Người dân lo lắng vì sạt lở bờ sông Kiến Giang ngày càng nghiêm trọng
Sau đợt mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 6, bờ sông Kiến Giang đoạn chảy qua xã Trường Thủy (huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) bị sạt lở nghiêm trọng.
Tình trạng này đã ảnh hưởng đến nhiều diện tích đất sản xuất nông nghiệp, đe dọa cuộc sống của người dân địa phương.
Ghi nhận của phóng viên TTXVN tại khu vực sông Kiến Giang đoạn chảy qua thông Long Đại (xã Trường Thủy, huyện Lệ Thủy) có nhiều điểm sạt lở, xói sâu tạo thành những “hàm ếch” to và vực sâu dựng đứng khoảng 2 – 4m. Sạt lở đã “nuốt chửng” hàng tre bảo vệ bên bờ sông, tiếp đến là nhiều diện tích đất sản xuất trồng sắn, ngô và keo của người dân địa phương.
Sạt lở, xói sâu tạo thành những “hàm ếch” to và vực sâu dựng đứng khoảng 2 – 4m đoạn chảy qua xã Trường Thủy (huyện Lệ Thủy).
Khoảng 1,5km bờ sông Kiến Giang đoạn chảy qua xã Trường Thủy (huyện Lệ Thủy) bị sạt lở nghiêm trọng.
Chỉ rõ các điểm sạt lở dọc bờ sông Kiến Giang, ông Trần Công Sáu, Chủ tịch Hội Nông dân xã Trường Thủy cho biết, trước đây, đoạn sông này cũng hẹp và không sâu lắm, có những đoạn mùa hè vẫn có thể lội bộ qua được. Tuy nhiên, hiện lòng sông rất sâu, có chỗ sâu 5 – 6m, hai bên bờ sông ngày càng bị sạt lở đã thành bờ dựng đứng. Tình trạng sạt lở càng nghiêm trọng sau đợt mưa lũ vừa qua, nước xiết đã gây khiến nhiều điểm sạt lở bị ăn sâu thêm 4 – 5m. Điều đáng ngại nhất là tình trạng sạt lở đang ảnh hưởng lớn đến 8 ha sản xuất nông nghiệp, đe dọa cuộc sống của khoảng 75 hộ dân bên phía hữu sông Kiến Giang, trong đó có 7 hộ bị ảnh hưởng trực tiếp.
Sạt lở đã cuốn trôi nhiều cây cối hai bên bờ xuống lòng sông đoạn chảy qua xã Trường Thủy (huyện Lệ Thủy).
Gia đình ông Trần Công Quang (thôn Long Đại, xã Trường Thủy) là một trong nhiều hộ dân ảnh hưởng trực tiếp từ tình trạng sạt lở. Theo ông Quang, gia đình ông đã ở đây hơn 30 năm, khi đó bờ sông cách ngôi nhà ông khoảng 50m. Tuy nhiên, do sạt lở ngày càng ăn sâu vào bờ nên hiện tường nhà của gia đình cũng chỉ cách bờ sông chưa đầy 10m. Sạt lở cũng “ăn” gần hết diện tích hơn 3 sào đất sản xuất của gia đình.
Video đang HOT
Sạt lở ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của hàng chục hộ dân thôn Long Đại (xã Trường Thủy, huyện Lệ Thủy).
Sông Kiến Giang chảy qua xã Trường Thủy dài khoảng 5 km, song có 1,5 km đang bị sạt lở nghiêm trọng. Theo người dân địa phương, nguyên nhân của tình trạng sạt lở diễn ra nhanh và ngày nghiêm trọng một phần là do mưa lũ hàng năm.
Song một phần là do các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Bình đã cấp phép khai thác cát sỏi trên đoạn sông qua xã Trường Thủy trong nhiều năm qua.
Hiện trên đoạn sông Kiến Giang đoạn chảy qua xã Trường Thủy luôn có hai sà lan neo đậu và ngày đêm hoạt động hút cát, sỏi. Khi lòng sông bị khoét sâu, vào mùa mưa lũ, nước chảy xiết đã khoét vào bờ, làm cho sạt lở ngày càng nghiêm trọng. Chính quyền địa phương và người dân đã nhiều lần kiến nghị tạm dừng việc khai thác cát sỏi trên đoạn sông qua xã Trường Thủy, tuy nhiên vẫn chưa được xem xét giải quyết.
Cùng với mưa lũ hàng năm, luôn có hai sà lan được cấp phép hút cát, sỏi là nguyên nhân gây sạt lở trên sông Kiến Giang đoạn qua xã Trường Thủy.
Ông Phan Hữu Tình, Chủ tịch UBND xã Trường Thủy (huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) cho biết, chính quyền địa phương và đông đảo người dân mong muốn chính quyền cấp trên xem xét hạn chế việc cấp mỏ khai thác vật liệu xây dựng trên sông Kiến Giang đoạn qua xã để tránh việc sạt lở ngày càng nghiêm trọng. Đồng thời, hỗ trợ địa phương kinh phí để xây dựng kè chống xói lở ở những khu vực dân cư sinh sống đang bị ảnh hưởng.\
Đêm không ngủ ở 'rốn lũ' Lệ Thủy
Mưa đã tạnh, nước lũ cũng dần xuống, nhưng người dân huyện Lệ Thủy (tỉnh Quảng Bình) vẫn không thể có một đêm yên giấc.
Với kinh nghiệm của nhiều người, lũ có thể lên bất cứ lúc nào trong đêm và nếu chủ quan, mọi thứ sẽ lại bị nhấn chìm.
Khoảng 21h đêm 29/10, mưa ngừng rơi nhưng dường như cả huyện Lệ Thuỷ vẫn chìm trong biển nước. Sau bữa cơm tối vội vã, chị Thanh Liễu (trú thị trấn Kiến Giang) cùng người nhà dọn đồ đạc, lên đò di chuyển qua một khách sạn trên địa bàn để xin ở nhờ qua đêm.
Trong đêm tối, gia đình chị Liễu vượt lũ đến điểm an toàn. Ảnh: QT
Nhà chị Liễu ở gần sông Kiến Giang, nơi mực nước lũ đang ở mức báo động 3. Trải qua nhiều trận lũ lịch sử, chị và gia đình hiểu rằng, mưa tạnh nhưng nước có thể dâng cao bất cứ lúc nào trong đêm tối. Nếu cả nhà chủ quan ở lại, nước lũ có thể nhấn chìm mọi thứ.
Không chỉ gia đình chị Liễu, trong đêm qua, nhiều người dân trên địa bàn vùng rốn lũ Lệ Thủy cũng hỗ trợ nhau di chuyển người, đồ đạc tìm chỗ trú ngụ an toàn. Ảnh: QT
23h, tuyến QL1A đoạn đi qua huyện Lệ Thủy, nhiều điểm nước lũ còn dâng cao khoảng 0,5 - 0,7m. Khác với ngày thường, các phương tiện di chuyển trên đường lúc này là hàng loạt tàu đánh cá của ngư dân xã Ngư Thủy Bắc đến để tiếp tế, vận chuyển hàng cứu trợ cho những người dân trong huyện bị lũ lụt.
Tàu đánh cá của ngư dân xã Ngư Thủy Bắc tập kết tại xã Thanh Thủy để hỗ trợ người dân. Ảnh: QT
Anh Trần Văn Hậu (trú thôn Bắc Hòa, xã Ngư Thủy Bắc) cho biết, đến 23h có khoảng 10 tàu của xã đã có mặt tại trung tâm huyện Lệ Thủy. Trong sáng nay (30/10), các tàu hỗ trợ chính quyền, vận chuyển hàng cứu trợ vào giúp bà con vùng thấp trũng đang bị nước lũ chia cắt.
Nước lũ khiến cuộc sống nhiều người dân thị trấn Kiến Giang bị đảo lộn. Ảnh: QT
Đêm 29/10, nhiều nhà dân ở huyện Lệ Thủy vẫn bị nước lũ bủa vây. Ảnh: QT
Một người dân xã Cam Thủy chèo đò trong sân nhà ra ngoài, đi mua nhu yếu phẩm. Ảnh: QT
Người dân thôn Đặng Lộc 1 (xã Cam Thủy) đi thả lưới, đánh bắt cá. Ảnh: QT
Phương tiện di chuyển trong nhà của nhiều người dân huyện Lệ Thủy là đò và các vật dụng tự chế có thể nổi được. Ảnh: QT
Khó ngủ, một người phụ nữ vừa tranh thủ vớt rác, canh lũ. Ảnh: QT
Theo báo cáo của Ban chỉ huy PCTT&TKCN kiêm Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự tỉnh Quảng Bình, đến 17h ngày 29/10, toàn tỉnh có 32.885 hộ dân bị ngập lụt.
Nước lũ dâng cao, gây chia cắt hàng ngàn nhà dân ở tỉnh Quảng Bình. Ảnh: QT
Trong đó, huyện Lệ Thủy có 19.762 nhà bị ngập, huyện Quảng Ninh có 12.123 nhà bị ngập, TP Đồng Hới có 1.000 hộ bị ngập.
Toàn tỉnh hiện có 14 điểm giao thông trên QL 9C, QL 9E và một số tuyến đường tỉnh bị ngập, cùng 13 điểm sạt lở đã và đang được khắc phục.
Xuất hiện cơn bão mới, Hải Phòng ban hành công điện ứng phó Công điện nêu rõ, các đơn vị tập trung kiểm soát chặt chẽ tàu thuyền ra khơi, bảo đảm an toàn cho phương tiện còn hoạt động trên biển và tại nơi neo đậu, tránh trú; rà soát phương án, sẵn sàng sơ tán dân cư tại các khu vực nguy hiểm... Theo bản tin của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy...