Người dân cần tẩy chay thực phẩm bẩn
Từ năm 2018-2020, Hà Nội sẽ triển khai mô hình hệ thống cảnh báo nhanh về an toàn thực phẩm (ATTP), với 3 cấp độ. Đây là hành động nhằm siết chặt chất lượng thực phẩm trên địa bàn thành phố.
Xử phạt hơn 14 tỷ đồng
Đây là thông tin được đưa ra tại hội nghị tổng kết 1 năm thực hiện kế hoạch 119 của UBND Hà Nội về khắc phục hạn chế, yếu kém, đổi mới nâng cao hiệu quả công tác ATTP trên địa bàn, đồng thời triển khai mô hình hệ thống cảnh báo nhanh về ATTP năm 2018 – 2020.
Thức ăn bày bán không che đậy giữa phố bụi bặm nhưng người mua hàng vẫn thản nhiên mua. Ảnh: Lê Mai
Theo ông Nguyễn Khắc Hiền – Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, Phó Trưởng ban chỉ đạo ATTP TP.Hà Nội, trong 1 năm qua với gần 154.000 cuộc thanh, kiểm tra các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm. Qua đó, phát hiện hàng nghìn cơ sở vi phạm, xử lý hành chính hơn 14 tỷ đồng, buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm trị giá hơn 3 tỷ đồng.
Video đang HOT
Ông Trần Ngọc Tụ – Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội cho biết, sau 1 năm triển khai nghiêm túc và thực hiện có hiệu quả kế hoạch của UBND Hà Nội đã góp phần nâng cao năng lực công tác quản lý của các cấp, các ngành. Tuy nhiên, việc triển khai còn gặp nhiều khó khăn. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ không có giấy phép kinh doanh tuyến xã đa số chưa đáp ứng được các tiêu chí ATTP. Việc xử lý các vi phạm ở tuyến xã và một số tuyến huyện đa số vẫn chỉ là nhắc nhở. Đáng lo ngại là một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng còn dễ dàng trong việc lựa chọn thực phẩm, chưa có thói quen phản ánh với cơ quan quản lý và tẩy chay các cơ sở thực phẩm không an toàn…
Thái độ của người dân rất quan trọng
Ông Hiền cũng nhấn mạnh, để thực phẩm bẩn bị loại trừ thì thái độ, hành vi của người tiêu dùng rất quan trọng. Hiện nay nhiều người vẫn giữ thói quen “tiện đâu mua đấy”, nhiều khi thấy thực phẩm được chế biến bẩn, thực phẩm không rõ nguồn gốc vẫn cứ ham rẻ mà mua. Ngoài ra, người dân cũng thích mua ngoài đường, ăn ngoài đường mà không cần biết thực phẩm đó đã được kiểm dịch chưa, món ăn đó có sạch không. Do đó, thực phẩm bẩn, bán rẻ vẫn “có đất” sống.
Ông Hiền cũng nhấn mạnh, phía các cơ quan quản lý cần kiểm soát chặt ngay từ nơi sản xuất, chăn nuôi. Với các chợ đầu mối, phải giám sát được nguồn thực phẩm đầu vào. “Tại các quán ăn, đâu đâu cũng quảng cáo thịt bò Úc, thịt bò Mỹ. Các khu đô thị, các nhà cao tầng mọc đến đâu thì các cửa hàng kinh doanh thực phẩm, thức ăn nhanh mọc đến đó. Vậy trách nhiệm của các quận, huyện, thị xã trong những vấn đề này đã thực hiện tốt chưa?” – ông Hiền đặt câu hỏi.
Theo kế hoạch từ năm 2018-2020, Hà Nội sẽ về triển khai mô hình hệ thống cảnh báo nhanh về ATTP. Hệ thống đã phân ra 3 cấp: thành phố, quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn. Các điểm cảnh báo ATTP sẽ tiếp nhận, xử lý thông tin, đưa ra biện pháp quản lý cảnh báo về ATTP trên địa bàn thành phố, từ đó đưa ra các biện pháp cảnh báo cho cộng đồng.
Theo ông Hiền, cần có một quy trình từ tiếp nhận, xử lý thông tin và đưa ra cảnh báo; phải phân công cụ thể, ai là người chịu trách nhiệm tiếp nhận thông tin ở mỗi cấp. Cơ quan nhà nước giám sát, hậu kiểm như thế nào để kiểm tra lại thông tin đã tiếp nhận có đúng hay không, xác nhận mức độ tin cậy của thông tin để từ đó đưa ra cảnh báo đến người dân. Đồng thời, cũng cần tránh trường hợp cảnh báo sai.
Theo Danviet
Phát hiện 2.189 cơ sở vi phạm vệ sinh ATTP
Hiện, Quảng Ninh có 17.293 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Trong đó, có 1.234 cơ sở sản xuất nuôi trồng nông lâm sản và thủy sản; 825 cơ sở sản xuất chế biến; 9.516 cơ sở kinh doanh; 4.502 cơ sở dịch vụ ăn uống; 1.216 cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố. Phần lớn các cơ sở này do cấp huyện và cấp xã quản lý.
Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Quảng Ninh đã thành lập 469 đoàn thanh tra, kiểm tra định kỳ tại hơn 12.000 lượt cơ sở. Ảnh: quangninh.gov.vn
Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã thành lập 469 đoàn thanh tra, kiểm tra định kỳ tại hơn 12.000 lượt cơ sở. Qua đó, phát hiện 2.189 cơ sở vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP), phạt cảnh cáo và nhắc nhở 904 cơ sở, phạt tiền 1.295 cơ sở.
Ngoài ra, các đơn vị chức năng trong tỉnh cũng đã tiến hành đổi mới phương thức hoạt động, chuyển từ việc lập kế hoạch trước sang tăng cường thanh tra, kiểm tra đột xuất. Qua đó, đã thực hiện kiểm tra đột xuất 409 cơ sở. Qua kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính hơn 2,8 tỷ đồng với các vi phạm chủ yếu là vận chuyển, kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm nhập lậu. Các cơ sở, cá nhân vi phạm đều được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Theo báo cáo 6 tháng đầu năm, trên địa bàn tỉnh không có người tử vong do ngộ độc thực phẩm.
Ông Nguyễn Mạnh Hà, Giám đốc Sở Công thương Quảng Ninh cho biết, thời gian qua, sở đã chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn, phổ biến nội dung về ATTP, đặt test thử nhanh tại các chợ... Sở cũng đã thực hiện kiểm tra, xử lý 456 vụ, phạt và tiêu hủy số lượng lớn hàng hóa; việc truy xuất nguồn gốc xuất xứ, công tác quản lý tại các chợ, nhất là tại các chợ lớn, chợ du lịch cũng đang được sở và các địa phương quan tâm.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Đức Long yêu cầu, các đơn vị, địa phương cần hết sức chú ý đến việc đảm bảo ATTP; phải xem đảm bảo ATTP là công tác thường xuyên, kiên trì, cần được quan tâm.
Đồng thời, cần tăng cường công tác tuyên truyền cho nhân dân bằng nhiều hình thức, từ khâu sản xuất tới nâng cao ý thức tiêu dùng; kiểm soát tốt các cơ sở sản xuất giết mổ tập trung cũng như việc vận chuyển chế biến tại các chợ đầu mối, các nhà hàng, khách sạn trên địa bàn.
Đặc biệt, cần xác định các điểm trọng tâm trong công tác kiểm soát; xử lý nghiêm các vụ vi phạm; công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng các đơn vị vi phạm cũng như những cơ sở sản xuất đạt chuẩn, đảm bảo ATTP để nhân dân biết, theo dõi.
Trọng Tài
Theo thanhtra
Vi phạm kinh doanh thức ăn đường phố: Tăng mức phạt e vẫn khó Ngày 20.10 tới Nghị định số 115/2018 quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm (ATTP) bắt đầu có hiệu lực. Thế nhưng, theo ghi nhận của phóng viên Báo NTNN, đến nay nhiều người bán đồ ăn trên phố không đủ tiêu chuẩn vệ sinh vẫn không biết quy định mới và vẫn ung dung "đến đâu...