Người dân có quyền yêu cầu CSGT thay ống thổi nồng độ cồn
“Nếu người dân phát hiện lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) kiểm tra nồng độ cồn không thay ống thổi mới thì có thể yêu cầu thay ống thổi khác”.
Thông tin trên được Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó trưởng Phòng Tham mưu Công an TP.HCM cho biết tại buổi họp báo chiều 14/12.
Theo ông Hà, hiện nay, công tác kiểm tra nồng độ cồn của lực lượng CSGT thực hiện theo hai bước kiểm tra định tính và kiểm tra định lượng.
Cụ thể, CSGT khi dừng, kiểm tra phương tiện yêu cầu thổi một hơi thở định tính (tốn khoảng 3-5 giây), nếu không phát hiện nồng độ cồn, người điều khiển phương tiện được tiếp tục hành trình tham gia giao thông.
Thượng tá Lê Mạnh Hà thông tin tại buổi họp báo
Video đang HOT
Trong trường hợp phát hiện vi phạm, CSGT sẽ yêu cầu người vi phạm đưa phương tiện vào khu vực xử lý. Tại đây, Cảnh sát dùng máy đo định lượng nhằm xác định mức độ vi phạm và tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính, tạm giữ phương tiện theo quy định.
“Trong quá trình kiểm tra nồng độ cồn, nếu người dân phát hiện lực lượng CSGT không thay ống thổi mới có thể yêu cầu thay ống thổi khác”, ông Hà cho biết.
Cũng theo Thượng tá Hà, nếu người dân, phóng viên…phát hiện đơn vị CSGT, cá nhân nào thực hiện không đúng quy định về kiểm tra nồng độ cồn thì báo về Công an TP để chấn chỉnh, xử lý.
Nhiều người đi đám cưới ở TP.HCM bị xử lý vi phạm nồng độ cồn
Thời điểm cuối tuần, nhiều người đi đám cưới bị CSGT kiểm tra, xử lý vi phạm nồng độ cồn.
Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (Công an TP.HCM) phối hợp cùng công an 21 quận, huyện và TP Thủ Đức thực hiện kế hoạch kiểm tra, xử lý vi phạm nồng độ cồn, ma tuý đối với lái xe. Việc xử lý vi phạm này được thực hiện cả ngày lẫn đêm.
CSGT TP.HCM triển khai xử lý vi phạm nồng độ cồn cả ngày lẫn đêm. Ảnh: L.A
Thời điểm cuối tuần, nhiều người dân tham dự tiệc cưới bị các tổ CSGT làm nhiệm vụ dừng phương tiện để kiểm tra, xử lý vi phạm nồng độ cồn.
Điển hình, chiều 2/12 có nhiều trường hợp dự tiệc cưới về đã bị lực lượng của Đội CSGT Hàng Xanh phối hợp Đội CSGT - Trật tự Công an quận Bình Thạnh và Công an quận Gò Vấp xử lý vì vi phạm nồng độ cồn, tại vòng xoay ngã 5 Gò Vấp.
Tổ công tác đã dừng phương tiện của anh T.V.H. (29 tuổi, quê Nghệ An) có dấu hiệu say xỉn, mặt đỏ gay. Người này vi phạm nồng độ cồn ở mức 0,132mg/lít khí thở.
Nhiều người dân dự tiệc cưới về bị CSGT kiểm tra, xử lý vi phạm nồng độ cồn. Ảnh: L.A
Người vi phạm bị tạm giữ phương tiện, tước giấy phép lái xe. Ảnh: L.A
CSGT lập biên bản xử lý anh H. với mức phạt từ 2 - 3 triệu đồng, tạm giữ phương tiện 7 ngày, tước giấy phép lái xe từ 10 - 12 tháng. Khi bị xử lý, anh H. trình bày, vừa đi dự tiệc cưới của người bạn về.
Chiều 2/12, tổ CSGT cũng dừng xe, xử lý đối với ông N.Q.T. (68 tuổi, ngụ quận Gò Vấp) khi vừa đi về từ đám cưới.
Ông N.Q.T. vi phạm nồng độ cồn kịch khung. Ảnh: L.A
Kết quả kiểm tra, ông T. vi phạm nồng độ cồn ở mức 0,531mg/lít khí thở, vượt kịch khung. CSGT lập biên bản xử lý vi phạm hành chính đối với ông T. với mức 7 - 8 triệu đồng, tạm giữ phương tiện 7 ngày và tước giấy phép lái xe 22 - 24 tháng.
Ông T. trình bày: "Vì nể nang bạn bè mời nên trong tiệc cưới tôi uống nhiều. Tôi định gửi xe ở nhà hàng để đi xe ôm về nhưng nơi đó không chịu. Tôi đành phải tự lái xe về. Tôi bất ngờ vì đi nhiều tuyến đường có đông CSGT xử lý vi phạm nồng độ cồn".
Anh G. (30 tuổi, ngụ TP.Thủ Đức) chia sẻ, anh hối hận vì lái xe cá nhân tới bữa tiệc. "Lần sau có tiệc tùng, ăn nhậu, tôi sẽ đi xe ôm cho khoẻ", anh G. cho hay.
Cảnh cáo cán bộ thuế đòi ném ly nước vào mặt công an ở Bình Dương Bị CSGT yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn, cán bộ thuế ở Bình Dương không chấp hành rồi đòi ném ly nước vào mặt công an. Liên quan đến vụ việc cán bộ thuế ở huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương không hợp tác kiểm tra nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện, đòi ném ly nước vào mặt công an...