Người dân lấp cống xả trạm xử lý nước thải vì ô nhiễm
Trong hai ngày 12 – 13.5, người dân P.Thanh Khê Tây, Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng kéo nhau mang vật liệu lấp cống xả ra sông Phú Lộc của Trạm xử lý nước thải Phú Lộc.
Người dân kéo nhau lấp cống xả ra sông Phú Lộc – Ảnh: Nguyễn Tú
Nguyên do, nước thải từ trạm đổ ra sông Phú Lộc, chảy thẳng ra vịnh Đà Nẵng ngày càng nặng mùi, đen ngòm và sủi bọt khiến người dân luôn phải bịt khẩu trang, đóng cửa nhà… Tình trạng trên kéo dài nhiều năm, người dân kiến nghị nhiều lần nhưng không được giải quyết.
Sáng 13.5, tại buổi đối thoại với UBND P.Thanh Khê Tây cùng Công ty thoát nước và xử lý nước thải TP.Đà Nẵng, người dân yêu cầu cơ quan chức năng cam kết thời gian cụ thể giải quyết dứt điểm ô nhiễm.
Ông Mai Mã, Giám đốc Công ty thoát nước và xử lý nước thải TP.Đà Nẵng, thừa nhận nạn ô nhiễm khu vực kéo dài nhiều năm và “xin người dân thông cảm” do công ty chỉ tiếp nhận, vận hành trạm từ năm 2008 chứ không có chức năng giám sát chất lượng công trình trước đó. Đồng thời, do chi phí vận hành trạm thấp nên không xử lý được mùi hôi. Trước đây, ống xả chạy thẳng ra sông, sau này đã dời ống ra biển 200 m nhưng vẫn không khắc phục được. Ông Mã cũng cam kết trong ngày 14.5 sẽ dùng giải pháp tình thế là pha chế phẩm khử mùi vào hố ga của trạm xử lý.
Video đang HOT
Theo UBND P.Thanh Khê Tây, dự án cải tạo Trạm xử lý nước thải Phú Lộc đã được UBND TP.Đà Nẵng phê duyệt đầu tư là 1 trong 10 công trình trọng điểm khởi công trong năm 2015, giai đoạn 1 từ tháng 6 và hoàn thành trong năm 2015, công suất xử lý khoảng 40.000 m3/ngày đêm, kinh phí 137 tỉ đồng, sử dụng công nghệ xử lý mới sẽ giải quyết triệt để ô nhiễm nước và không khí. Giai đoạn 2 nâng công suất lên gấp đôi với kinh phí 85 tỉ đồng, thực hiện từ 2017.
Nguyễn Tú
Theo Thanhnien
Tài xế xe buýt bãi công, giao thông đi lại ở Thừa Thiên- Huế tê liệt
Hoạt động vận chuyển hành khách bằng xe buýt tại Thừa Thiên Huế gần như bị ngưng trệ hoàn toàn vào sáng nay 7.5 do các tài xế bãi công.
Các tài xế và phụ xe buýt đình công tại Bến xe phía Nam TP.Huế trong sáng 7.5 - Ảnh: Bùi Ngọc Long
Sáng nay 7.5, khoảng 70 tài xế và phụ xe buýt của Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Hoàng Đức (TP.Huế) đã đồng loạt bãi công tại Bến xe phía Nam TP.Huế, để phản đối doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ cam kết với người lao động.
Vụ bãi công đã khiến hoạt động đi lại của hàng nghìn hành khách đi xe buýt trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên- Huế bị trở ngại. Tại rất nhiều trạm chờ xe buýt trên địa bàn tỉnh có rất đông hành khách khổ sở chờ xe buýt nhưng chờ mãi vẫn không có xe.
Một tài xế xe buýt cho biết, mỗi ngày 1 xe buýt phục vụ vận chuyển khoảng hơn 200 lượt khách, với 32 đầu xe thì sẽ có hàng nghìn hành khách bị ảnh hưởng việc đi lại do vụ đình công. "Chúng tôi biết việc bãi công ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân nhưng nếu không làm thế thì không biết bao giờ quyền lợi của chúng tôi mới được công ty giải quyết", tài xế này trình bày.
Đại diện cho các tài xế và phụ xe đình công cho biết, trước đây, khi còn thuộc quản lý của Công ty TNHH Nhà nước MTV Quản lý bến xe Thừa Thiên- Huế, họ được hưởng lương cao và được bảo đảm đầy đủ các chế độ. Cách đây hơn 1 tháng, khi tỉnh Thừa Thiên- Huế chủ trương xã hội hóa xe buýt, Công ty Hoàng Đức trúng thầu. Từ đó, công ty này tiếp nhận 59 tài xế và phụ xe từ Công ty Quản lý bến xe Thừa Thiên- Huế, đồng thời tuyển mới thêm 10 tài xế và phụ xe khác để hoạt động.
Tuy nhiên, từ ngày làm việc cho Công ty Hoàng Đức đến nay, người lao động vẫn chưa được ký hợp đồng, chưa được đóng các khoản bảo hiểm. Trong khi đó, mức thu nhập của người lao động hàng tháng thấp hơn nhiều so với nơi làm việc cũ.
"Tại nơi làm việc cũ, thu nhập mỗi tháng của tài xế như tôi hơn 6 triệu đồng nhưng khi chuyển qua Công ty Hoàng Đức thu nhập của tôi chỉ còn hơn 4 triệu đồng, trong khi tôi phải làm việc từ 5 giờ 30 phút đến 19 giờ mỗi ngày. Mặt khác, do chưa được ký hợp đồng và đóng bảo hiểm nên khi ốm đau chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn", người tài xế này bức xúc.
Sau khi vụ bãi công xảy ra, đại diện Công ty Hoàng Đức và Sở GTVT tỉnh Thừa Thiên- Huế có mặt để thuyết phục được các tài xế, phụ xe tiếp tục chạy xe. Tuy nhiên, đến gần 10 giờ cùng ngày, hàng chục xe buýt của công ty Hoàng Đức vẫn đậu tại bến xe do tài xế chưa chịu làm việc vì họ cho rằng lãnh đạo doanh nghiệp coi thường quyền lợi người lao động và có thái độ thách thức khi các tài xế và phụ xe bãi công.
Ông Hoàng Đức Hoài, Giám đốc Công ty Hoàng Đức cho biết, các tài xế và phụ xe chưa được ký hợp đồng và hưởng các chế độ theo quy định là do họ mới chỉ vào làm việc 1 tháng. Khi hoạt động ổn định, người lao động của công ty sẽ được hưởng đầy đủ các chế độ theo quy định.
Giải thích của ông Hoài không được các tài xế và phụ xe bãi công chấp nhận vì họ cho rằng DN đã cố tình "lạm dụng" sức lao động của họ mà không chịu thực hiện nghĩa vụ ký hợp đồng theo quy định của pháp luật.
"Chúng tôi là lao động được chuyển tiếp chứ không phải mới vào làm, nên phải được ký hợp đồng và đảm ảo các quyền lợi khác theo quy định. Họ nói khi nào ổn định mới ký, xe vẫn chạy hàng ngày sao lại nói hoạt động chưa ổn định. Không có hợp đồng rồi ít bữa họ tuyển người khác vào thì chúng tôi mất việc à", một tài xế bức xúc.
Bùi Ngọc Long
Theo Thanhnien
Luật sư kiến nghị vụ tử tù Hồ Duy Hải Ngoài đưa ra những lập luận, phân tích, luật sư Tạo kiến nghị Chủ tịch nước thu hồi lại quyết định bác đơn xin ân xá của tử tù Hồ Duy Hải để Tòa án và VKS xem xét lại vụ án. Luật sư (LS) Trần Văn Tạo - nguyên Phó Giám đốc Công an TP HCM, người tham gia tư vấn pháp...