Người có thân hình quả táo thường mắc các bệnh cực kì nguy hiểm
Một nghiên cứu vừa được công bố trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Mỹ cho biết những người mang thân hình quả táo có nguy cơ cao mắc các bệnh nguy hiểm như tiểu đường tuýp 2 và bệnh tim.
Thân hình quả táo mang nhiều nguy cơ bệnh tật nguy hiểm.
Các chuyên gia phân biệt dáng người gồm 4 loại: thân hình quả lê (trọng lượng cơ thể tập trung ở hông và đùi); thân hình đồng hồ cát (trọng lượng tập trung cả ở trên (phần ngực) và dưới (hông, đùi) với một vòng eo nhỏ hơn); thân hình quả chuối (ít trọng lượng dư thưa, toàn bộ cơ thể tượng trưng cho 1 đường thẳng, chất béo được trữ đều khắp cơ thể); thân hình quả táo (vòng eo to hơn vòng hông, thường có nhiều mỡ ở vùng bụng, trọng lượng tập trung hầu hết ở phần thắt lưng)
Theo các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng, trong các hình dáng đó, thân hình quả táo là nguy hiểm nhất, bởi chất béo có quá nhiều trong nội tạng chứ không phải nằm dưới da như thông thường.
“Việc dư thừa mỡ trong nội tạng gây ra tình trạng axit béo chảy vào gan và cơ bắp, tăng nguy cơ tiểu đường, đau tim, đột quỵ và nhiều căn bệnh khác”, Lauren Blake, chuyên gia dinh dưỡng tại Trung tâm Y tế Đại học Wexner bang Ohio cho biết.
Cũng theo các chuyên gia, để giảm thiểu tối đa nguy cơ này, những người mang thân hình quả táo nên nghiêm túc thực hiện những lời khuyên sau đây:
Video đang HOT
Thứ nhất: Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh với chủ yếu là thịt nạc và nhiều trái cây, rau quả.
Thứ hai: Thường xuyên vận động. “Một trong những lý do khiến càng lớn tuổi, mỡ càng tích tụ ở vùng bụng là vì chúng ta không còn hoạt động nhiều như trước”, Blake nói và khuyên mỗi người nên chọn một bài tập mình thích, có thể là bơi lội, đạp xe, đi bộ,…
Thứ ba: Quan tâm đến trọng lượng tổng thể chứ không nên chỉ cố gắng tập trung giảm mỡ ở 1 phần cơ thể vì đó thường là một công việc vô ích. Thay vào đó, hãy tìm cách giảm mỡ đều khắp cơ thể.
Thứ tư: Hiểu rõ nguy cơ. “Chúng ta không thể thay đổi mặt di truyền của mình, vì vậy, nếu người thân của bạn có những nguy cơ bệnh tật trên, hãy thận trọng về chế độ ăn uống cũng như vận động”, Tiến sĩ Jellis, bác sĩ tim mạch tại Trung tâm Y khoa Cleveland Clinic nói.
Theo Danviet
7 dấu hiệu cảnh báo biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường
Đường huyết tăng làm tăng nguy cơ gặp các vấn đề sức khỏe toàn cơ thể, bao gồm tim, mạch máu, mắt, thận và thần kinh. Biến chứng tiểu đường có thể dẫn đến tàn phế, thậm chí đe dọa tính mạng.
Vết thương không lành là biến chứng tiểu đường nguy hiểm sức khỏe. ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Đó là lý do tại sao bệnh tiểu đường loại 2 cần phải được chăm sóc tốt và duy trì kiểm soát lượng đường huyết.
Để tránh các biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường loại 2, bệnh nhân cần nhận biết các dấu hiệu cảnh báo dưới đây, theo hướng dẫn của tiến sĩ Gerald Bernstein, giám đốc chương trình quản lý bệnh tiểu đường tại Bệnh viện Mount Sinai Beth Israel ở thành phố New York (Mỹ) trên everydayhealth.
Nhầm lẫn, chóng mặt, và run rẩy. Những triệu chứng này thường là dấu hiệu của hạ đường huyết. Khi có lượng đường huyết quá thấp, cần phải được chăm sóc y tế ngay. Nếu cảm thấy bất cứ triệu chứng nào của hạ đường huyết, phải kiểm tra lượng đường huyết ngay.
Nếu chỉ số đường huyết ít hơn 70, cần ăn 15 gram carbohydrate tương đương 3 viên đường, uống 100 ml nước cam, hoặc 2 muỗng canh nho khô. Chờ 15 phút, sau đó kiểm tra lượng đường huyết một lần nữa. Nếu không tăng lên trên 70, cần ăn nhiều hơn 15 gram carbohydrate, rồi chờ 15 phút, kiểm tra lại lượng đường huyết. Nếu bạn tiếp tục gặp các triệu chứng trên, cần đến bệnh viện sớm.
Đi tiểu nhiều và khát. Khát nước và đi tiểu nhiều có thể là dấu hiệu cho thấy lượng đường huyết cao. Theo thời gian, lượng đường huyết cao (tăng đường huyết) có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng, bao gồm cả tổn thương thận, bệnh tim, và tổn thương thần kinh. Có thể ngăn ngừa và điều trị đường huyết cao bằng cách tập thể dục, và dùng thuốc theo toa bác sĩ. Nếu tiếp tục có đường huyết cao, cần tuân thủ theo yêu cầu của bác sĩ.
Thị lực kém và áp lực ở mắt. Bệnh tiểu đường không được kiểm soát có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh về mắt, trong đó có bệnh võng mạc đái tháo đường, bệnh tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể. Nếu không chữa trị, có thể dẫn đến mất thị lực và mù lòa. Điều quan trọng là phải kiểm tra mắt thường xuyên.
Vết thương không lành. Bệnh tiểu đường làm giảm lưu lượng máu, và bệnh tiểu đường không được kiểm soát có thể dẫn đến lưu thông máu kém. Điều này có thể khiến vết thương lâu lành vì máu nuôi dưỡng các tế bào máu kém. Vết thương có thể biến thành viêm loét và loét có thể bị nhiễm trùng. Nếu nhiễm trùng nặng có thể cần phải phẫu thuật cắt bỏ. Cần thường xuyên kiểm tra cơ thể, đặc biệt là đôi chân khi bị vết cắt hoặc vết bầm tím.
Mất cảm giác ở bàn chân. Bệnh thần kinh, hoặc thiệt hại thần kinh do máu lưu thông kém, đặc biệt là ở chân tay, là một biến chứng bệnh tiểu đường có thể ngăn cản bạn cảm giác nóng hoặc lạnh hoặc một vết cắt trên chân.
Sưng tay, mặt, chân và mắt cá chân . Sưng có thể là dấu hiệu cho thấy thận của bạn không hoạt động đúng. Các triệu chứng khác liên quan đến thận có thể bao gồm đau bụng, suy nhược, khó ngủ, và khó tập trung, theo Hiệp hội tiểu đường Mỹ. Thận hoạt động kém có thể đe dọa tính mạng do không lọc được chất thải từ máu khi cần. Giữ huyết áp và lượng đường huyết để tránh làm hỏng thận.
Đau ngực, hàm, hoặc cánh tay. Những triệu chứng này có thể là dấu hiệu của cơn đau tim, theo tiến sĩ Linda Siminerio, giám đốc tại Viện Đái tháo đường thuộc Đại học Pittsburgh (Mỹ).
Ngọc Lam
Theo Thanhnien
Người có dấu hiệu sau đây tốt nhất không nên ăn chuối Chuối có giá trị dinh dưỡng cao, tuy nhiên với một số người mắc bệnh sau đây cần thận trọng khi ăn chuối vì nó không phải thích hợp với tất cả mọi người. Những người bị tiểu đường Chuối chín có giá trị dinh dưỡng cao, là thực phẩm tốt cho mọi lứa tuổi. Nhưng nếu bạn đang gặp vấn đề với...