Người dân Châu Á ăn món gì ngày Tết âm lịch?
Tết âm lịch là ngày lễ lớn đối với cộng đồng người Châu Á, khắp nơi ở Đông bán cầu, người dân đón Tết nguyên đán với các món ăn truyền thống đặc trưng của đất nước.
Bánh chưng (Việt Nam)
Món bánh chưng với ý nghĩa thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Nguyên liệu làm bánh chưng gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong và bánh thường được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt, cũng như ngày giỗ tổ Hùng Vương (Ảnh: Thucthan)
Sủi cảo (Trung Quốc)
Sủi cảo là một loại thực phẩm vô cùng phổ biến ở Trung Quốc, đặc biệt là ở miền Bắc. Món ăn này có nhân làm từ hỗn hợp thịt lợn băm và rau củ, được gói trong vỏ bánh làm bằng bột mỳ. Sủi cảo còn có tên gọi là bánh chẻo, nó được xem là môt nét đặc trưng trong văn hóa Trung Quốc. Món sủi cảo là một trong những món ăn quen thuộc ngày Tết cổ truyền của người Trung Quốc (Ảnh: huongnghiepaau)
Canh bánh gạo – Tteokguk (Hàn Quốc)
Tteokguk là một món canh nhất định phải có trong buổi sáng ngày đầu tiên của năm mới với người Hàn Quốc (Ảnh: khampha)
Gỏi cá Yusheng (Singapore)
Gỏi cá Yusheng là món ăn đặc trưng trong dịp lễ Tết của người dân Singapore, khi món dọn ra sẽ được xới tung tất cả lên càng cao càng tốt nhưng không được làm rơi ra ngoài và hô “lohei” có nghĩa là “trộn đều” hay “thịnh vượng” rồi trộn tiếp với sốt trước khi thưởng thức.
Bánh Tikoy (Philippines)
Video đang HOT
Người Philippines là bánh Tikoy trong ngày đầu năm mới. Bánh được làm từ gạo nếp trộn mỡ lợn, đường, nước, nhúng vào trứng gà rồi chiên. Món ăn này mang ý nghĩa gắn bó tình cảm gia đình. Tất cả thành viên trong nhà cùng ngồi ăn bánh trong ngày mùng 1 để cầu mong cả năm gia đình luôn đầm ấm, đoàn kết, hạnh phúc (Ảnh: TH&CL)
Theo Thoidai
10 món ăn khó cưỡng nhất ở Sài Gòn
Ốc, vú dê nướng, bánh tráng trộn hay phá lấu đều là những món bạn nên thử trải nghiệm khi đặt chân đến Sài Gòn.
Một trong những niềm vui còn sót lại của dân Sài Gòn có lẽ là lúc nào cũng được ăn phủ phê những món ngon lành. Cứ ra đường phố Sài Gòn, bạn sẽ bắt gặp hằng hà sa số hàng quán bán đồ ăn. Món chính ngon, mà món vặt cũng ngon. Nếu là lần đầu tiên bạn đặt chân đến Sài Gòn, bạn nhất định phải thử qua những món trong danh sách dưới đây.
1. Ốc
Lê la mấy tiếng đồng hồ ở Sài Gòn vào đêm mà chưa một lần bước vào quán ốc, gọi cho mình thố nghêu hấp xả, sò điệp nướng phomai, càng ghẹ rang muối ớt, sò lông nướng mỡ hành... thì nghĩa là bạn chưa thật sự hiểu Sài Gòn. Ốc được xem là món ăn không thể thiếu của người Sài Gòn. Có hàng trăm quán ốc mọc lên như nấm ở Sài Gòn và quán nào cũng đông nghẹt khách. Mỗi quán đều có riêng cho mình thực đơn đa dạng. Ốc Sài Gòn tươi roi rói, nêm nếm đậm đà và ăn hoài không ngán.
Càng ghẹ rang muối ớt, sò lông mỡ hành, sò huyết xào me hay chem chép nướng đều là những món không thể bỏ qua khi ngồi vào quán ốc. Ảnh: Đan Thảo
Giá ốc cũng dao động từ 20.000 đồng một đĩa dành cho quán bình dân đến 150.000 đồng một đĩa cho quán có tiếng hơn. Bạn có thể tham khảo một số quán ốc như ốc Xuân Hón trên Lê Thị Bạch Cát, quận 11; ốc Thành Long trên Trương Định, quận 3; những quán ốc ở quận 4 và quận 8.
2. Bánh tráng trộn
Bánh tráng trộn, bánh tráng cuốn, bánh tráng nướng là ba món bánh tráng khoái khẩu của giới trẻ Sài Gòn. Có giá dao động từ 10.000 đồng đến 15.000 đồng, bánh tráng trộn được bán dọc những con đường Sài Gòn. Những chỗ bán ngon và có tiếng thường rất đông người mua.
Bên cạnh bánh tráng trộn, bạn còn có thể ăn bánh tráng cuốn chấm sốt me, bánh tráng nướng thơm ngon. Ảnh: Đan Thảo
Bánh tráng được xé nhỏ, cho thêm hành phi, sa tế, mỡ hành, đậu phộng, trứng cút, khô bò, xoài và rau răm, trộn đều lên trong bịch. Mỗi nơi bán sẽ có cách biến tấu riêng, mang vị đặc biệt. Bánh tráng trộn, bánh tráng cuốn có thể được mua mang đi, còn bánh tráng nướng thường được ăn tại chỗ để giữ độ nóng giòn.
3. Gỏi khô bò
Với vị ngọt của nước bò, giòn của đu đủ, gỏi khô bò cũng là món yêu thích của người Sài Gòn. Có giá khoảng 15.000 đồng đến 18.000 đồng một đĩa, nhiều bạn trẻ khi nhạt miệng thường kéo nhau đi ăn gỏi khô bò. Nơi bán gỏi khô bò ngon nổi tiếng nhất có lẽ là ở công viên Lê Văn Tám, quận 3.
Nhờ sợi đu đủ xắt nhỏ, nước chấm chua ngọt đậm đà và bánh phồng giòn rụm mà gỏi khô bò ở công viên Lê Văn Tám lúc nào cũng đông khách. Ảnh: hcmc
Khi đến nơi, sẽ có người mang ra một miếng lót để bạn ngồi quanh gốc cây. Sau khi gọi món, một người sẽ mang đĩa gỏi khô bò ra cho bạn. Gỏi khô bò ở công viên Lê Văn Tám chỉ là quán vỉa hè nhưng đã tồn tại chục năm. Ở đây người bán cho thêm vài miếng bánh phồng giòn lên trên đĩa khô bò nên vị lạ không lẫn vào đâu được.
4. Phá lấu
Đối tượng thích món này nhất ở Sài Gòn phải kể đến những bạn sinh viên - học sinh và giới trẻ nói chung. Phá lấu có nhiều loại như phá lấu heo, gà vịt, phá lấu bò. Tuy nhiên, phá lấu bò là món được ưa chuộng hơn cả. Một chén phá lấu bò gồm lá sách, khăn lông, lách, gân...
Khi đói bụng mà được ăn một chén phá lấu nóng hổi cùng với ổ bánh mì vàng giòn thì không điều gì thích bằng. Ảnh: Đan Thảo
Thông thường ăn phá lấu sẽ kèm với bánh mì chấm, hoặc mì gói. Giá một chén phá lấu, mì phá lấu ngon tầm 15.000 đồng đến 30.000 đồng. Bạn có thể ăn phá lấu ở phá lấu Xóm Chiếu, quận 4; bánh mì phá lấu nổi tiếng khu quận 4 nằm ngay ngã tư Hoàng Diệu và Lê Quốc Hưng.
5. Trà sữa
Khắp ngóc ngách Sài Gòn, nơi nào cũng bán trà sữa. Mỗi tiệm trà sữa lại có một vị nước pha riêng. Bạn bè đi cùng nhau ngại vào quán ngồi thường ghé vào quán trà sữa chọn lấy một ly và cầm theo. Trà sữa phổ biến nhất hiện nay ở Sài Gòn là trà sữa Phúc Long. Với vị thế thoáng mát, nhiều người thường ra ngồi gần bến Bạch Đằng, gọi một ly trà sữa và uống với bạn bè. Trà sữa có vị trà đặc, uống khi bụng đói có thể dễ bị say, nhưng lại là vị yêu thích của nhiều người trẻ Sài Gòn.
Uống trà sữa cùng với bạn bè thân thiết là lựa chọn quen thuộc của giới trẻ Sài Gòn. Ảnh: Đan Thảo
6. Vú dê nướng
Ở Sài Gòn muốn ăn các món liên quan đến dê, đặc biệt là vú dê nướng và lẩu dê, mọi người thường tìm đến khu Trung Sơn, quận 7. Vú dê nướng thơm chấm với chao, ăn thêm một chén mì chan nước lẩu mới đúng điệu.
Vú dê nướng thường ăn cùng rau muống, đậu bắp. Khi miếng vú dê chuyển sang màu vàng sẫm, bạn sẽ gắp ra chấm chao và cho vào miệng. Ảnh: Linh Lê
Vú dê mềm, giòn giòn, được ướp gia vị đậm đà và được chủ quán mang ra kèm với một vỉ nướng. Bạn có thể tự nướng, khi hương thơm bốc lên và chín đều thì gắp cho vào chén. Đặc biệt chao chấm phải được pha ngon, không quá mặn cũng không quá ngọt, cho thêm chút sa tế cay vào. Món này là món khoái khẩu của nhiều người, đặc biệt vào những lúc trời mát.
7. Xiên que
Món ăn vặt quen thuộc của nhiều người Sài Gòn, được bán ở vỉa hè hoặc trên những xe đẩy. Những xiên que này có thể gồm cá viên chiên, bò viên chiên, há cảo, trứng cút, đậu bắp hoặc đậu đũa cuộn... Thông thường, bạn có thể ngồi ăn xiên chiên ở công viên, cạnh bờ sông, quán vỉa hè trên đường Sương Nguyệt Ánh, quận 3. Một xiên có giá khoảng 7.000 đồng đến 10.000 đồng tùy nơi.
Cá viên chiên vàng giòn, nóng hổi được ăn kèm với đồ chua hoặc đu đủ chua để tăng vị. Ảnh: Linh Lê
8. Sủi cảo
Vốn là món ăn của người Hoa, nhưng trở nên phổ biến ở Sài Gòn. Con đường bán sủi cảo ngon nhất phải nói đến đường Hà Tôn Quyền, quận 5. Món này hơi giống hoành thánh, nhưng bên trong có thêm tôm và thịt nạc xay. Bạn dùng nĩa ghim sủi cảo rồi chấm vào tương đen pha tương đỏ. Một tô sủi cảo còn có thêm bong bóng cá, da heo, mựa... Đến quán sủi cảo, bạn còn có thể thử qua món sủi cảo chiên hoặc mì sủi cảo. Giá một tô sủi cảo dao động từ 35.000 đồng đến 40.000 đồng.
Sủi cảo Hà Tôn Quyền nổi tiếng nhất nhì Sài Gòn. Bạn sẽ phải chờ vài phút mới được ăn vào giờ cao điểm. Ảnh: Đan Thảo
9. Bột chiên
Vào những lúc đói bụng nhưng cảm thấy khó chịu trong người, bạn có thể ăn qua món bột chiên. Bột chiên được cắt thành những khối vuông hoặc chữ nhật, chiên trên chảo phẳng, đập thêm một quả trứng gà, rắc thêm hành lá lên trên và múc ra cho vào đĩa. Một đĩa bột chiên ngon phụ thuộc nhiều vào bột và nước chấm. Món này vừa ăn vặt được, lại vừa có thể ăn no. Ngoài bột chiên, bạn có thể ăn thêm nuôi chiên, khoai môn chiên có vị cũng khá lạ. Một đĩa bột chiên thường có giá 15.000 đồng đến 20.000 đồng.
Một số nơi bán bột chiên còn có thêm đu đủ xắt sợi rải phía trên khá ngon. Ảnh:vietnamcayda
10. Kem nhãn
Chỉ với một viên kem, đậu phộng rắc bên trên, nhưng kem nhãn là một trong những món vặt mang đến cảm giác mát mẻ cho giới trẻ Sài Gòn. Ai đã ăn kem nhãn thì không thể dừng lại ở một ly, mà phải gọi thêm hai hoặc ba ly nữa. Giá một ly kem nhãn khoảng 6.000 đồng. Nổi tiếng về món kem này ở Sài Gòn là kem nhãn Chú Tám nằm trên đường Trương Hán Siêu, quận 1 hoặc đường Sư Vạn Hạnh, quận 10.
Múc một muỗng kem nhỏ, thêm hai hạt đậu phộng và ăn, bạn sẽ thấy kem tan mát rượi trong miệng. Ảnh: Linh Lê
Theo Vnexpress
9 món ăn vặt Sài Gòn ngon khó cưỡng Sủi cảo, phá lấu, ốc... là những món ăn vặt không chỉ mê hoặc người Sài Gòn mà còn cả những vị khách phương xa. Ốc Ốc luôn là lựa chọn hàng đầu trong thực đơn từ sinh viên, học sinh, dân văn phòng đến dân nhậu vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày hay mùa nào trong năm. Liên tục thưởng...