Người cổ đại tái chế các công cụ cách đây 500.000 năm
Khu vực nghiên cứu được cho là nơi tồn tại của loài người cổ đại Homo erectus và nền văn hóa của thời kỳ đồ đá Acheulian. Nền văn hóa này phổ biến tại các khu vực châu Phi, châu Âu và châu Á.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Inverse)
Một nhóm nghiên cứu quốc tế, do các chuyên gia trường Đại học Tel Aviv của Israel dẫn đầu, vừa phát hiện bằng chứng cho thấy người cổ đại sử dụng những công cụ nhỏ xíu được tái chế cách đây 500.000 năm. Kết quả nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí Scientific Reports ngày 11/9.
Nghiên cứu dựa trên phân tích của các chuyên gia về 283 viên đá lửa nhỏ được tìm thấy tại khu vực Revadim, miền Trung Israel, có niên đại khoảng 300.000 năm và 500.000 năm trước.
Khu vực nghiên cứu được cho là nơi tồn tại của loài người cổ đại Homo erectus và nền văn hóa của thời kỳ đồ đá Acheulian. Nền văn hóa này phổ biến tại các khu vực châu Phi, châu Âu và châu Á khi đó với đặc trưng sản xuất nhiều công cụ bằng đá lớn, chủ yếu được dùng để giết mổ động vật lớn.
Video đang HOT
Do người cổ đại chủ yếu nhờ vào thịt và đặc biệt là mỡ của động vật để tồn tại và phát triển, nên hoạt động giết mổ và lấy mọi nguồn năng lượng có thể từ những gia súc lớn này đóng vai trò quan trọng đối với họ.
Trong nghiên cứu, các nhà khoa học tiến hành quan sát bằng kính hiển vi những vật dụng cũng như chất vô cơ và hữu cơ còn sót lại trên đó.
Qua phân tích, các chuyên gia phát hiện những mẫu đá lửa không chỉ là “rác thải công nghiệp” từ quá trình sản xuất những công cụ lớn hơn mà đây còn là sản phẩm của những đồ tạo tác bỏ đi và được tái chế nhằm sử dụng cho mục đích khác.
Trong đó, khoảng 107 viên đá lửa nhỏ cho thấy có dấu hiệu chế biến thịt gia súc. 11 viên đá lửa cũng thể hiện những chất hữu cơ và vô cơ còn sót lại, chủ yếu là xương và tế bào mềm. Các cuộc thí nghiệm được tiến hành cũng cho thấy những viên đá lửa dài 3cm có lẽ được dùng vào những hoạt động tinh vi, song song với những công cụ giết mổ lớn hơn.
Nghiên cứu trên cho thấy quan điểm không lãng phí mọi thứ phản ánh một nền văn hóa tinh tế và sớm có nhận thức bảo vệ môi trường. Các nhà nghiên cứu kết luận nhận thức về môi trường sinh thái giúp người cổ đại phát triển qua hàng nghìn năm./.
Nguyễn Hằng
Theo doanhnghiepvn.vn/TTXVN
Lấy thịt từ... không khí
Vào đầu kỷ nguyên các chuyến bay vũ trụ, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) nảy ra ý tưởng chế tạo thực phẩm từ carbon dioxide (CO2) do các phi hành gia thở ra.
Mặc dù, ý tưởng này chưa bao giờ được thực hiện, nhưng một công ty ở California (Mỹ) đã sử dụng đúng nguyên tắc này để tạo ra thịt nhân tạo mà không cần giết mổ động vật.
Lương thực cho mọi người trên thế giới trở thành thách thức ngày càng lớn. Vấn đề đặt ra là phải sản xuất được đủ số lượng thịt, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ. Tuy nhiên, việc này lại gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.
Để góp phần giải quyết vấn đề này, Công ty Air Protein (California, Mỹ) đã phát triển công nghệ dựa trên việc sử dụng vi sinh để biến CO2 trong không khí thành protein có cùng cấu trúc như protein động vật.
Những vi sinh nói trên được nuôi trong những bình lên men. "Thức ăn" cho các vi sinh này là hỗn hợp CO2, nước và một số thành phần dinh dưỡng khác. Trên cơ sở đó, các nhà khoa học tạo được một thứ "bột" màu nâu với 80% hàm lượng là protein. Mặc dù vậy, thứ "bột" này vẫn chưa thể gọi là "thịt". Công ty Air Protein cho rằng có thể kết hợp thứ "bột" này với những thành phần khác để tạo ra thực phẩm thay thế thịt.
"Các con số thống kê cho thấy thực trạng đáng lo ngại. Nguồn thực phẩm của chúng ta đang bị giảm sút ghê gớm; nguyên nhân gây ra thực trạng này có thể là cháy rừng Amazon năm 2019 do hạn hán ngày càng gia tăng. Chúng ta phải sản xuất nhiều thực phẩm hơn trong bối cảnh quỹ đất canh tác và nguồn nước bị thu hẹp. Thịt nhân tạo từ không khí có thể giải quyết vấn đề này" - bà Lisa Dyson, Giám đốc điều hành Air Open cho biết.
Theo Liên Hợp Quốc, việc chăn nuôi súc vật gây ra phát thải nhiều khí nóng hơn so với lĩnh vực giao thông toàn cầu. Vì lý do đó, cần phát triển nhiều hơn sản phẩm thay thế thịt. Nhiều sản phẩm trong số đó dựa trên đậu tương hoặc các thực vật khác. Việc này lại dẫn tới chặt phá rừng (để lấy đất canh tác). Thịt nhân tạo của Công ty Air Open có thể được tạo ra dựa trên diện tích đất không lớn.
Việc sản xuất thịt nhân tạo từ vi sinh vật và không khí có nghĩa là không cần sử dụng thuốc trừ sâu; đồng thời thịt có thể được sản xuất chỉ trong vòng vài ba giờ.
Tuấn Sơn
Theo giaoducthoidai.vn
Top 5 vụ phun trào núi lửa kinh hoàng được camera ghi lại Núi lửa có vai trò định hình cho hành tinh của chúng ta. Núi lửa cung cấp các chất khoáng cho sự sống nhưng có khả năng tiêu diệt sự sống khi nó phun trào. Sau đây là danh sách 5 vụ phun trào núi lửa lớn nhất được camera ghi lại. Hình minh họa Bảo Trong một vụ phun trào núi lửa,...