Người đàn ông Ấn Độ trở về nhà sau lễ hỏa táng của chính mình
Theo trang NDTV, ở Ấn Độ, một người đàn ông đã trở về nhà sau lễ hỏa táng của chính mình.
Người đàn ông Ấn Độ trở về nhà sau lễ hỏa táng của chính mình. (Ảnh minh họa)
Cụ thể, đầu tháng 11, một ông lão Ấn Độ 75 tuổi có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-COV-2. Ông được cấp tốc nhập viện và hai ngày sau người thân trong gia đình nhận thông báo người bệnh này không qua khỏi.
Thi thể người tử vong được bảo quản theo các quy tắc để ngăn chặn sự lây lan của đại dịch Covid-19. Trong lần cuối nhìn thấy ông lão quá cố người nhà chỉ được nhìn ở khoảng cách xa.
Như lời kể của người thân ông lão, họ đã cử hành xong nghi lễ hỏa táng thi hài thì bỗng nhận cú điện thoại kỳ lạ nói rằng ông lão đã bình phục được xuất viện cần đưa về nhà.
Video đang HOT
“Tất cả chúng tôi quá sốc vì bất ngờ. Chúng tôi đón ông đưa về nhà. Không biết chúng tôi đã hỏa táng ai nữa”, con trai của ông kể lại.
Các báo cáo xác minh được rằng hóa ra các bác sĩ đã nhầm ông lão với một bệnh nhân lớn tuổi khác tử vong vì mắc Covid-19. Cơ quan Y tế bang North Bengal đã thành lập một Ủy ban gồm 4 thành viên để điều tra vụ việc này.
Ngôi làng "huýt sáo": Gọi nhau bằng tiếng hát thay tên, dùng tiếng huýt sáo để tìm vợ
Thay vì gọi nhau bằng những cái tên như thông thường, suốt bao đời nay, người dân của ngôi làng này lại sử dụng tiếng huýt sáo để gọi nhau. Thế nhưng điều kỳ lạ là họ vẫn gọi hoàn toàn chính xác, gần như không bao giờ nhầm người.
Làng Kongthong cũng giống như bao ngôi làng khác, nằm nép mình bên cánh rừng rậm rạp ở East Hills, bang Meghalaya, phía đông bắc Ấn Độ. Những túp lều và nông trại cổ kính nằm rải rác với những cây trầu không, ngôi làng nhỏ bé này có gần 700 nhân khẩu. Họ sống bằng nghề canh tác, săn bắn trong rừng và sống một cuộc sống mục đồng bình yên.
Tuy nhiên, chính âm thanh chứ không phải cảnh vật khiến Kongthong trở nên khác biệt. Trong nhiều thế hệ, dân làng ở đây đã liên lạc với nhau bằng cách sử dụng hình thức huýt sáo độc đáo thay vì gọi tên. Tại Kongthong, mỗi khi em bé chào đời, các bà mẹ sẽ sáng tác một bài hát ru được coi là bản sắc độc nhất của đứa trẻ trong suốt cuộc đời. Hơn nữa, bài hát ru không lời mà chỉ là một giai điệu, một kiểu ngân nga trong miệng mà chỉ dân làng mới có thể ngân ra và ghi nhớ.
"Khi một phụ nữ mang thai, cô ấy nghĩ về một giai điệu đặc biệt, đôi khi là tiếng chim hót, và cái này trở thành tên của đứa trẻ sơ sinh. Sau khi đứa trẻ chào đời, những người lớn xung quanh sẽ liên tục ngân nga giai điệu đó, để nó đồng nhất với âm thanh. Đây là một truyền thống lâu đời, nguồn gốc của nó cũng xa xôi như chính khu vực này vậy. Nó đặc biệt có ích trong những cuộc thám hiểm săn bắn. Khi một nhóm người đi săn, họ sử dụng những âm thanh này để cảnh báo cho các thành viên trong đội mà không khơi dậy sự tò mò của nhóm khác có thể cùng nhắm một con mồi", nhà nghiên cứu Ever E F Sancley tại ĐH North Eastern Hill (Ấn Độ) nói với tờ Times of India.
Thường lấy cảm hứng từ thiên nhiên và âm thanh tự nhiên, mỗi bài hát ru (còn được gọi là "jingrwai lawbei" theo phương ngữ bộ lạc) là bất cứ thứ gì dài từ nửa phút đến một phút. Các bà mẹ trong làng sử dụng những giai điệu du dương này để gọi con cái và bọn trẻ thì học được cách hồi đáp nhanh chóng. Sau khi giai điệu huýt sáo ấy được đảm bảo khác biệt với tất cả những bài hát khác, nó trở thành dấu hiệu nhận dạng vĩnh viễn cho đứa trẻ. Điều thú vị là dân làng sẽ sử dụng tiêu đề của bài hát ru (dài khoảng 5-6 giây) để gọi nhau. Người dân ở đây không bao giờ sử dụng tên chính thức!
"Chúng tôi không bao giờ lặp lại một giai điệu. Ngay cả khi một người chết đi, giai điệu được sử dụng để gọi ông ấy cũng không dùng cho bất cứ ai nữa. Và dù chúng nghe có vẻ giống nhau thì chúng tôi vẫn luôn có thể phân biệt được giai điệu này với giai điệu khác", ông Darmasius Rani, một cố vấn của làng Kongthong nói với tờ Telegraph.
Những tưởng việc gọi nhau bằng cách huýt sáo thay vì gọi tên sẽ gây ra nhiều khó khăn, nhưng thực tế người dân nơi đây gần như không gặp bất cứ sự nhầm lẫn nào. Thói quen này đã rất quen thuộc với họ đến mức dễ dàng phân biệt tiếng huýt sáo đặc trưng của mỗi người. Một người phụ nữ 50 tuổi trong làng Kongthong tự tin rằng có thể nhớ được khoảng 500 giai điệu tượng trưng cho 500 người.
Hơn nữa, di sản âm nhạc này cũng đóng vai trò quan trọng trong các nghi lễ tỏ tình của làng. Mỗi mùa hè, vào một đêm trăng tròn, dân làng sẽ đốt lửa và tham gia vào một buổi lễ mà ở đó, thanh niên chưa vợ sẽ hát những giai điệu của mình. Người hát hay nhất sẽ được cô gái còn độc thân xinh đẹp nhất làng chọn làm chú rể.
Nguồn gốc của truyền thống bất thường này vẫn là bí ẩn nhưng dân làng tin rằng, nếu những linh hồn vô hình của những khu rừng gần đó nghe thấy tên ai được gọi lên, người ấy sẽ đổ bệnh. Vì vậy, sử dụng bài hát ru là cách để bảo vệ họ khỏi nguy hiểm. Văn hóa dân gian còn giải thích rằng người dân của làng được giải cứu khỏi những cuộc tấn công của giặc cướp nhờ hệ thống liên lạc này. Người bị tấn công sẽ cầu cứu bằng cách sử dụng bài hát ru dành cho mình. Nhờ đó, họ đã đánh lừa được những kẻ khủng bố và được giải cứu ngay lập tức.
Theo nhà ngôn ngữ học nổi tiếng, Tiến sĩ Pabitra Sarker, truyền thống của Kongthong tương tự như một giáo phái bản địa của Mỹ. Trong giáo phái này, người ta tin rằng mọi đứa trẻ sinh ra đều có một đối tác trong giới thực vật hoặc chim chóc.
Việc huýt sao của làng cũng mang nhiều ý nghĩa thiết thực. Ở vùng núi, âm thanh của một cái tên thường bị khuếch tán khi hét lên trên những rặng núi và thung lũng. Một giai điệu đặc biệt vang lên sẽ được truyền đi tốt hơn, tiếp cận đến người khác ngay lập tức.
Thật thú vị, một truyền thống tương tự cũng được tìm thấy ở Kuskoy, một ngôi làng miền núi xa xôi trên bờ Biển Đen của Thổ Nhĩ Kỳ. Tại đây, người dân giao tiếp thông qua một loạt tiếng rít tai, nghe như tiếng chim kêu.
Người đàn ông tự nhận du hành thời gian đến năm 2750, tiên tri đáng sợ về thế giới Dù rất nhiều người bán tín bán nghi về chuyện du hành thời gian nhưng những lời tiên tri của người đàn ông này về tương lai của thế giới vẫn gây chú ý lớn. Theo lý thuyết thông thường, du hành thời gian là chuyện không thể xảy ra, và với con người lại càng không. Về lý thuyết, một người phải...