Người dân có xu hướng tiết kiệm hơn khi mua sắm Tết
Trong sự hối hả của những ngày cận Tết Nguyên đán Nhâm Dần, thoáng thấy nét âu lo trên khuôn mặt của người dân đi sắm Tết.
Người dân mua hoa tại chợ hoa Tết Vạn Phúc, quận Hà Đông Ảnh: Phương Anh/TTXVN
Cứ sau ngày 23 tháng Chạp, tức ngày ông Táo chầu trời, là thời điểm sôi động nhất của thị trường bánh mứt kẹo tại Thủ đô Hà Nội.
Hàng năm, vào dịp này, dọc tuyến phố Hàng Ngang, Hàng Đường, Chợ Đồng Xuân, Chợ Bắc Qua, đều có khá nhiều gian hàng bánh kẹo, mứt truyền thống sản xuất trong nước cùng hàng hóa nhập ngoại, nhưng năm nay thì khác hẳn.
Do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 và nguy cơ lây nhiễm cao khi tỷ lệ F0 qua mỗi ngày tại Hà Nội vẫn tăng mà chưa có dấu hiệu giảm nhiệt… đã tác động tiêu cực tới các hoạt động giao thương buôn bán ở những điểm sầm uất nhất như khu vực phố cổ hay các trung tâm thương mại… Đã đành là vắng khách mua hàng nhưng cả người bán cũng thưa thớt. Nhiều cửa hàng, cửa tiệm trên các tuyến phố chính đều đóng cửa và treo biển cho thuê, sang nhượng mặt bằng kinh doanh.
Qua tìm hiểu nguyên nhân, đa số người bán đều cho hay, dịch COVID-19 khiến người dân ngại ra đường mua sắm; dịch COVID-19 cũng ảnh hưởng tới thu nhập của người dân khiến họ phải thắt chặt và kiểm soát chi tiêu….
Bà Phương Lan, Chủ cửa hàng Phương Lan chuyên doanh bánh, mứt, kẹo có tiếng và sở hữu 3 gian hàng tại chợ Đồng Xuân cho hay, kể từ khi dịch COVID-19 diễn ra hồi cuối năm 2019, Tết 2022 năm nay thấy thấm thía nhất những khó khăn của người dân và của thị trường. Ngay từ đầu vụ, do xác định sức mua có thể sẽ giảm sút nên lượng hàng hóa, bánh mứt được shop dự trù nhập về chỉ khoảng 1/3 so với mọi năm.
Giá bán cũng giảm thấp hơn vì dường như, người dân không rộng rãi cho khoản này so với thường lệ. Tâm lý ai cũng nghĩ, trong điều kiện dịch dã thế này, xu hướng chung sẽ là nhà nào ở yên nhà đó, hạn chế giao lưu, thăm hỏi, tiếp xúc nên việc sắm Tết cũng chỉ mang tính tượng trưng. Cơ bản là tiết kiệm, tránh lãng phí.
Theo bà Phương Lan, năm nay, hàng hóa nhập bán, shop cũng chỉ lựa chọn một số chủng loại, mặt hàng truyền thống như bánh kẹo dẻo, hoa quả sấy như mít, khoai… cùng các loại hạt từ Lâm Đồng hay mứt các loại như dừa non, thanh long, xoài, bí, kiwi… từ Long An, Bến Tre. Hầu như không có mặt hàng mới hay những sản phẩm đặc biệt, ấn tượng để giới thiệu tới khách.
Từ góc độ nhà sản xuất, ông Lý Minh Đường, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Chế biến Xuất nhập khẩu Nông sản Long Châu (Long An) cho biết, Tết năm nay là dấu mốc quan trọng và đáng nhớ đối với doanh nghiệp khi phải hoạt động cầm chừng để chờ vãn dịch. Hàng hóa chế biến với số lượng rất ít, chủ yếu chỉ đáp ứng nhu cầu tại địa phương và một số đối tác ở các tỉnh lân cận. Một phần do sức mua và các đơn đặt hàng giảm sút đáng kể. Phần quan trọng hơn là do tình hình logistics sang các tỉnh, thành phố ở khu vực xa hơn cũng gặp nhiều khó khăn, rủi ro và chi phí rất cao. Vì lẽ đó, doanh nghiệp xác định hoạt động 1/2 công suất, chờ dịch dã lắng xuống, tác động thị trường bớt căng thẳng hơn sẽ tiếp tục vận hành trở lại.
Video đang HOT
Qua thực tế thị trường, chị Nguyễn Kim Huệ, cư dân tại địa bàn Ngọc Khánh cho hay, mọi năm vào tầm này, thành phố Hà Nội luôn có các chương trình hội chợ hàng tiêu dùng để đón Xuân. Nhờ vậy, việc mua sắm Tết cũng trở nên thuận tiện hơn trong đi lại, di chuyển. Chủ trương năm nay không tổ chức các hội chợ để phòng tránh dịch COVID-19 cũng khiến việc mua sắm ít nhiều bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên, trong bối cảnh này, năm nay, chi phí dành cho gia đình sắm Tết chắc chắn không thể dư giả như mọi năm vì đã gần tới ngày nghỉ tết nhưng người lao động vẫn thấy có lương, thưởng. Khó khăn sẽ thêm chất chồng hơn đối với những gia đình công nhân, xa xứ. Hơn lúc nào hết, Tết chỉ mong được về nhà, quây quần đoàn viên bên người thân.
Lâm Đồng: Khuyến cáo du khách tự test Covid-19
Lâm Đồng vận động người dân hạn chế di chuyển khi không cần thiết trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần; khách lưu trú được khuyến cáo tự test Covid-19.
Chiều ngày 18.1, ông Đặng Trí Dũng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng ký văn bản gửi các sở, ban, ngành, đoàn thể và UBND các huyện, thành phố yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần.
Lâm Đồng tăng cường triển khai các biện pháp phòng chống Covid-19 dịp Tết Nguyên đán . Ảnh GIA BÌNH
Hạn chế di chuyển khi không cần thiết trong dịp Tết
Theo đó, UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu các cơ quan, đơn vị vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và toàn thể người dân hạn chế di chuyển khi không cần thiết trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần.
Tuyên truyền, vận động, thông tin đến người thân trong gia đình đang học tập, làm việc ngoài tỉnh khi đi/về tỉnh thực hiện khai báo y tế, thông báo với chính quyền địa phương và tự nguyện làm xét nghiệm, có kết quả âm tính SARS-CoV-2 trước khi trở về địa phương, gia đình.
Lâm Đồng vận động người đi và về tỉnh tự nguyện xét nghiệm Covid-19. Ảnh GIA BÌNH
Không để quá tải hệ thống y tế
UBND tỉnh Lâm Đồng giao Sở Y tế cập nhật thông tin, đánh giá nguy cơ, dự báo tình hình, chủ động đề xuất UBND tỉnh/BCĐ tỉnh chỉ đạo về chuyên môn trong công tác phòng, chống dịch, nhất là phát hiện sớm biến chủng mới, tăng cường năng lực y tế cơ sở, không để quá tải hệ thống y tế.
Đồng thời phối hợp với UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch bổ sung thêm cơ sở điều trị bệnh nhân Covid-19 với quy mô đảm bảo sẵn sàng tiếp nhận điều trị bệnh nhân nhẹ, không triệu chứng trên địa bàn; dự trù số giường bệnh tầng 2A từ 20-50 giường/1 huyện, thành phố. Tổ chức hướng dẫn, tập huấn điều trị người nhiễm Covid-19 tại nhà.
Bệnh viện Nhi Lâm Đồng, nơi điều trị Covid-19 ở Đà Lạt. Ảnh GIA BÌNH
Tăng cường hệ thống giám sát nhằm phát hiện sớm các ổ dịch, chùm ca bệnh có diễn biến, đặc điểm bất thường (số mắc, diễn biến nặng hoặc nhập viện, tử vong tăng bất thường theo thời gian, khu vực, đối tượng cụ thể...); để kịp thời phối hợp với Viện Pasteur TP.HCM giám sát, chỉ đạo.
Dừng tổ chức lễ hội, liên hoan cuối năm tập trung đông người
Cũng theo văn bản, UBND tỉnh Lâm Đồng, giao Sở VH-TT-DL hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương việc dừng tổ chức các lễ hội, các sự kiện, liên hoan, tiệc cuối năm tập trung đông người (trừ các hội nghị theo yêu cầu nhiệm vụ, được phép cơ quan có thẩm quyền) theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 7.1.2022.
Lâm Đồng yêu cầu chủ các cơ sở lưu trú phải có trách nhiệm khuyến cáo du khách tự test Covid-19. Ảnh GIA BÌNH
Yêu cầu các chủ khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở kinh doanh lưu trú trên địa bàn có trách nhiệm khuyến cáo du khách tự test Covid-19 (hoặc hỗ trợ khách xét nghiệm); trường hợp có kết quả dương tính, báo cáo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để kịp thời xử trí theo quy định.
Giám sát chặt chẽ người nhập cảnh vào địa bàn
UBND tỉnh Lâm Đồng giao công an tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan kiểm tra, giám sát chặt chẽ người nhập cảnh vào Việt Nam trên địa bàn tỉnh, để kiểm soát, ngăn chặn biến chủng Omicron xâm nhập và lây lan trên địa bàn, đặc biệt là người đến từ các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đã phát hiện biến chủng Omicron như: Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Philippines...
Tỉnh Lâm Đồng cũng giao các huyện, thành phố tập trung tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid- 19; đánh giá mức độ nguy cơ, điều chỉnh cấp độ dịch phù hợp với tình hình thực tế, trên cơ sở đó ban hành văn bản chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp. Nâng tỷ lệ xét nghiệm tầm soát lên ít nhất 10 - 20%; tầm soát ngẫu nhiên hàng ngày và luân phiên hàng tuần tại các hộ gia đình, khu dân cư.
Tỉnh Lâm Đồng cũng yêu cầu tầm soát ngẫu nhiên Covid-19 hàng ngày và luân phiên hàng tuần tại các hộ gia đình, khu dân cư. Ảnh GIA BÌNH
Duy trì, triển khai hoạt động của Trạm Y tế lưu động, Tổ chăm sóc người nhiễm Covid-19 cộng đồng đảm bảo về tổ chức, nhân lực, địa bàn, trang thiết bị y tế... để tất cả người dân khi cách ly, điều trị Covid-19 tại nhà, tại cộng đồng đều được hướng dẫn, chăm sóc về y tế.
Tính đến sáng ngày 18.1, toàn tỉnh Lâm Đồng đã ghi nhận 14.298 trường hợp mắc Covid-19; trong đó đã điều trị khỏi ra viện 7.545 trường hợp, tử vong 48 trường hợp, về địa phương khác 16 trường hợp, hiện đang điều trị 6.689 trường hợp.
'Ngân hàng' của người nghèo CEP không thu nợ suốt mùa dịch Tháng 6-2021, CEP đã chi tiết kiệm được cho 198.000 công nhân lao động bị mất việc, mất thu nhập 1.069 tỉ đồng. Đó là số tiền tích lũy từ những khoản tiết kiệm 10.000, 20.000 đồng hằng tuần của người dân nhiều năm qua. Lãnh đạo Tổ chức tài chính vi mô CEP nhận cờ thi đua của Chính phủ nhân dịp...