Người đã tiêm vaccine nhưng chưa được chứng nhận, 3 Bộ phối hợp giải quyết
Bộ Y tế, Bộ Công an và Bộ Thông tin và Truyền thông đã thống nhất cùng triển khai một kế hoạch để quản lý tiêm vaccine Covid-19 và xác thực thông tin về tiêm chủng một cách chính xác.
Chiều 16/10, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến với các địa phương quán triệt một số nội dung về tiêm vaccine phòng Covid-19 và giải pháp xác thực, liên thông dữ liệu tiêm chủng với dữ liệu quốc gia về dân cư. Hội nghị có sự tham gia của lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Công an.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết đến nay đã có trên 80 triệu liều vaccine Covid-19 về Việt Nam. Việt Nam đã và đang triển khai chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử. Điều này đòi hỏi phải có cách thức quản lý để mọi người dân đều được tiêm, cũng như để cơ quan chức năng biết được tình hình tiêm vaccine trên toàn quốc. Thông tin tiêm chủng của người dân rất cần thiết để “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19″.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long (Ảnh: Trần Minh ).
Video đang HOT
Theo Bộ trưởng, hiện có một số vấn đề phát sinh trong quá trình tiêm chủng như thông tin tiêm vaccine của người dân chưa cập nhật đầy đủ, người đã tiêm nhưng không có thông tin trên Sổ Sức khỏe điện tử, nhập “đuổi” dữ liệu tiêm, hay việc sử dụng chứng nhận tiêm bản giấy…
Vì thế, 3 Bộ đã thống nhất cùng triển khai một kế hoạch để quản lý tiêm chủng trên phạm vi toàn quốc và xác thực thông tin về tiêm vaccine một cách chính xác để vừa phục vụ phòng chống dịch, vừa phục vụ việc đi lại và tham gia các hoạt động khác của người dân.
Tại hội nghị, lãnh đạo Bộ Công An, Bộ Thông tin và Truyền thông đã giao nhiệm vụ cho các đơn vị trong việc phối hợp với ngành y tế để đảm bảo thực hiện tiến độ nhập liệu, xác thực tiêm chủng.
Thông tin tiêm chủng của người dân rất cần thiết để “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 (Ảnh: Tố Linh ).
“Trách nhiệm xác thực thông tin này chính là cấp cơ sở để đảm bảo độ chính xác. Không ai có thể nắm được người tiêm vaccine nhanh nhất bằng cán bộ trạm y tế, cán bộ công an xã/ phường”, Bộ trưởng Long nhấn mạnh.
Bộ trưởng yêu cầu mỗi điểm tiêm cần đối chiếu với danh sách người đến tiêm do trạm y tế xã phường cung cấp hoặc do các cơ quan, đơn vị gửi đến để rà soát và xác thực ngay thông tin tiêm vaccine của người dân.
Đối với các trường hợp F0 đã khỏi bệnh, Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh cơ sở y tế tuyến xã, phường phải nhập liệu bởi chính đội ngũ này hiểu rõ, quản lý cụ thể trên địa bàn của mình đã có bao nhiêu F0 khỏi bệnh.
Bình Dương tăng tốc tiêm mũi 2 vaccine cho người dân
Ngày 5/10, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh cho biết, tỉnh đang đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 2 cho người dân trở lại làm việc; trong đó, ưu tiên công nhân, người lao động và doanh nghiệp tổ chức sản xuất "3 tại chỗ" để sớm khôi phục lại sản xuất, kinh doanh.
Triển khai tiêm vaccine Vero Cell mũi 2 cho người dân trên địa bàn thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
Theo ghi nhận, ngày 5/10, trên địa bàn tỉnh Bình Dương đồng loạt ra quân tiêm vaccine Vero Cell mũi 2 cho người dân đã tiêm mũi 1. Nhiều điểm tiêm đã triển khai ở các huyện, thị, thành phố, riêng tại thành phố Thủ Dầu Một, người dân tập trung tại các điểm tiêm vaccine Vero Cell rất đông, phần lớn là người tiêm mũi 2 để có "thẻ xanh" đi làm việc.
Theo Sở Y tế tỉnh Bình Dương, tỉnh được phân bổ 324.000 liều vaccine Vero Cell. Ngành y tế tỉnh phân bổ xuống địa phương với mục tiêu tiêm nhanh nhất có thể, phấn đấu mỗi ngày đạt 100.000 liều. Thành phố Dĩ An được phân bổ nhiều nhất với 67.000 liều, kế đến là thành phố Thủ Dầu Một 62.000 liều; thị xã Tân Uyên 55.000 liều; thị xã Bến Cát 40.000 liều; thành phố Thuận An 30.600 liều và các huyện khác từ 15.000-20.000 liều.
Được biết, trong đợt tiêm mũi 1 hồi đầu tháng 9/2021, có gần 1 triệu người dân đã tiêm vaccine Vero Cell.
Tính đến nay, tại Bình Dương đã tiêm hơn 2.285.000 liều trong số 3.205.850 liều vaccine được phân bổ. Trong đó, có 2.027.513 người được tiêm mũi 1. Hiện mới có 258.057 người tiêm đủ 2 mũi.
Nhiều doanh nghiệp kiến nghị, tỉnh cần trang bị cho công nhân tiêm đủ 2 mũi vaccine nhằm giúp người lao động và doanh nghiệp tự tin trở lại sản xuất. Chiến lược tiêm vaccine được Bình Dương xem là giải pháp quan trọng nhất hiện nay, góp phần vào kế hoạch khôi phục phát triển kinh tế - xã hội sau khi tỉnh trở về trạng thái bình thường mới.
Cũng theo Sở Y tế Bình Dương, trong ngày 5/10, trên địa bàn toàn tỉnh ghi nhận 1.107 ca mắc mới, giảm 103 ca so với ngày 4/10. Tính trong đợt dịch thứ 4 đến nay, Bình Dương ghi nhận 217.960 ca mắc COVID-19.
Hiện dịch bệnh ở Bình Dương đã từng bước được kiểm soát, số ca mắc mới có xu hướng giảm liên tục trong hơn 1 tuần qua. Tuy nhiên, một số địa phương vẫn còn ghi nhận hàng trăm ca mắc mới như thành phố Thuận An có số ca mắc cao nhất với 453 ca, tiếp đến là thành phố Dĩ An 308 ca, thành phố Thủ Dầu Một 116 ca, thị xã Bến Cát 99 ca...
Hiện toàn tỉnh có 4 xã, phường vùng "vàng" và 87 xã, phường, thị trấn vùng "xanh".
Chiến lược giảm dần ca nhiễm tại Bình Dương Số ca nhiễm mới còn cao, song số ca ra viện hàng ngày đang nhiều hơn số ca mới, Bình Dương tăng cường xét nghiệm diện rộng, tiêm vaccine, quản lý người nghi nhiễm để tiến tới bình thường mới sau 30/9. Trong đợt dịch này Bình Dương ghi nhận gần 200.000 ca Covid-19, đứng thứ hai cả nước, sau TP HCM (gần...