Người dân châu Âu trông đợi đồng euro kỹ thuật số
Người dân khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu ( Eurozone) mong đợi đồng euro kỹ thuật số được Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đề xuất sẽ đảm bảo tính riêng tư, an toàn và rẻ. Đây là kết quả cuộc khảo sát do ECB công bố ngày 14/4.
Đồng tiền xu và tiền giấy euro. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Hiện ECB đang nỗ lực để tạo ra một đồng tiền điện tử, bổ sung cho tiền giấy và tiền xu nhằm ngăn chặn sự cạnh tranh từ các đồng tiền kỹ thuật số như Bitcoin, Tether và Diem của Facebook
Video đang HOT
Theo một cuộc thăm dò của ECB, các cá nhân và chuyên gia dành ưu tiên số một vào quyền riêng tư khi thanh toán – đặc điểm quan trọng của tiền mặt mà một số người lo sợ sẽ bị mất khi chuyển sang phương tiện thanh toán điện tử. Cụ thể, theo ý kiến những người trả lời, các tiêu chí quan trọng nhất của đồng euro kỹ thuật số là quyền riêng tư (43%), bảo mật (18%), khả năng sử dụng trên toàn khu vực eurozone (11%), không chịu phí bổ sung (9%) và sử dụng ngoại tuyến (8%).
Cuộc khảo sát của ECB cũng cho thấy 50% số người được hỏi ủng hộ việc giới hạn lượng đồng euro kỹ thuật số mà mỗi công dân được sở hữu. Khoảng 67% số người được hỏi cho rằng tiền điện tử nên được các trung gian trong khu vực tư nhân cung cấp và được tích hợp trong hệ thống thanh toán hiện nay. 25% số người tham gia muốn đồng euro kỹ thuật số được cung cấp như thẻ thông minh hoặc ứng dụng điện thoại để có thể sử dụng ngoại tuyến.
Hiện việc thiết kế đồng euro kỹ thuật số mới chỉ ở giai đoạn đầu, do đó cần ít nhất 4 – 5 năm nữa mới có thể áp dụng phương tiện thanh toán mới này. Nhiều ngân hàng trung ương khác trên thế giới cũng đang tiến hành dự án tương tự.
ECB hối thúc các nước Eurozone hành động để sớm triển khai Quỹ phục hồi
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Italy Ignazio Visco cho rằng, Quỹ phục hồi của Liên minh châu Âu đóng vai trò "rất quan trọng" trong việc giúp kinh tế khu vực phục hồi từ khủng hoảng COVID-19 và nhấn mạnh rằng việc trì hoãn triển khai quỹ này quá lâu sẽ là một "thảm họa".
Các nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đang gia tăng sức ép lên chính phủ các nước trong khu vực để thực hiện biện pháp kích thích tài chính chung của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), đồng thời sử dụng những ngôn từ mạnh mẽ hơn để cảnh báo về sự hỗn loạn kinh tế cho khu vực này nếu các nước thành viên Eurozone hành động quá chậm.
Người dân mua hàng hóa tại siêu thị ở Essen, miền tây nước Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Italy Ignazio Visco cho rằng, Quỹ phục hồi của Liên minh châu Âu đóng vai trò "rất quan trọng" trong việc giúp kinh tế khu vực phục hồi từ khủng hoảng COVID-19 và nhấn mạnh rằng việc trì hoãn triển khai quỹ này quá lâu sẽ là một "thảm họa".
Phó Chủ tịch ECB Luis De Guindos cho biết, điều quan trọng là "không nên để xảy ra sự chậm trễ không cần thiết". Trong khi đó, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hy Lạp Yannis Stournaras nói rằng ông sự chậm trễ có nghĩa là nền kinh tế Eurozone sẽ không thể phục hồi trong năm nay.
Các bình luận được đưa ra chỉ hai tuần sau khi tòa án tối cao của Đức tạm thời ngăn chặn việc Chính phủ nước này phê chuẩn kế hoạch phát hành trái phiếu để gây dựng quỹ phục hồi 750 tỷ euro (tương đương 680 tỷ USD). Tất cả chính phủ các nước thành viên phải thực hiện hành động này trước khi quỹ có thể bắt đầu hoạt động.
Khi Mỹ đang đi đầu với gói kích thích kinh tế trị giá 1.900 tỷ USD để giúp nền kinh tế nước này thoát khỏi cuộc khủng hoảng COVID-19, lợi tức trái phiếu toàn cầu đang được đẩy cao hơn. ECB đã buộc phải tăng tốc các chương trình kích thích khẩn cấp để ngăn chặn lợi suất trái phiếu của tăng quá nhanh trong khi khối này vẫn "sa lầy" bởi các đợt phong tỏa xã hội kéo dài do tình hình dịch COVID-19 tiếp tục căng thẳng, còn chương trình triển khai vaccine ngừa COVID-19 gặp trục trặc.
Ông Stournaras đã bác bỏ đề xuất từ người đồng cấp phía Hà Lan Klaas Knot rằng ECB có thể xem xét rút lại việc thu mua trái phiếu khẩn cấp trong quý III/2021, bởi ông cho rằng thời hạn này là quá sớm. Cả Hy Lạp và Italy đều cho rằng nên kéo dài các chương trình kích thích kinh tế quá lâu còn hơn là kết thúc chúng quá sớm.
EU hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Ngày 5/11, Ủy ban châu Âu (EC) nhận định làn sóng lây nhiễm dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã làm chậm lại đà phục hồi, cảnh báo nền kinh tế khu vực sẽ không quay trở lại bình thường vào trước năm 2023. Trong dự báo mới nhất, EC nhận định nền kinh tế Khu vực đồng tiền chung châu Âu...