Người đàn ông 27 năm theo nghề câu lươn ở Hà Nội
Mỗi ngày ông Sơn mang theo bộ đồ câu lươn nhỏ gọn chỉ gồm móc câu, dây cước…, đến các cánh đồng để mưu sinh.
Ông Nguyễn Cao Sơn, 54 tuổi, ở Phúc Lâm, Phúc Tuyến, Phú Xuyên ( Hà Nội) đã có 27 năm mưu sinh bằng nghề câu lươn.
Ông kể: “Tôi đi lính ở Hoàng Liên Sơn, ra quân năm 1989. Thời gian trong quân ngũ, những lúc rảnh rỗi được đại đội trưởng truyền kinh nghiệm bắt lươn và theo nghề này sau đó”.
Hiện mỗi ngày ông Sơn có thể câu được vài ba cân lươn, ngày gặp may lên đến cả chục cân; giá của loại lươn tự nhiên này khoảng 100 nghìn đồng mỗi cân.
Mồi dùng để câu lươn, nhử lươn thường là giun và tép nhỏ.
Dụng cụ câu lươn chỉ gồm móc câu, dây cước, xô đựng lươn và một chiếc gây đuổi lươn.
Video đang HOT
Người thợ móc mồi tôm, cuốn đoạn dây cước vào ngón tay.
“Lươn là loài tham ăn nên khi phát hiện có mồi chúng đớp ngay”, ông nói.
Khi phát hiện ra tổ lươn, người thợ sẽ dẫm mạnh và dùng gậy đâm sâu xuống vị trí cách tổ khoảng 20 cm. Nếu thấy tăm sủi lên, tăm đầu lớn hơn tăm sau thì trong đó đang có lươn.
Những cánh đồng cỏ mọc um tùm ở các vùng nông thôn Hà Nội là nơi có nhiều lươn. Cùng với đi câu, ông Sơn còn đặt thêm bẫy ống.
Khi thấy đám bọt sủi đầy mặt nước, người thợ sẽ khoanh tạo cửa và thả mồi.
Buổi sáng, người thợ đi câu từ đến 9h, chiều từ 17h. Thời tiết càng nắng gắt càng thuận lợi cho việc câu lươn.
Để câu được những con lươn to, nhiều khi người thợ phải kiên nhẫn trong 2 giờ đồng hồ mới đưa lươn ra khỏi hang.
Ông Sơn nói lươn tự nhiên thơm ngon hơn lươn nuôi nên “câu được bao nhiêu bán hết bấy nhiêu”.
“Một trong những hiểm nguy của nghề câu lươn là gặp rắn, nhất là nơi đất ruộng bỏ hoang lâu ngày, cây cỏ mọc cao thường có rắn cạp nong”, ông Sơn chia sẻ.
Ngọc Thành
Theo VNE
Phú Xuyên: Huy động được 129 tỷ đồng phục vụ xây dựng nông thôn mới
Nhờ thực hiện tốt phong trào thi đua "Dân vận khéo", trong giai đoạn 2011 - 2016, huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã huy động được gần 129 tỷ đồng để phục vụ chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) và đưa chương trình tiến nhanh.
Lấy phong trào làm điểm tựa
Là huyện ngoại thành có xuất phát điểm thấp, Phú Xuyên bắt tay vào xây dựng NTM với khá nhiều khó khăn. Bà Phạm Hải Hoa - Bí thư Huyện uỷ Phú Xuyên cho biết, huyện xác định xây dựng NTM là một nhiệm vụ quan trọng của địa phương. Ngay từ năm 2011, thường trực Huyện ủy xây dựng, ban hành nghị quyết chuyên đề và thành lập Ban chỉ đạo xây dựng NTM, trong đó Ban dân vận là một thành viên.
Đường giao thông liên xã Nam Triều, huyện Phú Xuyên (Hà Nội) được xây dựng khang trang, sạch đẹp.Ảnh: Đăng Quang
Cùng với đó, hàng năm, Ban dân vận Huyện ủy một mặt xây dựng kế hoạch tổ chức phong trào thi đua "Dân vận khéo" để huy động sức mạnh tổng hợp trong xây dựng NTM; mặt khác, chỉ đạo dân vận các cấp phối hợp với chính quyền, mặt trận, đoàn thể làm tốt công tác "Dân vận khéo" để vận động các tầng lớp nhân dân chung tay xây dựng NTM.
Theo đó, các xã, thị trấn đã xây dựng, triển khai kế hoạch thực hiện phong trào thi đua "Dân vận khéo" trong xây dựng NTM đến các thôn, xóm, tổ dân cư. Tổ dân vận tại các địa bàn cũng chủ động phối hợp chính quyền địa phương cơ sở, mặt trận và các đoàn thể phối hợp tuyên truyền, vận động để nhân dân nhận thức được tầm quan trọng, mục đích ý, nghĩa của chương trình xây dựng NTM. Qua đó giúp người dân hiểu rõ, trong xây dựng NTM, nhân dân là người hưởng lợi trực tiếp.
"Chỉ tính trong giai đoạn 2011 - 2016, huyện Phú Xuyên đã huy động được gần 129 tỷ đồng để phục vụ xây dựng NTM; trong đó huy động nguồn vốn doanh nghiệp là 57,9 tỷ đồng; nhân dân đóng góp và nguồn xã hội hóa là hơn 82,3 tỷ đồng"- bà Hoa khẳng định.
"Với những cách làm sáng tạo trên, huyện đã xây dựng và nhân rộng được hàng trăm mô hình "dân vận khéo". Nhiều mô hình hay, điển hình tiêu biểu trong xây dựng NTM tại các xã đã được biểu dương và nhân rộng" - bà Hoa nhấn mạnh.
Phấn đấu đưa 8 xã cán đích
Theo bà Hoa, trên cơ sở những kết quả đã đạt được, để phát huy vai trò phong trào thi đua "Dân vận khéo" trong xây dựng NTM, trong thời gian tới Phú Xuyên sẽ tiếp tục chú trọng việc xây dựng, nhân rộng các mô hình điển hình "Dân vận khéo" trên các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội...
Qua rà soát, hiện huyện có 1 xã đạt và cơ bản đạt 19 tiêu chí, 8 xã đạt và cơ bản đạt 16 đến 18 tiêu chí, 3 xã đạt và cơ bản đạt 15 tiêu chí... Chúng tôi đang phấn đấu đưa thêm 8 xã đạt chuẩn vào cuối năm 2017". Bà Phạm Hải Hoa
Chia sẻ về phong trào phát triển sản xuất tại điạ phương, bà Hoa cho rằng: Trong sản xuất nông nghiệp, huyện đã có nhiều chính sách đầu tư, hỗ trợ nông dân trong quá trình sản xuất chăn nuôi như hỗ trợ sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao, một số mô hình trồng trọt, chăn nuôi; đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao.
"Đến nay, tổng diện tích chuyển đổi toàn huyện trên 2.200ha, đồng thời, đẩy mạnh việc đưa các giống mới vào sản xuất giúp tăng giá trị năng suất từ 2 đến 3 lần; tổ chức quy hoạch vùng trồng lúa chất lượng cao, chuyên canh tập trung ở 10 xã trong huyện, tăng cường việc chuyển giao khoa học công nghệ, khuyến khích người dân áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất" - bà Hoa chia sẻ thêm.
Trong công tác xây dựng NTM, đến nay, toàn huyện có 12 xã đạt chuẩn NTM. "Hiện huyện có 1 xã đạt và cơ bản đạt 19 tiêu chí, 8 xã đạt và cơ bản đạt 16 đến 18 tiêu chí, 3 xã đạt và cơ bản đạt 15 tiêu chí... Chúng tôi đang phấn đấu đưa thêm 8 xã đạt chuẩn vào cuối năm 2017 gồm Phú Yên, Phú Túc, Hồng Minh, Thụy Phú, Quang Lãng, Phúc Tiến, Minh Tân, Tân Dân" - bà Hoa cho hay.
Cuối tháng 6.2017, tổ công tác giúp việc Ban chỉ đạo Chương trình 02- CTr/TU Thành ủy Hà Nội (về "Phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM, nâng cao đời sống nông dân") đã về kiểm tra tiến độ chương trình tại huyện Phú Xuyên. Ông Lê Thiết Cương - Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn cho biết, để hoàn thành được mục tiêu đề ra, trong thời gian tới, huyện Phú Xuyên cần tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền trong nhân dân về chủ trương, chính sách xây dựng NTM; các xã, thôn cần tập trung giải quyết các vướng mắc, khó khăn và hoàn thành việc dồn điền đổi thửa.
Theo danviet
Cử tri mong gì trước kỳ họp mới của Quốc hội Cử tri mong muốn ĐBQH nâng cao ý thức, trách nhiệm, bản lĩnh và năng lực, tích cực tham gia góp ý kiến chuyển tải tâm tư, nguyện vọng chính đáng của cử tri tới diễn đàn Quốc hội. Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV sẽ chính thức khai mạc vào sáng mai (22/5). Đây là kỳ họp giữa năm, diễn...