Người chuyển giới Thái khổ sở khi khám nghĩa vụ quân sự
Người chuyển giới được đưa vào một phòng kín để xem họ có ngực hay không.
Người chuyển giới Thái Lan ngồi đợi khám nghĩa vụ quân sự
Người chuyển giới ở Thái Lan gần đây vừa tham gia một cuộc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, cùng với rất nhiều đàn ông khác.
Quân đội Thái Lan không yêu cầu người chuyển giới đi nghĩa vụ quân sự, nhưng với điều kiện họ phải cung cấp giấy tờ chứng minh họ là người chuyển giới hoặc là người “rối loạn về giới tính”.
Tháng 4 hàng năm, đàn ông Thái Lan 21 tuổi phải tự nguyện phục vụ 6 tháng trong quân đội hoặc tham gia bốc thăm. Nếu bốc được tấm vé màu đen, họ sẽ được về nhà. Nếu là vé màu đỏ, họ phải phục vụ trong 2 năm.
Quân đội Thái Lan không yêu cầu người chuyển giới đi nghĩa vụ quân sự, nhưng với điều kiện họ phải chứng minh họ là người chuyển giới
Người chuyển giới Thái Lan phải trải qua các cuộc khám xét để chứng minh mình là phụ nữ. Nhiều người trong số họ cảm thấy việc này thật nhục nhã và đáng sợ.
Kanphitcha Sungsuk, 21 tuổi, mặc bộ váy màu kem, nói với Reuters: “Tôi sinh ra là đàn ông, vì vậy tôi phải ở đây vì nghĩa vụ”.
Jetsada Taesombat, Giám đốc Điều hành Liên minh Nhân quyền cho người chuyển giới Thái Lan, cho biết: “Hầu hết người chuyển giới đều bị căng thẳng và lo sợ rằng họ sẽ phải cởi quần áo, bị nhìn chằm chằm, hoặc bị làm nhục trước đám đông.
“Một số người căng thẳng đến nỗi muốn tự sát để tránh khám nghĩa vụ”.
Video đang HOT
Người chuyển giới Thái Lan phải trải qua các cuộc khám xét để chứng minh mình là phụ nữ
Trong ngày khám nghĩa vụ, một bác sĩ đưa người chuyển giới vào một phòng riêng, hoặc không gian kín sau bức tường. Tại đây, bác sĩ sẽ kiểm tra xem những người này có ngực không, đã trải qua phẫu thuật thay đổi giới tính hay chưa.
Những người không có những dấu hiệu trên buộc phải thực hiện nghĩa vụ quân sự 2 năm trừ khi một bệnh viện quân đội xác nhận họ bị “rối loạn nhận dạng giới tính”.
Nhiều người trong số họ cảm thấy việc này thật nhục nhã và đáng sợ
Phụ nữ chuyển giới nói rằng từ “rối loạn” thể hiện sự kỳ thị họ. Trước đó, quân đội Thái Lan sử dụng cụm từ “rối loạn tâm thần vĩnh viễn”.
Trung tá Ongard Jamdee, người điều hành một trung tâm tuyển dụng quân sự ở Bangkok, nói rằng việc đối xử với phụ nữ chuyển giới đã được cải thiện. “Quân đội đã được hướng dẫn để đối xử và tôn trọng phụ nữ chuyển giới như những người phụ nữ”, ông nói.
Người chuyển giới Kanphitcha Sungsuk cầm ảnh hồi bé của mình
Hầu hết người chuyển giới đều bị căng thẳng và lo sợ rằng họ sẽ phải cởi quần áo, bị nhìn chằm chằm, hoặc bị làm nhục trước đám đông
Theo Danviet
Tù nhân đồng tính Philippines tranh đua nhan sắc
Các tù nhân ăn mặc sặc sỡ, tự tin biểu diễn trên một sân khấu tạm bợ trong cuộc thi sắc đẹp được tổ chức tại nhà tù đông đúc bậc nhất Philippines nhân lễ Giáng sinh.
11 tù nhân đồng tính nam và một người chuyển giới xuất hiện trong tiếng reo hò, huýt sáo của hàng nghìn người tại cuộc thi "Hoa hậu Hoàn vũ" ở nhà tù thành phố Quezon, Manila, Philippines, hôm 24/12.
Cả 12 băng nhóm trong nhà tù đều được phép cử một thí sinh tham gia vào cuộc thi do một nhà thầu tổ chức.
"Đây là một phần trong chính sách phát triển phúc lợi tù nhân. Một khi tham gia vào các hoạt động chung như thế này, họ sẽ được giảm án nhờ thái độ cải tạo tốt", đại diện ban tổ chức, Ferdinand Abejon, cho hay.
Các thí sinh được hỗ trợ chuẩn bị trang phục trong hậu trường. Họ đội tóc giả, trang điểm đậm, mặc những bộ váy sặc sỡ mang không khí lễ hội.
Các tù nhân tự tin hát và nhảy để phô diễn tài năng trên sân khấu.
Nhà tù cũ kỹ ở Manila này đang là nơi giam giữ khoảng 3.800 tù nhân dù được xây dựng chỉ dành cho 800 người. Không gian chật hẹp và xập xệ đến mức các tù nhân phải tranh nhau mới có chỗ ngủ. Họ nằm ở bất cứ khoảng trống nào có thể như sân bóng rổ, cầu thang, gầm giường.
Do các tòa án làm việc chậm chạp và nhiều vụ án bị dồn ứ nên có những tù nhân phải chôn chân ở đây suốt nhiều năm mà chưa biết bao giờ được xét xử.
Tình trạng đông đúc ở nhà tù Quezon càng trở nên nghiêm trọng khi Tổng thống Rodrigo Duterte tiến hành chiến dịch truy quét ma túy mạnh tay. Cảnh sát đã bắt giữ hơn 40.000 nghi phạm kể từ tháng 7. Hơn 5.300 người cũng thiệt mạng trong chiến dịch này.
"Hoa hậu Hoàn vũ" là cuộc thi được ưa chuộng ở Philippines. Người đẹp của quốc đảo Pia Wurtzbach cũng giành được vương miện vào năm ngoái. Manila sẽ đăng cai cuộc thi thường niên này vào tháng tới.
"Ở đây rất cô đơn nhưng tôi rất hạnh phúc vì đã chiến thắng", "hoa hậu nhà tù" tên Gwen, chia sẻ.
Gwen bị bắt gần hai năm trước và đang bị xét xử vì buôn ma túy. Anh nói rằng chiến thắng này mang lại vinh dự cho băng nhóm của mình.
Anh Ngọc
Ảnh: AFP
Theo VNE
Nguyên nhân gia đình Trump phải rời Đức sang Mỹ sinh sống Ông nội Fiedrich của Donald Trump sinh ra, lớn lên ở Đức và nếu không có biến cố xảy ra thì tỷ phú Mỹ không có cơ hội trở thành tổng thống đắc cử. Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump và ông nội Fiedrich Trump. Theo Wall Street Journal, tài liệu niên đại 111 năm được chính quyền Đức lưu giữ tiết...