Người đàn ông bị trợt loét toàn thân, nhiễm trùng nặng do ăn uống thiếu chất
Bệnh nhân nam 63 tuổi ở Mỹ Đức, Hà Nội chẩn đoán mắc bệnh Pellagra do thiếu vi chất Niacin trong cơ thể.
BV Da liễu Trung ương cho biết, hiện đang điều trị cho một bệnh nhân nặng mắc bệnh Pellagra do thiếu vi chất Niacin trong cơ thể.
Bệnh nhân T. ở Mỹ Đức, Hà Nội do có hoàn cảnh gia đình khó khăn, ốm yếu đã hơn 10 năm nay, không còn sức lao động, vợ làm ruộng và 4 người con công việc không ổn định, ăn uống không đủ chất.
Ông T. nhập viện từ ngày 13/5/2020, ban đầu triệu chứng xuất hiện nhiều vết trợt loét trên tay, chân, đau nhiều, kèm theo loét miệng, ăn uống khó khăn, đến nay bệnh diễn biến càng nặng, sốt cao kéo dài, tổn thương trợt loét toàn thân, thể trạng yếu, nhiễm trùng nặng, albumin giảm, tiên lượng rất nặng nề.
Các bác sĩ chẩn đoán ông T. bị thiếu Niacin. Đây là vi chất quan trọng trong chuyển hoá sinh năng lượng của cơ thể sống.
Bệnh pellagra là do chế độ ăn thiếu niacin hoặc tryptophan hoặc thiếu cả hai và mất cân bằng các acid amin trong cơ thể.
Các biểu hiện về tiêu hoá là triệu chứng hay gặp nhất trước khi xuất hiện các biểu hiện bệnh da. Bệnh nhân có thể có các biểu hiện rối loạn tiêu hoá, chán ăn, ỉa chảy… tổn thương da xuất hiện về mùa hè, sau đó có những đợt bệnh nặng hoặc tái phát theo mùa.
Video đang HOT
Các thay đổi về da là các biểu hiện đặc trưng nhất của bệnh, vị trí hay gặp là vùng tiếp xúc với ánh nắng hoặc vùng cọ xát nhiều.
Biểu hiện ban đầu thường là ban đỏ ở vùng mu tay kèm theo ngứa và cảm giác dát bỏng, tổn thương đối xứng và da hơi phù nề nhẹ.
Trong một số bệnh nhân, mụn nước xuất hiện sau vài ngày bị ban đỏ, các tổn thương liên kết với nhau thành bọng nước rồi vỡ ra. Trong một số trường hợp khác xuất hiện các vẩy da khô màu nâu.
Sau đó bệnh nhân bị tổn thương da trở nên cứng, khô ráp, dễ vỡ màu hơi nâu. Thượng bì các ngón tay dày và các nếp gấp bị xoá. Xuất hiện các vết nức đau ở lòng bàn tay và ngón tay.
Khi giai đoạn nặng kéo dài, da bệnh nhân trở nên cứng hơn, khô hơn, dễ vỡ hơn và trên da phủ một lớp vẩy màu hơi đen do xuất huyết.
Th.BS.Nguyễn Thị Minh Thu, Phó Trưởng Khoa Điều trị bệnh da nam giới cho biết, bệnh này không điều trị có thể gây nhiễm trùng huyết và có thể tử vong.
Do đó, phương pháp điều trị đặc hiệu là uống niacinamide (còn gọi là vitamin PP). Chế độ ăn giàu vitamin (đặc biệt các vitamin nhóm B khác) và đạm năng lượng cao là cần thiết.
Nguồn vitamin PP trong thực phẩm gồm các loại như thịt, cá, sữa, trứng, rau xanh và ngũ cốc… Nhu cầu cần thiết hằng ngày là 14 – 18mg.
Các bác sĩ khuyến cáo, khi có các triệu chứng lạ xuất hiện trên da, người bệnh cần đi khám để xem nguyên nhân và mức độ thiếu hụt để bổ sung một cách hợp lý; Tránh tự ý mua thuốc về dùng sẽ dẫn đến dùng liều không đúng. Nếu dùng liều cao cũng gây bất lợi như: buồn nôn, đỏ bừng mặt và cổ, ngứa, cảm giác rát bỏng, buốt hoặc đau nhói ở da và có thể tử vong.
Đang ăn kem thì vấp ngã, bé gái 2 tuổi bị que kem dài 20cm chọc xuyên hốc mắt
Tình huống nguy hiểm này một lần nữa là lời cảnh báo cho những ông bố bà mẹ có con nhỏ cần phải hết sức cẩn trọng trong việc trông nom, quan sát lũ trẻ.
Một bệnh viện mắt ở thành phố Pleiku, Gia Lai mới đây đã tiếp nhận một bé gái 2 tuổi bị thương ở mắt do gặp tai nạn trong khi ăn uống. Cụ thể, khi đang ăn kem thì bé bị vấp ngã và bị que kem bằng tre dài khoảng 20cm chọc xuyên hốc mắt vào xoang. Rất may, nhãn cầu của bé vẫn còn nguyên vẹn.
Ngay lập tức các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật lấy que tre ra và điều trị chống nhiễm trùng cho bé. Sau 1 tuần điều trị thì cô bé này đã được xuất viện. May mắn tai nạn cũng không làm ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ đôi mắt của bé gái.
Bé gái 2 tuổi vào viện trong tình trạng bị que nhọn dài 20cm đâm xuyên hốc mắt vào xoang (ảnh trái). Sau 1 tuần điều trị thì sức khoẻ của bé ổn định và được xuất viện (ảnh phải).
Những hình ảnh của vụ tai nạn được đăng tải trên mạng xã hội đã nhận được rất nhiều sự chú ý của mọi người. Ai nấy đều cảm thấy hốt hoảng với tình huống nguy hiểm này. Đồng thời rất nhiều người đã chia sẻ câu chuyện của bé gái để cảnh báo cho những ông bố bà mẹ có con nhỏ cần hết sức cẩn trọng, phải luôn luôn để ý đến con trong mọi hoàn cảnh, tránh xảy ra những tai nạn đáng tiếc.
Lưu ý cho bố mẹ để phòng tránh tai nạn trẻ nhỏ từ những vật sắc, nhọn
Trong cuộc sống thường ngày tồn tại rất nhiều những vật thể sắc nhọn có thể gây nguy hiểm cho trẻ như đũa, que, tăm, bút bi, bút chì... Thực tế đã có rất nhiều những vụ tai nạn trẻ em thương tâm vì những vật thể nhọn gây ra. Chính vì thế, bố mẹ cần lưu ý:
- Tuyệt đối không cho trẻ cầm những vật thể sắc nhọn (như đũa, bút bi, bút chì, dĩa, que nhọn...) để chơi đùa, chạy nhảy.
- Không nên để trẻ ăn các loại thức ăn có thanh xiên, que tre. Bố mẹ có thể lấy thanh xiên ra và đưa riêng đồ ăn cho trẻ.
- Khi cho trẻ ăn, bố mẹ cần đảm bảo trẻ không đang đi bộ hoặc chạy nhảy, tốt nhất nên ngồi yên một chỗ ăn, ăn xong hãy nhanh chóng vứt que tre vào thùng rác.
- Đặt những vật sắc nhọn ra khỏi tầm tay của trẻ và luôn giám sát trẻ mọi lúc, mọi nơi.
- Nếu trẻ gặp tai nạn với vật sắc nhọn, cha mẹ nên bình tĩnh và nhanh chóng đưa con đến bệnh viện để điều trị khẩn cấp. Tuyệt đối không cố gắng tự lấy vật nhọn ra khỏi vết thương của trẻ.
Rốn chảy dịch, bé trai 11 tuổi mắc bệnh bẩm sinh hiếm gặp Dị tật còn ống niệu rốn là bệnh bẩm sinh hiếm gặp ở trẻ em. Chúng có thể gây rò nước tiểu rốn, viêm tấy, chảy mủ. Vừa qua, các bác sĩ khoa Ngoại thận - Tiết niệu, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) đã điều trị thành công cho bệnh nhi V.T.M.C. (11 tuổi, trú tại Vàng...