Người đàn ông bán ô tô để mua oxy cho bệnh nhân Covid-19
Sheikh đã bán chiếc SUV của mình để mua 170 bình oxy, giúp duy trì sự sống cho hàng nghìn người Ấn Độ.
Maria Mehra, một bệnh nhân Covid-19, không thể thở nổi khi nằm trên giường tại nhà riêng ở Mumbai. Người phụ nữ 56 tuổi cần nhập viện ngay lập tức nhưng bệnh viện không có sẵn giường. Số ca nhiễm ở thành phố đã lên tới mức kỷ lục.
Bệnh nhân chờ nhập viện ở TP Ahmedabad
Những người thân cố gắng tìm kiếm chỗ trống trong bệnh viện hoặc bình oxy cho bà nhưng vô vọng. Anh rể của bà Maria là Jackson Quadras, 47 tuổi, đã nghĩ tới Shahnawaz Shahalam Sheikh.
Sheikh cung cấp cho họ một bình oxy vào lúc nửa đêm.
Vài giờ sau, Quadras tìm ra một giường bệnh ở Malad, vùng ngoại ô của Mumbai, cho bà Maria. Cả gia đình biết ơn Sheikh vì sự can thiệp kịp thời đã giúp người phụ nữ này kéo dài sự sống cho tới khi nhập viện.
Sheikh, 32 tuổi, điều hành một “phòng Covid-19″ ở Mumbai để giúp mọi người có bình oxy. Hiện tại, các bệnh viện trên khắp Ấn Độ đang cạn nguồn oxy rất cần thiết cho những bệnh nhân Covid-19 bị giảm oxy máu – nồng độ oxy trong máu quá thấp.
Vào tháng 5 năm ngoái, một người quen của Sheikh đã chết trước cổng bệnh viện vì không được nhập viện kịp thời.
Vụ việc khiến Sheikh xúc động. Anh quyết định dành toàn bộ số tiền tiết kiệm của mình để mua 30 bình oxy giúp đỡ những người mắc Covid-19.
Nhưng nhu cầu về oxy không ngừng tăng lên và Sheikh cảm thấy 30 bình là không đủ. Vào tháng 6 năm ngoái, anh bán chiếc xe SUV cá nhân để mua thêm 170 bình.
Với tổng số 200 bình oxy, anh và nhóm 20 người của mình đã hỗ trợ gần 6.000 người.
Video đang HOT
Trong đợt dịch thứ hai đang càn quét Ấn Độ, Sheikh cho biết nhóm của anh đã giúp hơn 600 người có bình oxy.
“Hàng ngày, chúng tôi nhận được hàng trăm cuộc gọi cầu cứu. Đôi khi chúng tôi có thể giúp đỡ và đôi khi không”, anh tâm sự.
Sheikh, được gọi là Người đàn ông oxy, cho biết những lời dạy của nhà tiên tri Muhammad đã truyền cảm hứng cho anh thực hiện sáng kiến trên. Anh hy vọng mọi người xóa bỏ hình ảnh tiêu cực về cộng đồng Hồi giáo.
Giống như Sheikh, hàng nghìn người Ấn Độ đang cống hiến hết mình để giúp đỡ các gia đình khốn cùng khi đất nước đối mặt với số ca bệnh gia tăng không ngừng.
Nỗi lo sợ nguy cơ lây nhiễm Covid-19 lan tràn khi các gia đình buộc phải tự lo liệu để đưa người chết từ bệnh viện về, mang thi thể đến lò hỏa táng.
Tại thành phố Bhopal, Danish Siddiqui và Saddam Quraishi đã hỏa táng gần 60 thi thể của những người theo đạo Hindu chết vì Covid-19.
Siddiqui, 38 tuổi, phụ trách xe cứu thương đặc biệt dành cho bệnh nhân.
Anh cho biết họ phải vào cuộc sau khi nhiều gia đình từ chối thực hiện nghi thức cuối cùng cho người thân qua đời vì Covid-19.
“Mọi người đều xứng đáng có một lời giã biệt tử tế”, Siddiqui nói.
Viễn cảnh nghiệt ngã ở nước nghèo thiếu vaccine
Trong khi người dân London, New York phấn khích lên ý tưởng cho kỳ du lịch mùa hè thì người Ấn Độ, Campuchia đối mặt với phong tỏa và chết chóc.
Số ca nhiễm, nhập viện và tử vong do Covid-19 tại một số nước triển khai tiêm chủng thành công đang giảm mạnh. Các nhà khoa học dự đoán viễn cảnh tươi sáng không còn xa. Tuy nhiên, tình hình ở Ấn Độ, Philippines, Campuchia,... là câu chuyện hoàn toàn khác.
Tại những nơi chiến dịch tiêm chủng chưa thành công, vài tuần gần đây, số ca nhiễm leo thang chóng mặt. Hệ thống y tế oằn mình chống chọi. Dữ liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy thay vì suy giảm như các nước phương Tây, lượng bệnh nhân Covid-19 ở những khu vực này cao nhất kể từ khi dịch khởi phát.
Sự sáng tối giữa hai bức tranh làm nổi bật điều các chuyên gia y tế cảnh báo từ lâu: hố sâu Covid-19 trong một thế giới "hai tầng". Ở đó, tình trạng bất bình đẳng do dịch bệnh trở nên nghiêm trọng hơn nhiều, nhất là khi cách biệt giữa nước có và không có vaccine tăng lên.
Tại những nước đủ vaccine, nền kinh tế sẽ tăng trưởng mạnh trở lại. Chính phủ có thể nối lại du lịch nước ngoài trong vài tháng nữa.
Tại các quốc gia chưa thể tiêm chủng đại trà hoặc tốc độ tiêm chủng chậm, người dân bị nhấn chìm giữa nhiều làn sóng Covid-19 nối tiếp nhau, khả năng kéo dài sang năm sau, thậm chí lâu hơn nữa. Chính phủ vẫn phải đấu tranh giữa kịch đóng cửa hoàn toàn biên giới, chịu thiệt hại về kinh tế với với viễn cảnh tổn thất lâu dài.
Người dân ăn uống ngoài trời tại một nhà hàng ở Rome, Italy, ngày 26/4. Ảnh: Reuters
Triển vọng phục hồi kinh tế giữa hai thế giới cũng hoàn toàn khác nhau. Khoảng cách khiến hàng triệu người rơi vào cảnh nghèo đói nặng nề.
Giáo sư Vivekanand Jha, giám đốc điều hành Viện Sức khỏe Toàn cầu George, cho biết: "Đó sẽ là một thế giới bất bình đẳng hơn rất nhiều so với những gì chúng ta thấy đến nay".
Theo ông, nước nghèo vẫn sẽ bị những cơn sóng dịch bệnh hoành hành vào năm tới khi chỉ một phần nhỏ dân số được tiêm vaccine.
Chiến dịch tiêm chủng thành công ở Anh, Mỹ và Israel đã trở thành biểu tượng cho con đường thoát khỏi đại dịch, song chúng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ dân số thế giới. Anh tiêm vaccine cho gần một nửa dân, Mỹ đạt mức 40%. Con số này ở thế giới là 7%.
Nhiều quốc gia thậm chí chưa bắt đầu tiêm chủng. Quyết định hạn chế xuất khẩu từ các cường quốc vaccine như Ấn Độ khiến chuỗi cung ứng toàn thế giới chậm lại đáng kể.
Pakistan đã tiêm vaccine cho khoảng một nửa dân số. Nguồn tài trợ hoàn toàn đến từ Trung Quốc. Lô 17 triệu liều AstraZeneca từ chương trình Covax phải ít nhất hai tháng nữa mới đến nơi.
Nigeria mới tiêm chủng cho 0,5% dân. Ở toàn châu Phi, 0,8% người dân đã nhận vaccine. WHO tuần trước cho biết chỉ 2% số vaccine của thế giới được chuyển đến lục địa này. Trong khi Anh dự kiến tiêm vaccine cho tất cả người trưởng thành vào tháng 7 tới. Mục tiêu này quả là xa xỉ với các nước thu nhập thấp, trung bình.
Triển vọng phục hồi kinh tế của các khu vực cũng khác biệt. Geoffrey Okamoto, Phó giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế, cho biết: "Ở Washington, mọi người bắt đầu bàn tán về thập niên 20 của thế kỷ 20, thời kỳ mà nền kinh tế Mỹ phát triển cực thịnh. Nhưng thực tế phũ phàng hơn với các nước nghèo nhất. Họ chưa thể có vaccine cho đến tận năm sau".
Khi khoảng cách vaccine bị khoét sâu, những nơi đã bước vào thời kỳ bình thường mới có thể sẽ tiếp tục đóng cửa biên giới với quốc gia nơi đại dịch còn hoành hành. Điều này tiếp tục tạo ra sự phân chia khác.
"Người có hộ chiếu vaccine được đi du lịch, số khác không có quyền lợi đó. Ngay cả người tương đối khá giả vẫn cảm nhận được sức nặng của sự phân biệt đối xử này", giáo sư Jha nói.
Gia đình và nhân công tại nhà tang lễ chôn cất một thi thể người chết do Covid-19 ở Gauhati, phía đông bắc Ấn Độ, ngày 25/4. Ảnh: AP
Giáo sư Trudie Lang, Giám đốc Mạng lưới Y tế Toàn cầu tại Khoa Y Nuffield, Đại học Oxford, cho biết: "Xét trên mọi cấp độ, nền kinh tế, đi lại vẫn đình trệ. Thật thảm khốc!"
Bà cũng dự đoán sức khỏe cộng đồng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, lâu dài.
"Nếu người dân bị phong tỏa, hạn chế du lịch và phải quanh quẩn trong hàng đống biện pháp dập dịch lặp đi lặp lại, quốc gia đó càng bị bỏ lại phía sau. Sự bất bình đẳng toàn cầu thêm sâu sắc", bà nói.
Việc phân phối vaccine không đồng đều cuối cùng vẫn ảnh hưởng đến cả những nước đã tiêm chủng đại trà. Biến thể nCoV nguy hiểm hơn, làm giảm hiệu quả của vaccine sẽ sớm xuất hiện ở những nước phát triển, đẩy lùi thành công dập dịch của chính phủ.
Cuộc khủng hoảng ở Ấn Độ - "nhà máy vaccine thế giới" - khiến lượng hàng chuyển đến các quốc gia khác bị trì hoãn. Thủ tướng Narendra Modi giữ nguồn cung cho công dân mình. Theo giáo sư Jha, một thế giới "hai tầng" không hề khiến những nước thu nhập cao an toàn khỏi dịch bệnh.
"Các biến thể sẽ xuất hiện, tìm đường sang châu Âu, châu Mỹ. Một số đột biến của virus có thể trốn tránh kháng thể từ vaccine. Người dân vẫn nhiễm bệnh", bà nói.
Ấn Độ tiếp tục ghi nhận số ca nhiễm và tử vong ở mức cao chưa từng thấy Ấn Độ tiếp tục ghi nhận số ca nhiễm mới và tử vong do COVID-19 trong 1 ngày đều tăng cao chưa từng thấy kể từ khi đại dịch bùng phát. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Bhopal, Ấn Độ. Ảnh: THX/TTXVN Trong 24 giờ qua, quốc gia Nam Á này ghi nhận 332.503 ca nhiễm và 2.256 ca...