mỹ thứ 3 được chính phủ Pakistan cấp giấy phép săn dê núi.
Thợ săn người Mỹ đã trả số tiền lớn để được cấp giấy phép giết dê núi Himalaya quý hiếm
Một thợ săn đến từ Texas (Mỹ) đã trả 110.000 USD (2,6 tỷ đồng) cho chính phủ Pakistan để có được cấp giấy phép bắn một con dê núi Himalaya quý hiếm.
Con vật hoang dã là giống dê núi Astore đang sống ở vùng Gilgit-Baltistan ở phía bắc dãy Himalaya, theo Dailymail.
Một video trên YouTube ghi lại cuộc đi săn của Bryan Harlan cho thấy con dê bị giật mình và nhảy lên cao khi người đàn ông đến từ Dallas bắn phát súng đầu tiên.
Người đàn ông này sau đó đã gây phẫn nộ trên các phương tiện truyền thông xã hội sau khi đăng một bức ảnh bên cạnh con dê.
Nhiều người tỏ ra tức giận về việc Pakistan cho phép những người nước ngoài săn bắn loài động vật quý hiếm của quốc gia.
Bryan là người Mỹ thứ 3 đến Pakistan săn bắn dê núi luật cấm cấm hoặc điều chỉnh hành vi săn bắn của các tác giả săn bắn. Thợ săn Texan là người Mỹ thứ ba đến Pakistan săn bắn dê Astore.
Video đang HOT
“Thật vinh dự khi được trở lại Pakistan”, Brayan nói với đài truyền hình địa phương.
Bất chấp phản ứng dữ dội của cộng đồng mạng Pakistan, Harlan cho biết rất thích cuộc đi săn của mình và cho rằng đang nỗ lực để bảo tồn động vật ở quốc gia này.
Các quan chức Pakistan và những nhóm bảo tồn nói rằng các cuộc đi săn được cấp phép đã giúp cứu loài dê núi do làm giảm nạn săn trộm.
Săn bắn động vật hoang dã là hành động bất hợp pháp ở Pakistan nhưng nước này cho phép thợ săn nước ngoài giết 12 con dê đực mỗi mùa nếu được chính phủ cho phép. Mỗi tờ giấy phép chỉ cho phép thợ săn giết một con dê.
80% số tiền mà người nước ngoài nộp cho chính phủ để có giấy phép săn bắn được trao cho các địa phương gần nơi săn bắn và 20% còn lại dành cho các cơ quan bảo tồn động vật hoang dã tại quốc gia này, các nhà chức trách địa cho biết.
Nỗ lực bảo tồn dê núi Astore đã được gia tăng sau khi các báo cáo năm 2011 chỉ ra rằng chỉ còn 2.500 con sống trong tự nhiên. Nguyên nhân là do nạn phá rừng, các hoạt động quân sự, và việc các thợ săn trộm bắt chúng để lấy thức ăn và sừng.
Theo Danviet
Tê giác trắng phương bắc đực cuối cùng qua đời và thông điệp gửi đến TQ
Các nhân chứng châu Phi nói nạn buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp đã gây ra thảm họa trên diện rộng, sau khi Trung Quốc nới lỏng các lệnh cấm.
James Mwenda đứng bên cạnh một trong hai con tê giác sừng trắng phương bắc cái cuối cùng.
Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), James Mwenda, nhân viên khu bảo tồn ở Kenya, đến Hong Kong hồi tuần này để gửi thông điệp về cái chết của một người bạn.
Ngày 19.3, tê giác sừng trắng phương bắc đực cuối cùng đã trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 45, sau một thời gian dài bệnh nặng ở trung tâm bảo tồn thuộc Kenya.
Những gì còn lại của loài tê giác này là hai con tê giác cái. "Cái chết của tê giác đực chính là thông điệp của tôi", Mwenda nói. "Tôi nói lên điều mà tê giác không thể nói".
Tháng trước, Trung Quốc nới lỏng lệnh cấm buôn bán sừng tê giác và xương hổ sau 25 năm. Hoạt động buôn bán bị giới hạn phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học, buôn bán di sản văn hóa và "liên quan đến tác dụng chữa bệnh".
Nhu cầu sừng tê giác và xương hổ rất lớn ở Trung Quốc vì niềm tin rằng nó có thể chữa được bệnh, dù không có bằng chứng khoa học nào chứng minh điều này.
Sừng tê giác được làm từ keratin, một chất tương tự như trong tóc và móng tay người. Các nhà hoạt động nói việc Trung Quốc nới lỏng lệnh cấm sẽ dẫn đến "hệ quả khủng khiếp".
Mwenda cũng đồng tình: "Quyết định này đe dọa đến động vật hoang dã của chúng tôi... Thật buồn khi phải chứng kiến mặt tối của con người, đó là lòng tham".
Mwenda có mặt tại Hong Kong từ ngày 12-17.11 để tham gia sự kiện nhấn mạnh hoạt động buôn bán động vật hoang dã có ảnh hưởng tiêu cực như thế nào ở châu Phi.
Số lượng ngà voi hải quan Hong Kong thu giữ.
Hong Kong được coi là thị trường ngà voi lớn nhất thế giới, dẫn đến việc 30.000 con voi châu Phi bị hạ sát mỗi năm. Hiện chỉ còn khoảng 350.000 voi châu Phi, so với mức 490.000 cách đây một thập kỷ.
Hoạt động săn bắn là nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm mạnh này.
Gabon, một quốc gia ở Trung Phi là nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên khổng lồ, với những cánh rừng bạt ngàn và 800km bờ biển, là nơi sinh sống của cá voi và cá heo.
Gabon hiện chiếm tới 60% lượng voi sống trong rừng trên toàn thế giới. Trong giai đoạn những năm 1980, Gabon có 65.000 con voi rừng. Nhưng giờ đây, quốc gia này đã mất một phần ba, trong khi cả châu Phi mất tới 75% trong 15 năm.
Ngà voi bên cạnh sừng tê giác và xương hổ là thứ mà những kẻ săn trộm không ngừng tìm kiếm.
Với tê giác, một kg sừng có giá tới 60.000 USD còn con số này là 2.000 USD/kg với ngà voi. Đây là những thứ giá trị nhất mà những kẻ săn trộm bất chấp luật pháp để kiếm lời, theo SCMP.
Mwenda hi vọng mọi người sẽ nhận ra mối đe dọa với các loài động vật hoang dã ở châu Phi và có hành động đảo ngược viễn cảnh tồi tệ.
"Nếu chúng ta không nỗ lực bảo vệ môi trường hoang dã, bây giờ và trong tương lai, thế hệ mai sau sẽ không có gì", Mwenda cảnh báo.
Theo Danviet
Đại sứ Pakistan tại Nga: Tăng cường quan hệ lực lượng vũ trang hai nước Quan hệ giữa các lực lượng vũ trang Pakistan và Nga sẽ tiếp tục tăng cường, đại sứ Pakistan tại Moskva, Kazi Khalilullah cho biết. Quan hệ giữa các lực lượng vũ trang Pakistan và Nga sẽ tiếp tục tăng cường. Ảnh: AP "Trong những năm gần đây, tương tác giữa các lực lượng vũ trang của Pakistan và Nga đã gia tăng,...