Người dân Mỹ lo ngại nguy cơ xảy ra đụng độ trực tiếp với Nga
Một cuộc thăm dò mới của Trung tâm Nghiên cứu Pew cho thấy nhiều người Mỹ lo ngại nguy cơ xảy ra cuộc đụng độ trực tiếp giữa Washington và Moskva.
Nhiều người Mỹ vẫn quan tâm đến cuộc xung đột Nga-Ukraine. Ảnh: Reuters
Tờ Bưu điện Jerusalem ngày 11/5 dẫn kết quả cuộc thăm dò mới của Trung tâm Nghiên cứu Pew được công bố mới đây cho thấy, dù ở cách xa gần 10.000 km, song người Mỹ vẫn đang theo dõi chặt chẽ cuộc xung đột Nga-Ukraine. Phần lớn người Mỹ quan tâm đến cuộc xung đột tới mức họ nghĩ Mỹ có thể là mục tiêu tiếp theo của Nga.
Theo cuộc khảo sát, được thực hiện từ ngày 25/4 – 1/5 trong số 5.074 người Mỹ trưởng thành, 57% số người tham gia cho rằng cuộc xung đột ở Ukraine có thể tiếp tục kéo dài. Khoảng một nửa số người được hỏi cũng nói rằng họ cực kỳ hoặc rất lo ngại về khả năng Mỹ và NATO hỗ trợ Ukraine dẫn đến một cuộc xung đột trực tiếp giữa Mỹ và Nga.
Video đang HOT
ADVERTISING
Về phản ứng của Chính quyền Tổng thống Joe Biden đối với cuộc xung đột Nga-Ukraine, nhìn chung có nhiều người tán thành (45%) hơn không ủng hộ (34%). Như vậy, quan điểm về phản ứng của Chính quyền Mỹ gần tương tự như cuộc thăm dò hồi tháng 3 vừa qua, với 47% tán thành và 39% không ủng hộ.
Cuộc khảo sát cũng cho thấy cả hai đảng phái chính trị (Dân chủ và Cộng hòa) có tiếng nói chung khi đề cập đến các biện pháp trừng phạt Nga, với phần lớn đảng viên Cộng hòa (73%) và đảng Dân chủ (80%) bày tỏ sự hài lòng về các biện pháp trừng phạt kinh tế và việc gửi thiết bị quân sự cùng vũ khí cho Ukraine.
Nhân tố giúp kinh tế Nga trụ vững trước 'bão trừng phạt' của phương Tây
Nền kinh tế tương đối biệt lập trước thời điểm nổ ra chiến sự cùng với nguồn lợi thu được từ xuất khẩu năng lượng tăng vọt là tiền đề để kinh tế Nga chống chọi trước các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây.
Đồng rúp của Nga đã phục hồi mạnh mẽ bất chấp trừng phạt của phương Tây. Ảnh: THX/TTXVN
Đầu tháng 4, giới phân tích tại The Economist đã chỉ ra rằng dữ liệu ban đầu cho thấy kinh tế Nga không rơi vào ngưỡng sụp đổ như đánh giá, dự báo của nhiều người trong điều kiện Mỹ và đồng minh phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt ở cấp độ chưa từng có.
Dữ liệu cập nhật mới nhất một lần nữa ủng hộ luồng quan điểm này. Nhờ biện pháp kiểm soát dòng vốn cùng với quyết định dâng cao lãi suất, đồng rúp Nga đã lấy lại sức mạnh trước đồng USD, với tỉ giá quy đổi ngang với thời điểm trước khi Moskva mở chiến dịch tấn công quân sự ở Ukraine. Nga đồng thời vẫn thực hiện ổn thỏa các nghĩa vụ trả nợ quốc tế đối với các khoản trái phiếu phát hành bằng ngoại tệ.
Nền kinh tế thực cũng cho thấy những tín hiệu kháng cự tích cực. Thực tế, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Nga đã tăng 10% kể từ đầu năm, khi đồng rúp có thời điểm giảm giá mạnh, khiến giá hàng hóa nhập khẩu tăng cao. Việc các công ty phương Tây rời khỏi thị trường Nga cũng làm giảm nguồn cung hàng hóa. Số lượng các công ty trả lương chậm cho công nhân có xu hướng tăng.
Thế nhưng các thông số dùng để đo lường hoạt động kinh tế theo "thời gian thực" vẫn tương đối khả quan. Tổng tiêu thụ điện năng tại Nga chỉ giảm nhẹ. Sau khi cắt giảm chi tiêu trong tháng 3, người Nga giờ đây có xu hướng mạnh tay hơn cho các khoản chi cafe, đi nhà hàng, quán bar.... Đến ngày 29/4 vừa qua, Ngân hàng Trung ương Nga cũng ra quyết định giảm lãi suất cơ bản từ 17% xuống còn 14%. Kinh tế Nga suy yếu là sự thực, nhưng một số đánh giá cho rằng GDP của Nga giảm 15% trong năm nay bắt đầu cho thấy thiếu thực tế, quá bi quan.
Trước khi mở chiến dịch quân sự ở Ukraine, Nga là nền kinh tế tương đối khép kín và điều này giúp làm giảm tác động tiêu cực từ các lệnh trừng phạt. Nhưng lý do lớn nhất giúp kinh tế Nga trụ lại là nguồn thu từ nhiên liệu. Từ ngày 22/4 đến nay, Nga đã thu về ít nhất 65 tỷ USD xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch qua đường biển và đường ống.
Thu ngân sách của chính phủ Nga đối với dầu mỏ, khí đốt, than đá xuất khẩu trong quý 1 năm nay đã tăng 80% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngày 4/5 vừa qua, Ủy ban châu Âu đã đề xuất thực thi lệnh cấm nhập khẩu toàn diện dầu mỏ Nga, với hạn chót là đến cuối năm nay. Nhưng từ giờ đến mốc thời gian đó, kinh tế Nga vẫn có được khả năng kháng cự tốt.
Mỹ huấn luyện binh sĩ Ukraine tại Đức Lực lượng Mỹ đang giúp đỡ binh sĩ Ukraine sử dụng trang thiết bị quân sự hiện đại tại Đức. Lực lượng Vệ binh Quốc gia Florida được giao nhiệm vụ huấn luyện cho quân đội Ukraine ở Đức. Ảnh: DW Báo Deutsche Welle (Đức) mới đây dẫn lời phát ngôn viên của Lầu Năm Góc John Kirby cho biết họ đang huấn...