Người dân mạnh dạn tố giác tội phạm qua mạng xã hội
Tiện ích và mặt trái của mạng xã hội có lẽ ai cũng đã tường. Người lương thiện sử dụng mạng xã hội cho biết bao công việc hữu ích thì kẻ tội phạm cũng sử dụng nó như là một công cụ để gây án.
Lừa đảo qua mạng xã hội đã thật sự “bùng nổ” sau đợt dịch COVID-19 lần thứ 4. Hằng ngày, có rất nhiều người bị những kẻ ẩn danh trên không gian mạng bày đủ trò để chiếm đoạt tài sản. Có nhiều người dù đã rất cảnh giác nhưng trước “thiên la địa võng” mà kẻ bất lương giăng ra chỉ trong tích tắc sơ hở đã mất khoản tiền bao năm dành dụm.
Cơ quan chức năng, sử dụng chính mạng xã hội phục vụ cho công tác tuyên truyền pháp luật, phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và đã phát huy hiệu quả cao. Mô hình dùng mạng xã hội trong công tác phòng, chống tội phạm xuất hiện đầu tiên ở TP Hồ Chí Minh vào năm 2017 từ Công an quận Bình Thạnh.
Thoạt tiên, khi áp dụng mô hình này, lãnh đạo quận Bình Thạnh chỉ mong mỏi đẩy nhanh công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia phòng, chống các loại tội phạm. Tuy nhiên, khi đi vào thực tiễn, các nhóm Zalo, Facebook không chỉ góp phần phòng, chống tội phạm mà còn giúp chính quyền địa phương phát hiện, xử lý nhiều vụ bạo hành trong gia đình, hút chích ma túy, kẹt xe, lấn chiếm lòng lề đường, hạ tầng cơ sở xuống cấp… Nhận thấy hiệu quả, công an nhiều quận, huyện trên toàn TP Hồ Chí Minh học tập làm theo và kết quả đạt được rất khả quan.
Nhóm chủ cơ sở massage bị bắt từ tin tố giác qua Zalo.
Đến cuối năm 2019, Đoàn công tác của Bộ Công an đã cùng Công an TP Hồ Chí Minh đến quận Bình Thạnh để khảo sát, đánh giá hiệu quả của mô hình này. Mục đích công tác khảo sát là nhằm ghi nhận các kiến nghị, đề xuất về chính sách pháp luật, nguồn kinh phí, công nghệ, phương tiện từ Công an các địa phương. Trên cơ sở đó, Bộ Công an tham mưu Chính phủ, Ban Chỉ đạo 138/CP có những chủ trương giải pháp chỉ đạo thực hiện hiệu quả ứng dụng khoa học, công nghệ trong phòng, chống tội phạm thời gian tới. Và cũng kể từ đó, mô hình sử dụng mạng xã hội, đặc biệt là Zalo đã được áp dụng rộng rãi trong cả nước.
Tuy “sinh sau đẻ muộn” nhưng trang Zalo OA của Công an các huyện, thị xã, thành phố ở tỉnh Bình Dương đã phát huy hiệu quả khá cao. Chỉ sau 2 tháng đưa vào hoạt động, trang Zalo “Công an thị xã Bến Cát” đã thu hút gần 120 ngàn lượt xem và chia sẻ bài viết. Trong đó có hơn 51 ngàn lượt hỏi đáp về thủ tục hành chính và báo tin tố giác tội phạm. Chính trang Zalo này đã giúp Công an phá nhiều vụ án như vụ bắt giữ 4 chủ cơ sở massage gồm: Ngô Văn Hòa (SN 1995), Nguyễn Đức Phú (SN 1992, cùng quê Vĩnh Phúc); Vũ Văn Mạnh (SN 1995, quê Ninh Bình và Dương Văn Đức (SN 1996, quê Gia Lai) về hành vi bắt giữ người trái pháp luật và cưỡng đoạt tài sản. Nhóm này đã đánh đập, ép buộc 4 thiếu nữ về làm tiếp viên cho sơ sở mình và buộc họ viết giấy nhận nợ hàng chục triệu đồng. Không chấp nhận cuộc sống nơi “tổ quỷ”, một trong bốn thiếu nữ đã cầu cứu trên trang Zalo và được Công an thị xã Bến Cát giải cứu kịp thời. Hay như vụ triệt phá tụ điểm đánh bạc dưới hình thức ghi số đề tại Công ty TNHH ACE Word để bắt giữ 7 đối tượng, thu giữ số tiền trên 16 triệu đồng…
Đặc biệt, qua thư kêu gọi đầu thú và bài viết tuyên truyền, vận động đối tượng truy nã ra đầu thú được đăng tải trên Zalo Công an thị xã Bến Cát, chỉ trong vòng chưa đầy 1 tháng, đã có 3 đối tượng bị truy nã ra đầu thú…
Video đang HOT
Theo ghi nhận của chúng tôi, sở dĩ trang Zalo Công an thị xã Bến Cát được nhiều người truy cập và tương tác bởi trang được thiết lập 2 chiều, vừa để Công an thị xã hỗ trợ người dân theo dõi các vấn đề an ninh, trật tự tại địa phương, vừa để là nơi tiếp nhận ý kiến đóng góp của người dân về các vấn đề liên quan. Đặc biệt, mục “căn cước công dân” trong thanh menu đã giúp người dân tìm hiểu hồ sơ, thủ tục, thời gian địa điểm cấp thẻ CCCD một cách dễ dàng. Bên cạnh đó, sau khi thực hiện các thủ tục cấp thẻ CCCD người dân có thể theo dõi tiến độ thực hiện và ngày nhận thẻ. Để mở rộng số lượng người theo dõi, Công an thị xã Bến Cát triển khai rất nhiều hoạt động truyền thông đa dạng như tuyên truyền tại địa bàn, doanh nghiệp, trường học; dán các mã “QR” của Zalo OA tại các điểm tiếp dân, trụ sở các đơn vị Công an các địa phương, đồn Công an, khu công nghiệp.
Tương tự là trang Zalo OA của Công an TP Thủ Dầu Một, với các mục tuyên truyền, đối tượng truy nã, phản ánh-tố giác, văn bản pháp luật đã giúp người dân dễ dàng truy cập và thao tác. Từ khi có trang Zalo này, nhà ai có người lạ mặt biểu hiện bất thường, ai phóng uế, vứt rác bừa bãi; ai lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường để kinh doanh; ai xả nước thải ra nơi công cộng… tất cả đều được người dân phản ánh. Từ đó giúp cơ quan Công an phân loại để trực tiếp xử lý hay chuyển cho các ban ngành chức năng khác.
Ở chiều hướng ngược lại, khi có trang Zalo người dân cũng có ý thức hơn trong sinh hoạt hằng ngày, từ lời ăn tiếng nói đến những việc làm gây phương hại đến cộng đồng dân cư, giúp cuộc sống được tốt đẹp hơn. Đặc biệt, các đối tượng hoạt động phạm tội, tệ nạn cũng “ngán” các trang Zalo này vì mọi hoạt động của chúng dù có tinh vi, kín đáo đến đâu cũng khó có thể vượt qua được tai mắt của người dân
Người phụ nữ Hà Nội tố cáo chồng cũ dâm ô con trai ruột 12 tuổi
Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) vừa tiếp nhận đơn tố giác tội phạm của chị Nguyễn Hà về việc, chồng cũ của chị được cho là có hành vi dâm ô con trai ruột 12 tuổi.
Ngày 13/7, phản ánh tới Báo Dân trí, chị Nguyễn Hà (tên nhân vật đã được thay đổi, trú tại Hà Nội) cho biết, chị vừa làm đơn tố giác tội phạm gửi Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) về việc chồng cũ của chị là ông N.Q.H. (42 tuổi, trú tại quận Đống Đa, hiện sống tại quận Thanh Xuân) đã có hành vi dâm ô với con trai 12 tuổi của chị và ông H..
Chị Hà cùng con trai (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Theo chị Hà, ông N.Q.H. đã dâm ô con trai ruột của chị là cháu Jezz (tên nhân vật đã được thay đổi) khi cháu mới tròn 12 tuổi. Hiện cháu đã 16 tuổi.
Tố cáo chồng cũ trên mạng xã hội
Theo lời tố cáo của chị Hà, sau khi kết hôn với ông H. được 2 năm, tới năm 2006, chị sinh cháu Jezz. Năm 2007, ông H. đi Mỹ làm nghiên cứu sinh và trong suốt 6 năm đi học tiến sĩ bên Mỹ, ông H. không về thăm con, kể cả khi con có nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Năm 2010 chị Hà làm đơn ly hôn gửi tòa ở Hà Nội, nhưng ông H. không thuận tình ly hôn. Năm 2013, ông H. về Việt Nam, chị Hà lại làm đơn ly dị và được tòa án chấp thuận.
Theo chị Hà, mặc dù xa bố ngay từ nhỏ song cháu Jezz vẫn có tình cảm với bố, nhưng ông H. lại có hành vi "không thể nào chấp nhận nổi" với chính con trai đẻ của mình.
Bản viết tay được cho là lời tố cáo của cháu Jezz (con trai chị Hà) về hành vi của bố đẻ (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Chị Hà cho biết, sự việc xảy ra vào cuối tháng 7 và đầu tháng 8/2018, khi cháu Jezz được chị cho ra Hà Nội chơi với bố tại nhà trên đường Lê Văn Lương, Hà Nội. Chị tố cáo tại đây cháu Jezz bị chính bố đẻ thực hiện hành vi dâm ô nhiều lần, sờ mó bộ phận sinh dục, bất chấp cháu phản đối.
Theo chị Hà, con trai chị đã được giáo dục về giới tính và nhận thức được rằng những hành động của bố là hành vi tấn công tình dục. Tuy nhiên, cháu không nói ngay với mẹ vì xấu hổ. Cũng theo lời chị, ông H. dặn con trai không được nói với mẹ, hứa hẹn cho cháu thừa kế tài sản và mua máy tính mới.
Sau khi sự việc xảy ra, chị Hà thấy cháu Jezz có nhiều thay đổi tâm trạng, hành vi. Đến tháng 9/2019, chị thấy cháu bắt đầu có những dấu hiệu trầm cảm rõ rệt. Cháu thường vật vã cả đêm không ngủ được, chán ăn, buồn bã, kêu chán đời. Cháu được mẹ đưa đi khám sức khỏe tại Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai và được kết luận trầm cảm nặng.
"Tôi phải đưa cháu rời khỏi Hà Nội vào tháng 10/2019 để cháu khuây khỏa, nhưng cháu vẫn rối loạn giấc ngủ suốt nhiều tháng liền. Cho tới tháng 12/2019, trong một đêm khó ngủ, cháu đã nói với mẹ là bố nhiều lần sờ soạng cháu, cả trong quần và ngoài quần. Cháu sợ hãi sẽ vô tình gặp bố ở nơi nào đó và yêu cầu mẹ không để cho cháu phải gặp lại bố lần nào nữa", chị Hà trình bày.
Chị Hà kể, cháu Jezz muốn mẹ nói sự việc với mọi người, hối thúc mẹ liên lạc với luật sư và chủ động ghi âm, kể lại sự việc.
Theo chị Hà, sự việc xảy ra đã làm ảnh hưởng tới học tập, tâm sinh lý, niềm tin vào cuộc sống của cháu, và có thể ảnh hưởng tới tương lai của cháu suốt cả cuộc đời.
"Trong hai năm rưỡi qua, do hạn chế của dịch bệnh nên tôi cũng chưa trực tiếp ra Hà Nội để thực hiện các thủ tục tố giác tội phạm được. Bây giờ tôi cảm thấy mình đã đủ bình tâm để đối mặt với những đau khổ tinh thần và tố giác hành vi dâm ô của anh H. ra cơ quan pháp luật và nơi làm việc", chị Hà nói thêm.
Người bố nói gì?
Liên quan tới những tố cáo trên của chị Nguyễn Hà, ngày 14/7, PV Dân trí đã liên hệ với ông N.Q.H. (42 tuổi, chồng cũ chị Hà). Ông H. cho biết bản thân không muốn bình luận gì về những lời tố cáo của vợ cũ đăng trên mạng xã hội.
Theo ông H., nếu vợ cũ cho rằng ông có hành vi không đúng mực thì nên làm đơn tố giác gửi các cơ quan chức năng để công an làm rõ thực hư.
"Hiện tại tôi không muốn bình luận gì thêm trước những thông tin mà vợ cũ đã đăng lên mạng xã hội. Nếu vụ việc có dấu hiệu của tội phạm thì chị ấy cứ gửi đơn tố cáo lên cơ quan công để họ điều tra và làm rõ", ông H. nói.
Liên quan tới sự việc này, sáng cùng ngày 14/7, trao đổi với PV Dân trí, một vị lãnh đạo Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) cho biết, hiện phía công an quận đã tiếp nhận đơn tố giác tội phạm của chị Hà và Đội Tổng hợp, Công an quận đang thụ lý điều tra, làm rõ.
Bình Phước: Bắt giữ thanh niên ép buộc bé gái 13 tuổi chat sex Công an tỉnh Bình Phước vừa bắt giữ nam thanh niên tại Lạng Sơn có hành vi ép buộc bé gái 13 tuổi chat sex trên mạng xã hội Facebook. Ngày 27.6, Công an tỉnh Bình Phước cho biết vừa bắt giữ Hoàng Trung Kiên (17 tuổi, ngụ xã Hữu Liên, H.Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn) do có hành vi ép buộc bé...