Người đàn ông bất ngờ phát hiện ung thư sau nhiều tuần khó đại tiện
Tại Việt Nam, có tới 70-80% bệnh nhân ung thư đại trực tràng được phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, chủ yếu là giai đoạn 3-4 nên điều trị gặp nhiều hạn chế.
Phát hiện ung thư sau nhiều tuần khó đại tiện
Ông Chen, 65 tuổi, người Trung Quốc, đến bệnh viện để thăm khám khi gặp tình trạng khó đi đại tiện trong nhiều tuần qua. Thông qua nội soi đại tràng, các bác sĩ đã phát hiện khối u kích thước 3 cm ở trong đại tràng sigma của ông Chen. Kết quả chụp CT cho thấy, khối u chưa di căn sang các cơ quan khác.
Đại tràng sigma là một phần của ruột già nằm gần nhất với trực tràng và hậu môn dài khoảng 35 đến 40 cm. Vòng có hình giống sigma () trong ngôn ngữ Hy Lạp hay chữ S trong ngôn ngữ Latin.
Sau khi tiến hành phẫu thuật cắt bỏ khối u, các hạch bạch huyết ở khu vực lân cận cũng được lấy để xét nghiệm. Kết quả sinh thiết chỉ ra rằng, có 5 hạch bạch huyết phát hiện tế bào ung thư. Do đó, ông Chen buộc phải thực hiện thêm liệu trình hóa trị kéo dài 6 tháng.
TS.BS Minghan Yang, chuyên gia ung bướu, chia sẻ rằng, ung thư đại trực tràng là hiện tượng các khối u ác tính xuất hiện trong ruột già, có thể chia làm 2 loại chính là ung thư đại tràng và ung thư trực tràng tùy theo vị trí xuất hiện của chúng.
Đại tràng bao gồm đại tràng lên, đại tràng ngang, đại tràng xuống và đại tràng sigma. Nếu ung thư khởi phát ở đại tràng lên, người bệnh thường có triệu chứng thiếu máu và đầy hơi. Bệnh khởi phát ở đại tràng xuống hoặc đại tràng sigma lại thường dẫn đến tiêu chảy, táo bón, phân trở nên mỏng hơn, có thể lẫn máu hoặc bị tắc ruột như trường hợp của ông Chen.
Giải pháp phòng ngừa ung thư đại trực tràng
Video đang HOT
Theo số liệu của WHO năm 2018, ung thư đại trực tràng là ung thư phổ biến thứ 5 tại Việt Nam sau ung thư gan, phổi, dạ dày, vú. Năm 2000, số ca mắc mới ung thư đại trực tràng ở cả 2 giới là 5.400 ca, đến năm 2010 là hơn 13.000 ca và đến năm 2018 đã tăng lên gần 15.000 ca (tỉ lệ 13,4/100.000 dân), gấp gần 3 lần trong vòng 18 năm, trong đó có gần 9.300 ca tử vong, tỉ lệ 13,4/100.000 dân.
Ngoại trừ ung thư đại trực tràng giai đoạn 4, tỷ lệ sống sót sau 5 năm của bệnh nhân ung thư đại trực tràng đều trên 50%. Thậm chí, với ung thư đại trực tràng giai đoạn 1, tỷ lệ này đạt đến 90%.
Tuy nhiên tại Việt Nam, có tới 70-80% bệnh nhân ung thư đại trực tràng được phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, chủ yếu là giai đoạn 3-4 nên điều trị gặp nhiều hạn chế.
Nội soi đại tràng là kỹ thuật y tế giúp các bác sĩ có thể quan sát bên trong đại tràng, để kịp thời phát hiện các vấn đề sức khỏe như: lở loét, viêm, polyp và thậm chí là ung thư.
Định kì nội soi đại tràng là cách tốt nhất để phòng tránh căn bệnh này. Polyp tiền ung thư thường không biểu hiện triệu chứng, có thể được tìm thấy qua nội soi đại tràng vài năm trước khi ung thư phát triển. Polyp đại tràng có tỷ lệ ung thư cao nhất trong số các loại polyp đường ruột. Theo ước tính, trên 50% trường hợp ung thư đại tràng phát sinh trên cơ sở của polyp đại tràng. Số lượng polyp càng nhiều thì tỷ lệ ung thư hoá càng cao. Việc phát hiện sớm và cắt bỏ các polyp trong đại tràng sẽ giúp phòng ngừa hiệu quả ung thư đại trực tràng.
Hai nhóm người này nhất thiết phải khám phát hiện sớm ung thư phổi
Ung thư phổi phát triển âm thầm, các triệu chứng nghèo nàn hoặc không có triệu chứng. Bệnh nhân thường phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn muộn, tiên lượng bệnh rất dè dặt.
Ung thư phổi là một trong những bệnh ung thư có tỷ lệ tử vong và mắc mới hàng đầu trên thế giới. Tại Việt Nam, hàng năm có khoảng 23.667 ca mắc mới và 20.701 bệnh nhân tử vong mỗi năm, đứng vị trí thứ 2 chỉ sau ung thư gan.
Sàng lọc ung thư phổi là kiểm tra, phát hiện bệnh khi chưa có triệu chứng. Việc sàng lọc có thể giúp phát hiện bệnh ngay ở giai đoạn sớm từ đó giúp tăng khả năng điều trị bệnh tốt hơn. Việc phát hiện sớm ung thư phổi giúp tăng tỷ lệ điều trị khỏi bệnh hoàn toàn, tăng thời gian sống thêm và giảm chi phí y tế cho bệnh nhân.
Ung thư phổi được xếp vào loại ung thư khó phát hiện sớm. Dù đã có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị, song tiên lượng bệnh vẫn còn dè dặt. Tiền sử bệnh, thể trạng, loại mô học ung thư phổi, giai đoạn, phương pháp và phản ứng với điều trị là các tác nhân đóng vai trò tiên lượng trong bệnh lý ác tính này.
Những ai nên sàng lọc ung thư phổi?
Theo BS Nguyễn Tiến Đồng, Trung Tâm Y Học Hạt Nhân và Ung Bướu, Bệnh Viện Bạch Mai (Hà Nội), việc sàng lọc được chỉ định cho những người có nguy cơ mắc ung thư phổi cao, bao gồm:
Nhóm 1:
Tuổi: 55-74 tuổi có tiền sử hút thuốc từ trên 30 bao/năm, có thể hiện tại vẫn tiếp tục hút hoặc người đã bỏ thuốc lá trong vòng 15 năm qua.
Nhóm 2:
Tuổi 50, có hút thuốc trên 20 bao/năm và có một trong các yếu tố nguy cơ như: tiền sử gia đình có người bị ung thư phổi, bệnh nhân mắc các bệnh phổi trước đó như: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), lao..., bệnh nhân đang mắc một bệnh ung thư, phơi nhiễm yếu tố nguy cơ ung thư phổi nhưng không phải hút thuốc lá thụ động.
Một số nghiên cứu gần đây trên nhóm bệnh nhân không hút thuốc lá cho thấy yếu tố ô nhiễm không khí cũng là một yếu tố nguy cơ độc lập làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi.
Sàng lọc ung thư phổi bằng cách nào?
Chụp CT scan ngực liều thấp là thăm dò giúp sàng lọc ung thư phổi được khuyến cáo. Thăm dò này được thực hiện với một máy quét tia X sử dụng liều xạ thấp để tạo nên hình ảnh chi tiết về phổi của bạn.
Những xét nghiệm khác như X-quang ngực thẳng, xét nghiệm đàm hay chụp PET/CT không cho thấy lợi ích dựa trên những bằng chứng hiện tại trong sàng lọc ung thư phổi.
Sàng lọc ung thư phổi như thế nào?
Khi bạn có nhu cầu sàng lọc ung thư phổi, bác sẽ khám, khai thác tiền sử, bệnh sử và các yếu tố nguy cơ của bạn từ đó sẽ đưa ra các tư vấn sàng lọc bệnh ung thư cụ thể cho từng đối tượng. Với ung thư phổi để sàng lọc, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn chụp CT scan ngực liều thấp. Việc chụp này khá đơn giản và là một thăm dò không xâm lấn và bạn có thể ra về ngay sau đó.
Để chuẩn bị cho chụp CT scan ngực liều thấp bạn nên:
- Thông báo cho bác sĩ nếu bạn mới bị nhiễm trùng đường hô hấp. Lý do vì nếu bạn đang hoặc gần đây có viêm đường hô hấp việc chụp CT scan ngực liều thấp có thể gây ra các hình ảnh dương tính giả.
- Loại bỏ bất kỳ vật kim loại gì bạn mang trên người
Nếu chưa phát hiện bất thường, bạn nên thực hiện tiếp việc sàng lọc sau đó một năm.
Phát hiện ung thư giai đoạn cuối chỉ sau 2 tháng bị táo bón, sụt cân Bác sĩ trực tiếp thăm khám cho biết, bệnh nhân này mắc chứng ung thư đại trực tràng đã sang giai đoạn muộn, việc điều trị lúc này không có quá nhiều ý nghĩa. Ông Tang, 50 tuổi, người Trung Quốc bị táo bón suốt 2 tháng qua. Cùng với đó, ông còn mất cảm giác ngon miệng và sụt cân trông thấy....