Người dân, du khách tại Đà Nẵng đã có thể đặt xe cấp cứu qua ứng dụng di động
Với ứng dụng quản lý, giám sát hành trình xe cứu thương mới được Đà Nẵng đưa vào sử dụng chính thức, người dân và du khách trên địa bàn có thể yêu cầu xe cấp cứu trên ứng dụng với vị trí GPS chính xác.
Ứng dụng quản lý, giám sát hành trình xe cứu thương trên địa bàn thành phố Đà Nẵng do Sở TT&TT phối hợp với Sở Y tế, Trung tâm Cấp cứu thành phố xây dựng.
Đây là hoạt động nhằm triển khai các đề án về xây dựng thành phố thông minh và chuyển đổi số Đà Nẵng, với mục tiêu lấy người dân làm trung tâm, cung cấp các dịch vụ và tiện ích thông minh cho người dân.
Hệ thống ứng dụng quản lý, giám sát hành trình xe cứu thương trên địa bàn thành phố Đà Nẵng vừa được đưa vào sử dụng chính thức.
Hệ thống ứng dụng này gồm app trên điện thoại di động (app Hành trình số) để phục vụ người dân, lái xe cấp cứu, kíp cấp cứu và phiên bản web, bản đồ trên màn hình để phục vụ hoạt động điều hành, quản lý của Trung tâm Cấp cứu thành phố và Sở Y tế Đà Nẵng.
Ngoài ra, hiện nay trên từng xe cấp cứu cũng đã được doanh nghiệp tài trợ lắp đặt máy tính bảng giúp việc triển khai hệ thống ứng dụng hiệu quả hơn, rút ngắn thời gian gọi xe cấp cứu.
Video đang HOT
Theo đại diện Sở TT&TT Đà Nẵng, ứng dụng giúp người dân, du khách có thể đặt yêu cầu; theo dõi được hành trình xe cấp cứu, thời gian dự kiến xe đến…, từ đó có thể chủ động trong xử lý tình huống khẩn cấp. Hệ thống cũng hỗ trợ các cơ quan, đơn vị quản lý có thể theo dõi và quản lý từng nhiệm vụ, lộ trình di chuyển của xe cấp cứu nhằm nâng cao chất lượng quản lý, điều hành chuyên môn chính xác và thông minh hơn.
Trước đó, hệ thống ứng dụng quản lý, giám sát hành trình xe cứu thương trên địa bàn thành phố đã được triển khai thí điểm từ đầu tháng 8 đến giữa tháng 9 năm nay. Sau hơn 1 tháng, đã có gần 2.500 lượt xe cấp cứu được điều hành, quản lý trên hệ thống.
Ngày 21/9, Sở TT&TT, Sở Y tế, Trung tâm cấp cứu thành phố Đà Nẵng và các đơn vị liên quan đã rà soát hệ thống ứng dụng lần cuối, trước khi công bố đưa vào vận hành chính thức hệ thống ứng dụng quản lý, giám sát hành trình xe cứu thương.
Sở TT&TT Đà Nẵng hướng dẫn người dân, du khách sử dụng ứng dụng “Hành trình số”.
Theo hướng dẫn của Sở TT&TT Đà Nẵng, người dân hiện đã có thể vào các kho ứng dụng của Google và Apple để tải, cài đặt và sử dụng ứng dụng “Hành trình số”. Qua ứng dụng, người dân có thể yêu cầu, đặt xe cấp cứu với vị trí GPS chính xác, từ đó giúp các xe cấp cứu dễ dàng định vị và đến đúng vị trí yêu cầu trong thời gian ngắn.
Đặc biệt, người dân có thể xem được xe cấp cứu đã xuất phát hay chưa, hành trình di chuyển, ước lượng khoảng cách còn lại… để chủ động trong thời gian chờ cấp cứu. Thông qua ứng dụng, người dân cũng dễ dàng định vị được các vị trí bệnh viện, trạm y tế gần nhất.
Bên cạnh đó, hệ thống còn cho phép người dân góp ý và nhận phản hồi về các xe cấp cứu, kíp cấp cứu ngay trên ứng dụng di động. Từ đó, Trung tâm Cấp cứu thành phố Đà Nẵng có thể cải thiện và nâng cao chất lượng vận hành của hệ thống xe cấp cứu cũng như cung cấp dịch vụ y tế công tốt hơn cho người dân.
Đà Nẵng phát hiện và ngăn chặn gần 22.000 lượt tấn công mạng trong 11 tháng
Tính đến tháng 12, Đà Nẵng đã phát hiện và ngăn chặn kịp thời 21.955 lượt tấn công, trong đó 185 lượt tấn công từ chối dịch vụ, 21.171 lượt tấn công truy cập trái phép, chiếm quyền điều khiển và 578 lượt tấn công mã độc.
Thông tin trên được đại diện Sở TT&TT Đà Nẵng chia sẻ tại chương trình diễn tập ứng cứu, xử lý sự cố an toàn thông tin thành phố Đà Nẵng năm 2021 với chủ đề "Chủ động phát hiện và ứng phó kịp thời các cuộc tấn công mạng nhằm vào ứng dụng web và tấn công hệ thống Active Directory". Active Directory (AD) là một dịch vụ thư mục chạy trên Microsoft Windows.
Diễn tập ứng cứu, xử lý sự cố an toàn thông tin mạng thành phố Đà Nẵng năm 2021 là cơ hội để các cơ quan, địa phương rèn luyện kỹ năng xử lý sự cố thực tế, phối hợp tác chiến.
Được Sở TT&TT Đà Nẵng phối hợp với Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT tổ chức vào ngày 29/12, chương trình diễn tập có sự tham gia của hơn 80 cán bộ chuyên trách CNTT, an toàn thông tin tại các cơ quan, địa phương trên địa bàn thành phố.
Đại diện Sở TT&TT Đà Nẵng nhấn mạnh: Đà Nẵng xem việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh mạng là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo việc triển khai mô hình 4 lớp an toàn thông tin theo Chỉ thị 14 ngày 7/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ, được toàn diện và hiệu quả.
Vì thế, đợt diễn tập lần này là cơ hội để các cán bộ chuyên trách ứng cứu của các cơ quan, địa phương trên địa bàn được rèn luyện kỹ năng xử lý các tình huống sự cố thực tế, phối hợp tác chiến, tạo môi trường giao lưu học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao năng lực đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của bảo đảm an toàn, an ninh mạng.
Với chủ đề "Chủ động phát hiện và ứng phó kịp thời các cuộc tấn công mạng nhằm vào ứng dụng web và tấn công hệ thống Active Directory", trong thời gian 1 ngày, các đội đã tập trung giải quyết vấn đề để làm sao phát hiện, rà soát, xử lý kịp thời lỗ hổng trên các hệ thống cổng/ trang thông tin điện tử, ứng dụng web. Đồng thời, các đội cũng được giới thiệu một số phương pháp, kỹ năng để thực hiện tấn công thăm dò hệ thống nhằm chiếm quyền kiểm soát Active Directory.
Các giai đoạn kẻ tấn công dành quyền kiểm soát hệ thống CNTT của 1 tổ chức.
Theo kịch bản do các chuyên gia VNCERT/CC xây dựng, các cán bộ tham gia diễn tập sẽ chia thành nhóm Red team và các nhóm Blue team. Trong đó, nhóm Red team hoạt động tự do, cố gắng sử dụng các kỹ thuật tấn công để khai thác máy chủ web và sử dụng máy chủ web làm bàn đạp tấn công sang hệ thống máy chủ khác.
"Kịch bản tấn công được xây dựng dưới góc nhìn kẻ xâm nhập, sử dụng các kỹ thuật và công cụ để mô phỏng lại quá trình 1 kẻ tấn công giành quyền kiểm soát dữ liệu từ giai đoạn trinh sát thu thập thông tin cho đến bước thiết lập kênh điều khiển kiểm soát dữ liệu. Kịch bản này đảm bảo đi được hết các vòng đời của một cuộc tấn công phức tạp và tinh vi mà các tổ chức đang phải đối mặt", đại diện VNCERT/CC cho biết.
Với các nhóm Blue team, đây là các đội thực hiện vai trò phòng thủ, giám sát và ứng cứu hệ thống. Nhiệm vụ là đảm bảo giám sát được tất cả mọi hành động diễn ra xung quanh hệ thống mục tiêu; phân tích và phát hiện kịp thời các dấu hiệu của tấn công; xác định nguồn gốc, đánh giá mức độ tác động của cuộc tấn công; xác định nguyên nhân hệ thống bị tấn công và kỹ thuật kẻ tấn công sử dụng; viết lại báo cáo về diễn biến sự việc, đưa ra các giải pháp bảo mật để không tái diễn cuộc tấn công tương tự.
Qua chương trình diễn tập, đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng của Đà Nẵng đã nâng cao được khả năng chủ động trong phát hiện và xử lý tấn công mạng, sẵn sàng ứng phó khi sự cố xảy ra. Đồng thời, xây dựng một kênh trao đổi thông tin hiệu quả giữa các bộ phận, hỗ trợ chia sẻ thông tin về xử lý sự cố.
Mạng 5G được thử nghiệm tại Đà Nẵng Việc thử nghiệm mạng 5G thương mại tại Đà Nẵng có sự hợp tác của Samsung và Viettel. Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel vừa công bố việc thử nghiệm mạng 5G thương mại tại Đà Nẵng. Sau khi công bố, người dân Đà Nẵng có thể trải nghiệm mạng 5G tại các khu vực gồm đường Bạch Đằng...