Người đàn bà và nỗi sợ bé sơ sinh
Chuyện hiếm muộn, vô sinh xuất hiện nhan nhản khắp các bệnh viện. Và bác sĩ cũng nhấn mạnh rằng không có con, mang thai sảy thai chưa chắc là tại mẹ… Ấy vậy mà, dòm đi ngó lại, ở biết bao ngóc ngách cuộc sống, áp lực phải đẻ hoặc ly hôn (hoặc hậu quả gì nữa)… vẫn đè nặng lên vai người phụ nữ.
Niềm hạnh phúc của người cha khi nhận lại đứa con bị bắt cóc. Ảnh: Hà Minh
Đã có hai vụ bắt cóc trẻ sơ sinh ở bệnh viện xảy ra. Ngoài cái lo lắng lớn nhất của các bà mẹ là con mình có thể bị bắt mất bất cứ lúc nào dù đang nằm viện thì còn một nỗi buồn tội nghiệp hơn vậy nữa, khi những “tay bắt cóc” này khai ra nguyên nhân của họ: là để có một đứa con cho chồng/gia đình chồng hài lòng.
Có thấy hai người phụ nữ ấy phải liều mình, nghĩ ra đủ chiêu trò, đổi xe ôm, lân la bắt bé… cuối cùng chỉ để hiện ra một mục đích là… bắt một em bé làm con mình vì bị sảy thai/không có thai, sợ người đàn ông mình yêu bỏ.
Chuyện cứ như đùa này khoảng 10 năm về trước ai cũng nghe quen thuộc. Trong xóm có ông chồng này bỏ bà kia vì bà không sinh được con. Ngoài phố có cô con dâu này bị mẹ chồng ép ly dị vì mãi không đẻ cháu trai cho bà bế mà toàn đẻ cháu gái.
Có chuyện ở làng nghe như tiểu thuyết, hai anh chị lấy nhau không đẻ được con, bố mẹ chồng ép chia tay để anh kiếm vợ mới có cháu nối dõi tông đường, chia tay xong hai người hai ngả, ai lấy chồng lấy vợ cũng đẻ ra con, chỉ tiếc một mối duyên không thành. Cộng thêm cả chuyện “hình sự” kiểu vào bệnh viện cướp con này nữa mới thấy sau 10 năm giàu có hiện đại bình đẳng qua rồi, thân phận đàn bà vẫn nhọc nhằn khủng khiếp.
Video đang HOT
Chuyện hiếm muộn, vô sinh xuất hiện nhan nhản khắp các bệnh viện. Và bác sĩ cũng nhấn mạnh rằng không có con, mang thai sảy thai chưa chắc là tại mẹ mà có khi tại cả cha, tại gien, tại bệnh… tại biết bao nguyên do từ môi trường, cuộc sống, stress. Ấy vậy mà, dòm đi ngó lại, ở biết bao ngóc ngách cuộc sống, áp lực phải đẻ hoặc ly hôn (hoặc hậu quả gì nữa)… vẫn đè nặng lên vai người phụ nữ.
Đến ngày 8/3, người ta ca ngợi những người đàn ông quỳ xuống dâng hoa tặng vợ. Phụ nữ khắp nơi nói rằng đi du lịch, sống tự do… mới là bình quyền. Vậy mà ai cũng quên mất rằng, ngay cả với nỗi buồn hiếm muộn, chưa có con, xã hội cũng cần phải bình đẳng hơn với người muốn làm mẹ mà chưa may mắn.
Xã hội (hay gần nhất là mẹ chồng) thay vì tìm cách ném đứa con dâu “không biết đẻ” ra ngoài đường bằng những lời thóa mạ hoặc đồn thổi, lẽ ra là người mẹ nên chia sẻ nỗi buồn hay thậm chí là nhiệt tình cổ động con trai mình cùng vợ đến bệnh viện tìm hiểu xem sự hiếm muộn là do ai? Làm sao để cặp đôi con mình có thể có em bé sớm?
Trong trường hợp buồn nhất là họ không có con hẳn đi nữa, thì sự yêu thương và gắn bó của một cặp vợ chồng không con hạnh phúc chắc cũng tốt chứ không cần phải đến mức xua đuổi con dâu “kém cỏi” đi bằng một cuộc ly hôn ép buộc.
Người đàn ông không sinh ra với thân phận mang bầu thì cũng nên hiểu rằng chưa có con được hoặc không có con không phải là điều vợ mình thích thú gì. Nó là một nỗi buồn như trăm ngàn nỗi buồn khác mà một đời vợ chồng, khi đeo nhẫn kết hôn vào tay, người ta thề là sẽ chia sẻ và nâng đỡ nhau để vượt qua khổ nhọc. Vậy tại sao vẫn còn những người đàn ông buông lời đe dọa kiểu: “Tôi sẽ bỏ cô nếu cô vô sinh!” hay “Không đẻ được thì cô làm vợ để làm gì?” Chưa kể đến trường hợp “tê tái” nhất là có khi đi khám bệnh đã đời thì lòi ra nguyên nhân hiếm muộn lại là do… anh chồng hùng hồn ấy chứ không phải vợ.
Cuộc sống hiện đại thêm trăm bề cũng là thêm nhiều nỗi khổ. Có em bé bây giờ đâu có dễ như ông bà ngày xưa, môi trường trong sạch, ít áp lực, ít nỗi lo lắng bời bời.
Cái chuyện buồn của một cặp đôi yêu thương nhau là chưa có con được, bây giờ, có lẽ cũng xin đàn ông mở rộng vòng tay mà chia sẻ với phụ nữ. Đừng để những phụ nữ đã khổ sở vì chưa có được em bé, nay lại phải thêm cái áp lực đối phó với dư luận đồn thổi là “đồ không con”, phải đối phó với mẹ chồng soi mói từng ngày từng tháng, rồi bi kịch nhất là đối phó với cả người chồng đầu gối tay ấp với mình từng đêm. Cứ thế thì những người đàn bà phạm tội bắt trộm con người khác để giữ được chồng và gia đình cứ thế sẽ tăng lên mất thôi.
Có những chuyện buồn chẳng ai muốn cả – nhưng để bớt buồn hơn thì người ta cần phải độ lượng với nhau hơn là đe dọa nhau…
Theo VNE
Ấn Độ: Bé sơ sinh đáng thương có hai đầu
Do không có tiền đi siêu âm nên đến lúc sinh, một bà mẹ ở Ấn Độ mới biết con mình bị dị tật.
Bé gái sơ sinh có hai đầu vừa được sinh ra tại Ấn Độ
Sáng ngày 12/3 vừa qua, chị Urmila Sharma (28 tuổi) đã sinh ra cặp song sinh dính liền bằng phương pháp đẻ mổ tại bệnh viện Cygnus JK Hindu ở Sonipat, Haryana, phía Bắc Ấn Độ. Bé gái sơ sinh nặng gần 3,4kg, có hai đầu, hai cổ và hai xương sống nhưng chỉ có một cơ thể.
Chị Sharma và chồng - anh Subhash (32 tuổi), trước đó đã có một cô con gái. Họ quá nghèo, không có tiền để đi siêu âm trong thời gian mang thai nên không hề biết dị tật của con.
Bé gái, vẫn chưa được đặt tên, đang được theo dõi tại phòng chăm sóc trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, các bác sĩ lo ngại rằng cơ hội sống sót của bé rất mong manh.
Tiến sĩ Shikha Malik, người mổ đẻ cho chị Sharma, chia sẻ: "Cha mẹ của bé rất đau khổ. Chúng tôi đang cố gắng làm hết sức có thể để giúp họ. Chúng tôi chỉ biết chị Sharma đang mang thai cặp song sinh dính liền khi siêu âm cách đây hai tuần nhưng lúc đó đã quá muộn để có thể làm được điều gì. Bây giờ, em bé đã được sinh ra, chúng tôi sẽ làm hết sức để cứu cô bé. Chúng tôi hy vọng có thể phẫu thuật khi tình trạng sức khỏe của cô bé ổn định hơn".
Theo aFamily
Bé sơ sinh chào đời với ruột lòi ra khỏi ổ bụng Không chỉ có ruột lòi ra mà các cơ quan nội tạng khác như đại tràng gần, buồng trứng của bé gái cũng nằm ngoài ổ bụng. Theo bài báo nghiên cứu về căn bệnh nứt bụng ở trẻ em thuộc Tạp chí Y học Nhi khoa của Mỹ được đăng tải vào năm 2011, một bé gái đã chào đời ở tuần...