Người đàn ông bị hỏng thận do lạm dụng vitamin D, chuyên gia nói gì về việc dùng thức uống bổ sung này?
Thận của một người đàn ông Canada đã bị hỏng sau khi anh ta uống quá nhiều vitamin D. Những lý giải dưới đây sẽ khiến bạn hiểu tại sao.
Bằng cách này hay cách khác, tất cả chúng ta cuối cùng đều biết rằng cái gì nhiều quá cũng đều không tốt. Một người đàn ông Canada đã học được bài học đó một cách khó khăn: Trong hơn 2 năm, anh ta thường xuyên uống một liều vitamin D cực kỳ cao, không may gây ra tổn thương vĩnh viễn cho thận.
Một người đàn ông Canada đã học được bài học đó một cách khó khăn: Trong hơn 2 năm, anh ta thường xuyên uống một liều vitamin D cực kỳ cao, không may gây ra tổn thương vĩnh viễn cho thận.
Nghiên cứu trường hợp, được công bố trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Canada, giải thích rằng người đàn ông 54 tuổi này đã đến gặp bác sĩ gia đình sau khi trở về từ chuyến đi đến Đông Nam Á, nơi anh dành khá nhiều thời gian, mỗi ngày để tắm nắng. Bác sĩ của anh đã tìm thấy mức độ creatinine tăng trong máu, một dấu hiệu cho thấy thận, thường lọc hết creatinine, bị trục trặc. Bác sĩ của anh nhanh chóng giới thiệu anh đến một chuyên gia.
Chỉ sau đó, các bác sĩ mới biết rằng người đàn ông đã được chỉ định dùng vitamin D liều cao bởi một người tự nhiên (một học viên tập trung vào các phương thuốc “tự nhiên” và thuốc thay thế), mặc dù anh ta không bị thiếu vitamin D và không có tiền sử bệnh về xương, có thể là dấu hiệu một người không nhận đủ vitamin D.
Người đàn ông đã được chỉ định dùng vitamin D liều cao bởi một người tự nhiên (một học viên tập trung vào các phương thuốc “tự nhiên” và thuốc thay thế), mặc dù anh ta không bị thiếu vitamin D.
Mọi thứ tồi tệ hơn khi người đàn ông đã lấy gấp đôi lượng vitamin D mà Naturopath gợi ý. Đều đặn mỗi ngày trong 2,5 năm, người đàn ông đã uống 8 đến 12 giọt vitamin D, tổng cộng 8.000 đến 12.000 đơn vị quốc tế (IU). Nghiên cứu nói rằng đối với hầu hết mọi người, lượng vitamin D được khuyến nghị hàng ngày là 400 đến 1.000 IU. Con số đó tăng lên 800 đến 2.000 IU đối với người lớn có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao và người cao tuổi.
Sự kết hợp của lượng vitamin D cực lớn mà người đàn ông này tiêu thụ và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời kéo dài trong kỳ nghỉ (da sản xuất vitamin D sau khi tiếp xúc với tia UV từ mặt trời) khiến thận của người đàn ông bị hỏng. Khi đi kiểm tra, bệnh nhân có lượng canxi cao vượt mức và thận không thể lọc đúng cách. Bây giờ, anh bị bệnh thận mãn tính và có thể cần lọc máu trong tương lai.
Video đang HOT
“Bổ sung vitamin có nghĩa là để lấp đầy một khoảng trống hoặc cung cấp một lượng tối ưu không thể đạt được chỉ bằng thực phẩm”, Cynthia Sass, biên tập viên dinh dưỡng của Health chia sẻ. Về cơ bản, nếu bạn không bị thiếu vitamin, việc bổ sung nó sẽ không cải thiện sức khỏe mà còn vô cùng nguy hiểm.
Trước khi bổ sung vitamin, đầu tiên hãy tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ.
Bất kỳ vitamin nào dùng quá mức đều có thể gây hại, mặc dù các loại vitamin khác nhau sẽ có tác dụng khác nhau đối với cơ thể nếu sử dụng sai cách. Ví dụ, quá nhiều vitamin C có thể gây tiêu chảy, trong khi quá nhiều vitamin B6 có thể dẫn đến tổn thương thần kinh.
“Sự dư thừa có thể tích tụ trong cơ thể và làm hỏng các cơ quan hoặc hệ thống khác nhau, khiến cơ thể mất cân bằng hoặc các cơ quan căng thẳng có liên quan đến việc cố gắng thanh lọc sự dư thừa”, chuyên gia dinh dưỡng cho hay.
Trước khi bổ sung vitamin, đầu tiên hãy tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ. Sass nói rằng họ sẽ “đánh giá chế độ ăn uống của bạn và có thể xét nghiệm máu để xác định xem có cần bổ sung hay không, xác định liều lý tưởng và xác định thời gian nên bổ sung.
GS Julie Upton chia sẻ với Health, việc đọc nhãn dinh dưỡng khi mua thực phẩm bổ sung cũng rất quan trọng. Tìm kiếm “% giá trị hàng ngày.” Nếu nó trên 100%, sẽ nhiều hơn nhu cầu của cơ thể bạn. Tất nhiên, trong một số trường hợp, một chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ có thể khuyên bạn nên dùng hơn 100%, nhưng đó là một quyết định nên được đưa ra bởi một chuyên gia.
Hãy nhớ: chế độ ăn uống của bạn rất có thể cung cấp tất cả các vitamin bạn cần.
Và hãy nhớ rằng, chế độ ăn uống của bạn rất có thể cung cấp tất cả các vitamin bạn cần. “Nếu bạn tập trung vào một chế độ ăn uống cân bằng với nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, protein nạc và chất béo lành mạnh, thì dường như bạn sẽ không bị thiếu hụt dinh dưỡng”, BS Upton nói.
Nguồn: Health
Canxi, vitamin D và tập luyện làm giảm nguy cơ loãng xương
Theo PGS.TS Nguyễn Mai Hồng, Khoa Cơ xương khớp (BV Bạch Mai), bệnh loãng xương ảnh hưởng đến 1/3 phụ nữ và 1/8 đàn ông trên 50 tuổi.
Tại Hội nghị khoa học thường niên của khoa Cơ xương khớp, bệnh viện Bạch Mai 2018 diễn ra ngày 12/10 với chủ đề "Thấp khớp học hướng tới cộng đồng", PGS Hồng cho biết những ảnh hưởng của bệnh loãng xương với sức khỏe là rất lớn.
PGS Hồng cho biết, loãng xương là một rối loạn của hệ xương do mật độ khoáng xương thấp, giảm chức năng vi cấu trúc xương và/ hoặc giảm sức mạnh xương từ đó làm tăng nguy cơ bị gãy xương. Nguy cơ này ảnh hưởng đến 1/3 phụ nữ và 1/8 đàn ông trên 50 tuổi.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra loãng xương, trong đó với người Việt Nam, khẩu phần ăn thiếu canxi và vitamin D cũng là một trong những căn nguyên gây ra tình trạng này.
Theo điều tra của Viện Dinh dưỡng quốc gia, giá trị canxi trong khẩu phần ăn của người Việt sau 25 năm không thay đổi, ở mức trung bình 500mg/người/ngày, chỉ đáp ứng 57-64% nhu cầu canxi của mỗi người dẫn đến tình trạng thiếu canxi trường diễn. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu vitamin D ở Việt Nam rất phổ biến, ở mọi lứa tuổi, đặc biệt ở nhóm phụ nữ 40 tuổi tỷ lệ thiếu vitamin D lên đến 50%. Như vậy, cứ trung bình 2 người phụ nữ lại có 1 người thiếu vitamin D. Trong khi đó, thiếu vitamin D khiến cơ thể không tổng hợp được canxi từ thức ăn cũng là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ loãng xương.
Ước tính có khoảng 2,5 triệu người bị loãng xương và có trên 150.000 trường hợp bị gãy xương do loãng xương.
Theo PGS Hồng, điều trị loãng xương bao gồm có biện pháp dùng thuốc và không dùng thuốc, với mục tiêu làm giảm nguy cơ bị gãy xương do loãng xương.
Biện pháp không dùng thuốc bao gồm bổ sung canxi và vitamin D, bài tập tải trọng, dừng hút thuốc lá, giảm tiêu thụ rượu, cà phê và giảm nguy cơ bị trượt ngã.
Theo đó, bệnh nhân nam từ 50 - 70 tuổi cần đảm bảo hàm lượng canxi trong bữa ăn hàng ngày tối đa là 1000 mg và ở phụ nữ trên 51 tuổi lượng canxi tối đa cần đạt 1200 mg.
Bên cạnh đó bệnh nhân cần được bổ sung vitamin D để tăng cường hấp thụ canxi. Hàm lượng vitamin D cẩn bổ sung hàng ngày là 600 UI ở nam và nữ trong độ tuổi từ 51-70 và 800 UI với nam và nữ trên 70 tuổi.
Còn với các thuốc điều trị loãng xương có rất nhiều loại khác nhau, bác sĩ sẽ chỉ định dựa vào từng trường hợp, mức độ loãng xương cụ thể.
PGS Hồng cũng lưu ý với bệnh nhân cao tuổi thường có bệnh lý đi kèm như tăng huyết áp, bệnh tim mạch vành, đái tháo đường lại kèm tình trạng loãng xương nặng sẵn có, việc liền xương thường rất khó và lâu, điều trị phải kiên trì.
Để đề phòng loãng xương cần cung cấp đấy đủ dưỡng chất cho xương hàng ngày, nhất là canxi và đảm bảo đủ vitamin D để tăng cường hấp thụ canxi. Cần vận động thể lực thường xuyên, hạn chế lạm dụng Corticoid; Đo mật độ xương định kỳ để kiểm tra sức khỏe của xương, đặc biệt tại tuyến cơ sở. Chẩn đoán và điều trị loãng xương sớm góp phần giảm tỷ lệ gãy xương, giúp tăng chất lượng sống, và giảm gánh nặng chi phí điều trị.
Tại Hội nghị, PGS.TS. Nguyễn Quốc Anh, Giám đốc BV Bạch Mai cho biết, các bệnh cơ xương khớp là một trong các nhóm bệnh thường gặp trong cộng đồng, có mức độ ảnh hưởng nhiều đến người bệnh và xã hội.
Tại Việt Nam, các bệnh lý xương khớp, thoái hóa khớp, loãng xương rất phổ biến, vì thế việc đẩy mạnh chẩn đoán, điều trị sẽ góp phần nâng cao chất lượng sống của người bệnh, điều trị hiệu quả nhiều bệnh xương khớp thường gặp.
PGS.TS Nguyễn Văn Hùng, Trưởng khoa Cơ xương khớp (BV Bạch Mai) cho biết, với nhiều báo cáo chuyên đề của chuyên gia đến từ Nhật Bản, Singapore, chuyên gia Việt Nam, các bác sĩ sẽ được trao đổi, cập nhật kiến thức về những tiến bộ trong lĩnh vực thấp khớp học và chia sẻ kinh nghiệm trong thực hành nghề nghiệp.
Ngày 13/10 BV sẽ tổ chức khám sàng lọc cho tất cả bệnh nhân đăng kí về các bệnh cơ xương khớp, tư vấn cho bệnh nhân phát hiện, điều trị sớm các bệnh xương khớp để phòng nguy cơ biến chứng.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Dùng vitamin D quá mức dễ gây suy thận Vai trò của vitamin D được chứng minh có nhiều lợi ích. Tuy nhiên, một ca bệnh lâm sàng khảo sát gần đây thuộc Đại học Toronto, Canada, cho thấy việc sử dụng quá mức vitamin D có thể gây tổn thương thận ở những người không bị thiếu vitamin D. Hạn chế tắm nắng quá nhiều nếu đã dư vitamin D trong...