Người dân Nam Trung Bộ chạy bão Damrey
Một ngày trước khi bão đổ bộ vào đất liền, người dân Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận hối hả chằng chống nhà cửa, buộc tàu thuyền, rời khỏi đảo…
Khánh Hòa – nơi tâm bão Damrey đang hướng vào – sáng nay thời tiết khá tốt. Tuy nhiên, trước cơn bão lớn sắp đổ bộ, người dân ở địa phương này khá lo lắng. Họ đưa tàu thuyền vào bờ neo đậu, giằng buộc kỹ càng tại cảng Hòn Rớ.
Ông Trần Văn Hóa – Chủ tịch xã Cam Bình (TP Cam Ranh) – cho biết, sáng nay địa phương phát loa thông báo diễn biến bão cho những hộ dân trên đảo Bình Ba. Đồng thời, sơ tán những hộ dân sống gần nơi thấp trũng, ven biển đến những nhà cao ráo để lưu trú tạm, tránh bão.
Ngoài ra, hải sản của người dân trên các lồng bè được di dời tới khu vực an toàn và phát lệnh cấm tàu, thuyền ra vào đảo từ 14h hôm nay.
Ngôi nhà cấp bốn ở phường Phương Sơn, TP Nha Trang của ông Phan Như Hoa (58 tuổi) được dân quân địa phương hỗ trợ chằng chống. “Nhà tôi có ba người, khi nghe bão ai cũng lo nên tôi đội mua gia cố để đảm bảo an toàn”, ông Hoa nói.
Chồng đi biển, phụ nữ ở xã Cà Ná, huyện Thuận Nam, Ninh Thuận phải lo việc chống bão ở nhà. “Tôi đi xúc cát về chằng cột lại mái nhà. Bão ít khi vô đây lắm nhưng mình phải phòng cho đỡ thiệt hại”, chị Nguyễn Thị Thúy nói.
Video đang HOT
Tại các bãi biển, nhiều thanh niên gấp rút đưa ngư cụ lên bờ tránh bão.
Chiều 3/11, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đến Phú Yên chỉ đạo phương án phòng chống bão, đồng thời đã thị sát công trình kè xóm Rớ (TP Tuy Hòa) giai đoạn 2.
Phó thủ tướng yêu cầu tỉnh tập trung đảm bảo an toàn các công trình dân sinh và nhà nước, theo dõi hồ đập 24/24 để chủ động ứng phó, chủ động lực lượng tại chỗ ứng phó với tình huống xấu nhất, đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân.
Theo báo cáo của tỉnh, triều cường kết hợp với sóng lớn đã cuốn trôi hoàn toàn doi cát phía bờ Bắc với khoảng một km; xóa sổ khu sửa chữa tàu cá của ngư dân; làm hư hỏng kè chống xói lở bờ Nam sông Đà Rằng; nguy cơ xóa sổ Cảng cá Đông Tác, khu vực tránh trú bão cho 600 tàu cá và là khu dự kiến xây dựng cảng cá ngừ chuyên dụng.
Người dân Phú Yên đưa bò lên cao để tránh bão.
Người dân Bình Định cũng hối hả đưa tàu thuyền nhỏ lên bờ.
Ban Phòng chống thiên tai tỉnh cho biết, những ngày qua địa phương có mưa to đến rất to làm ngập các tuyến tỉnh lộ ở hai huyện Tuy Phước và Phù Cát, nhiều khu dân cư bị cô lập.
Hôm qua, trong lúc khơi thông dòng chảy ở đập Thạnh Hòa, thị xã An Nhơn, chị Nguyễn Thị Thu Tâm – nhân viên thủy lợi đã bị nước cuốn trôi.
Ông Lê Quang neo tàu cá trú bão tại cảng cá Phước Tỉnh (huyện Long Điền, Bà Rịa – Vũng Tàu). Hiện, có trên 3.000 tàu cá của ngư dân trong tỉnh này và các tỉnh lân cận đã vào neo đậu tại các bến.
Trong sáng nay, tất cả hơn 7.300 tàu thuyền với hơn 379.000 ngư dân Bình Thuận đã vào nơi trú ẩn an toàn. 400 tàu thuyền được kéo lên bờ. 85 lồng bè nuôi cá trên biển ở đảo Phú Quý và huyện Tuy Phong đã chằng néo, gia cố.
Trưa 3/11, bão Damrey (bão số 12) tiếp tục di chuyển theo hướng Tây và tăng một cấp. Lúc 10h, tâm bão cách bờ biển Khánh Hòa – Ninh Thuận khoảng 400 km về phía Đông, gió mạnh nhất 135 km/h (cấp 12), giật cấp 15.
Giữ nguyên hướng di chuyển với tốc độ khoảng 20 km/h đến sáng sớm 4/11, bão đi vào đất liền các tỉnh từ Nam Phú Yên đến Bắc Bình Thuận với gió mạnh nhất cấp 11, giật cấp 14, sau đó suy yếu dần.
Nhóm phóng viên
Theo VNE
Bão Tokage quặt hướng Nam Trung Bộ
Đang di chuyển theo bắc đông bắc, ngày 28/11, bão Tokage sẽ đổi sang tây tây nam và hướng về ven biển các tỉnh Nam Trung Bộ. Các chuyên gia dự báo cơn bão này sẽ không đi vào đất liền Việt Nam.
Lúc 10h ngày 27/11, bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 550 km về phía đông đông nam, sức gió mạnh nhất 100 km/h, tương đương cấp 10.
Bão chủ yếu theo hướng bắc đông bắc, nhưng sau đó sẽ quặt góc 90 độ về phía tây tây nam với vận tốc mỗi giờ 10 km. Đến 28/11, Tokage cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 470 km về phía đông đông nam, sức gió mạnh nhất 90 km/h, giảm một cấp.
Vùng nguy hiểm cho tàu thuyền là từ vĩ tuyến 13,0 độ Vĩ Bắc đến vĩ tuyến 19,0 độ Vĩ Bắc; phía đông kinh tuyến 116,0 độ Kinh Đông.
Đường đi dự kiến của bão số 9 theo Trung tâm dự báo khí tượng và thủy văn Trung ương. Ảnh: NCHMF.
Cơ quan khí tượng dự báo, những ngày tới, Tokage chủ yếu di chuyển tây tây nam, vận tốc 15 km/h và sẽ suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trước khi vào đất liền Việt Nam. Ngày 29/11, áp thấp nhiệt đới cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 230 km về phía đông nam, sức gió mạnh nhất 60 km/h (cấp 7).
Dù khả năng bão số 9 tan trước khi đổ bộ đất liền, nhưng hoàn lưu sau bão kết hợp với không khí lạnh tăng cường vào ngày 29/11 sẽ gây mưa to khu vực Đà Nẵng - Khánh Hòa từ 30/11 đến 2/12. Tổng lượng mưa dự báo cả đợt là 200-400 mm. Trên các sông thuộc khu vực này khả năng xuất hiện lũ kèm nguy cơ lũ quét, sạt lở đất. Sau đó vùng mưa dịch chuyển ra Nghệ An - Thừa Thiên Huế.
Đài khí tượng Hong Kong cũng dự báo Tokage hướng vào Việt Nam. Ảnh: HKO.
Tính đến 7h sáng nay, Bộ tư lệnh Bộ đôi biên phòng cho biết đã phối hợp với địa phương hướng dẫn cho 58.000 phương tiện với hơn 370.000 người biết diễn biến, hướng di chuyển của bão để chủ động phòng tránh hoặc thoát khỏi khu vực nguy hiểm.
Để ứng phó với bão, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai ngày 26/11 đã có công điện đề nghị các tỉnh từ Quảng Ninh đến Bà Rịa - Vũng Tàu theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão.
Không khí lạnh tiếp tục tăng cường từ 29/11
Sáng 27/11, nhiệt độ các tỉnh miền Bắc duy trì mức thấp, phổ biến 13-16 độ C với vùng đồng bằng, 8-11 độ C vùng núi cao. Cơ quan khí tượng cảnh báo, ngày 29/11, miền Bắc tiếp tục đón thêm đợt không khí lạnh, kéo dài tình trạng trời rét đến cuối tháng 11. Do tác động của không khí lạnh, các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi sáng nay có mưa rào.
Phạm Hương
Theo VNE
Bão Damrey mạnh thêm, hướng vào Khánh Hòa - Ninh Thuận Càng gần bờ, bão Damrey càng tăng cấp độ gió (100 km/h) và sẽ đổ bộ vào đất liền các tỉnh Nam Trung Bộ. Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương, trong 6 giờ qua, bão Damrey (cơn bão số 12) di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, tốc độ khoảng 20 km/h và tiếp tục mạnh lên. Sáng...