Cảnh báo nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi Quảng Bình
Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Bình cảnh báo, từ 27/10 đến ngày 29/10, trên các sông tỉnh Quảng Bình có khả năng xuất hiện một đợt lũ.
Người và phương tiện gặp nhiều khó khăn khi lưu thông qua các tuyến đường tại thành phố Đồng Hới (Quảng Bình) bị ngập sâu. Ảnh: TTXVN phát
Trong đợt lũ này, đỉnh lũ trên sông Gianh ở mức báo động 1 đến báo động 2, trên sông Kiến Giang ở mức báo động 2 đến báo động 3.
Đồng thời, cảnh báo nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng cục bộ tại các vùng trũng, thấp ven sông suối nhỏ; cảnh báo lũ trên các sông và ngập lụt sẽ làm hư hỏng các công trình trên sông, có khả năng ảnh hưởng đến các hồ, ao nuôi trồng thủy sản, diện tích hoa màu, giao thông, môi trường và các công trình đang thi công.
Video đang HOT
Đến sáng 27/10, hiện mực nước trên sông Kiến Giang đang lên mức xấp xỉ báo động 1, trên sông Gianh biến đổi chậm và ở mức dưới báo động 1, phía hạ lưu ảnh hưởng theo chế độ thủy triều. Dự báo từ 4 giờ ngày 27/10 đến 4 giờ ngày 29/10 tại tỉnh Quảng Bình có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và rải rác có dông; với tổng lượng mưa phổ biến từ 130-300mm, có nơi trên 350mm.
Toàn tỉnh Quảng Bình hiện có 167 điểm sạt lở và có nguy cơ sạt lở núi, khu dân cư và sạt lở bờ sông, biển; trong đó 10 điểm có nguy cơ cao, đặc biệt nguy hiểm. Đơn cử như tại huyện Minh Hóa có thể xảy ra nguy cơ sạt lở núi Cây Sường, thị trấn Quy Đạt; sạt lở núi tại khu vực Bãi Dinh, xã Dân Hóa; sạt lở tại thôn Rục, xã Hồng Hóa. Tại huyện Tuyên Hóa nguy cơ sạt lở đồi Phòng Không, thôn Đồng Lâm xã Đức Hóa…
Ngoài ra, toàn tỉnh Quảng Bình hiện có trên 152 hồ chứa nước thủy lợi, dung tích hiện tại của các hồ đạt từ 52 – 63% dung tích thiết kế; có 35 hồ chứa hư hỏng xuống cấp cần nâng cấp sữa chữa, trong đó có 2 hồ không được phép tích nước gồm hồ Dạ Lam, hồ Hóc Chọ.
Tỉnh Quảng Bình yêu cầu các đơn vị, địa phương triển khai các phương án vận hành, bảo vệ an toàn đập, hồ chứa nước (kể cả hồ chứa thủy điện) và vùng hạ du, lưu ý các hồ chứa xung yếu, hồ chứa nhỏ bị hư hỏng.
Bên cạnh đó, triển khai các biện pháp bảo vệ đê điều, vị trí sạt lở ven biển, nhất là các tuyến đê, kè xung yếu trực diện biển đã xảy ra sự cố hoặc đang thi công; khu vực bờ biển đang sạt lở có nguy cơ cao ảnh hưởng trực tiếp đến dân cư, cơ sở hạ tầng quan trọng.
Đồng thời, tổ chức lực lượng ứng trực, hướng dẫn đảm bảo an toàn giao thông nhất là việc đi lại khi có bão, lũ, qua khu vực nguy cơ cao sạt lở; dự trữ đủ lương thực, thực phẩm phục vụ nhân dân khi có yêu cầu, đặc biệt là những khu vực có khả năng bị chia cắt, vùng sâu, vùng xa có đồng bào dân tộc sinh sống.
Ứng phó với bão số 6, Đà Nẵng sơ tán hơn 1.600 hộ dân
Nhằm ứng phó với cơn bão số 6, sáng 27/10, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự thành phố Đà Nẵng cho biết, các đơn vị chức năng sơ tán 1.677 hộ dân, với 6.205 nhân khẩu ở khu vực nhà trọ, nhà tạm, nhà không kiên cố, các khu vực có nguy cơ sạt lở, lũ quét, nước biển dâng do bão đến nơi an toàn.
Điểm sơ tán dân an toàn của phường Thọ Quang (quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng).
Tại quận Sơn Trà - nơi sáng 27/10, sơ tán 298 hộ, với 986 nhân khẩu đến điểm an toàn, bà Trương Thị Hương Thu, Phó Chủ tịch phường Thọ Quang (quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng) cho biết, để ứng phó với bão số 6, đảm bảo an toàn tính mạng nhân dân, phường Thọ Quang huy động lực lượng và phối hợp các cơ quan chức năng, khẩn trương tổ chức sơ tán người dân đến điểm tránh trú bão.
Thời điểm hiện tại, phường tổ chức sơ tán tập trung 11 hộ, với 36 khẩu; sơ tán tại chỗ hơn 200 hộ, trên 650 nhân khẩu. Phường Thọ Quang hiện có 8 điểm sơ tán tập trung gồm: Trường Tiểu học Trần Quốc Toản, Trung học cơ sở Lý Tự Trọng, Tiểu học Nguyễn Tri Phương, Trung học cơ sở Hoàng Sa, Tiểu học Nguyễn Phan Vinh, Thư viện Thân thiện Songgan, Đội Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy công an quận Sơn Trà, Nhà chống bão đa năng Lộc Phước Tài. Tại các điểm sơ tán dân đến trú, phường cắt cử 2-3 cán bộ trực thường xuyên, các điểm này đều được cung cấp các nhu yếu phẩm thiết yếu cho người dân.
Tương tự quận Sơn Trà, quận Hải Châu cũng tổ chức sơ tán 119 hộ, với 470 nhân khẩu.
Hiệu trưởng Trường Tiểu học Võ Thị Sáu Nguyễn Thái Phong cho hay, để tổ chức điểm sơ tán an toàn, sạch sẽ, nhà trường phối hợp với các đơn vị chức năng, khẩn trương chuẩn bị 10 phòng tránh trú bão, hiện đang có 5 phòng có người dân cư trú. Tại điểm trú đều được cung cấp nhu yếu phẩm thiết yếu.
Trước đó, UBND thành phố Đà Nẵng yêu cầu các quận, huyện thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến của cơn bão số 6, mưa lũ; triển khai ngay phương án sơ tán dân sống trong các nhà trọ, nhà tạm, nhà không kiên cố, các khu vực có nguy cơ sạt lở, lũ quét, nước biển dâng do bão đến nơi an toàn, tổ chức di dời dân. Trong đó ưu tiên sơ tán trước tại các khu vực nguy cơ cao do mưa lớn, ngập úng, lũ quét, sạt lở đất.
Bão số 6 áp sát ven biển miền Trung, mưa cường suất rất lớn và kéo dài Từ gần sáng và ngày mai (27/10), bão số 6 (bão Trà Mi) vào đến khu vực ven biển từ Quảng Trị đến Quảng Nam với cường độ cấp 8-9. Mưa trong hoàn lưu bão cường suất rất lớn và kéo dài có thể gây ra ngập úng, lũ quét... Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự...