Người chồng hồi sinh từ quả thận của vợ
Anh James Reeser, 48 tuổi, Nam Dakota, trở lại cuộc sống mới nhờ quả thận người vợ Lindy hiến tặng.
Cô Lindy hiến thận cho chồng hôm 10/2. Anh James kiên cường chiến đấu chứng thận đa nang (PKD), căn bệnh di truyền trong gia đình anh qua nhiều thế hệ. Ông của James mất vì căn bệnh này khi 62 tuổi, mẹ và em gái anh đều được ghép tạng do biến chứng suy thận.
Theo bệnh viện Mayo Clinic, PKD là tình trạng bệnh nghiêm trọng gây ra bởi các cụm u nang trong thận và có thể lây lan sang các bộ phận khác trên cơ thể. Thông thường, căn bệnh này sẽ dẫn đến biến chứng huyết áp cao và suy thận. Thế hệ con cái có khả năng bị di truyền bệnh từ bố mẹ với tỉ lệ 50%.
James chia sẻ: “Gia đình biết khả năng tôi cũng mắc bệnh, nên mẹ đã cho tôi đi xét nghiệm từ năm tôi 17 tuổi. Tất cả những gì tôi có thể làm là cố gắng chế ngự bệnh tật, nên tôi không uống rượu hay làm bất kỳ việc gì gây hại cho thận”.
Trước đó, thận của James chỉ hoạt động ở mức 16%. Đây là thời điểm tốt nhất để cấy ghép là khi chức năng thận của bệnh nhân còn từ 16% đến 20%. Khi xuống tới 15%, người bệnh cần lọc máu để cầm cự cho đến khi tìm được thận cấy ghép. Quá trình tìm người hiến có thể mất từ 3 đến 5 năm.
James và Lindy tại nhà của họ. Ảnh: USA Today .
Video đang HOT
James và Lindy gặp nhau năm 1993 khi còn là sinh viên tại Đại học Nam Dakota. Hai người hẹn hò trong 10 tháng và đính hôn sau đó 10 tháng. Năm 1995, cặp đôi làm đám cưới và hiện có hai người con trưởng thành.
Tên của Lindy nằm trong bản danh sách dài những người được kiểm tra về độ tương thích nhưng không phải ai cũng có thể hiến tạng. Họ phải trải qua một quá trình thử nghiệm để đảm bảo không có tình trạng tiềm ẩn nào ảnh hưởng đến người hiến tặng hoặc người nhận.
Lindy kể: “Họ liên tục xét nghiệm máu, chụp X-quang và làm hàng loạt xét nghiệm khác. Nếu kết quả trả về chứng minh tôi là một người khỏe mạnh, họ sẽ ghép máu của chúng tôi với nhau để xem thận của người nhận có chấp nhận thận của tôi hay không”. Tuy nhiên, ngay cả khi thận của Lindy và James hợp với nhau về mặt sinh học, vẫn có khả năng thận của cô không đủ lớn so với cơ thể của chồng.
James chia sẻ: “Cuối cùng thì cô ấy lại là người hợp với tôi nhất về mặt sinh học. Khi xét nghiệm thêm, các bác sĩ nhận thấy Lindy có quả thận lớn hơn so với kích thước cơ thể. Do đó, thận của chúng tôi sẽ không quá chênh lệch như chuyên gia phán đoán. Quá trình ghép tạng có thể diễn ra là nhờ vợ tôi”.
Việc cấy ghép ban đầu được lên kế hoạch vào ngày 2/12/2020, nhưng trì hoãn sau khi James có kết quả xét nghiệm dương tính với nCoV vào cuối tháng 10. Vài tuần sau, Lindy cũng mắc bệnh.
Tới nay, hai tuần sau ca cấy ghép, James và Lindy đang hồi phục tốt và mong chờ được viết tiếp một chương mới trong cuốn sách cuộc đời. James chia sẻ: “Cuộc sống của tôi thực sự thay đổi. Giờ đây, hai vợ chồng có thể cùng nhau làm tất cả những việc mà chúng tôi hằng mơ ước. Ngày trước, tôi thậm chí còn không muốn đến trung tâm mua sắm. Tôi đã quá mệt mỏi và chẳng muốn làm bất cứ việc gì”.
Mẹ chỉ có thể hiến thận cho một trong hai con
Môt ba me rơi vào một tình thế nghiệt ngã khi chi co thê hiên thân cho môt trong hai ngươi con măc bênh thân di truyên hiếm gặp.
Sarah Bingham, 48 tuổi, sống tại Northumberland (Anh), có hai người con là Noah, 20 tuổi, và Ariel, 16 tuổi, cùng mắc chứng suy thận di truyền hiếm gặp tên nephronophthisis.
Anh Darryl, 49 tuổi, chồng của Sarah không thích hợp để hiến tạng. Cô là người duy nhất trong gia đình có thể hiến thận cho cả hai con. Điều này đẩy Sarah vào một tình thế khó khăn đối với bất cứ bà mẹ nào.
Gia đình Sarah Bingham. Cô là người duy nhất có thể hiến thận cho con gái Ariel và con trai cả Noah (ngoài cùng bên phải). Ảnh BBC .
Vấn đề bắt đầu vào năm 2016 khi Ariel bắt đầu cảm thấy mệt mỏi liên tục. Nguyên nhân ban đầu được cho là do áp lực thi cử. Các cuộc kiểm tra tại Bệnh viện Royal Victoria, Newcastle, sau đó cho thấy cô bé mắc bệnh suy thận hiếm gặp do di truyền.
Sarah sẵn sàng hiến thận cho con gái khi đến thời điểm thích hợp nhưng cô không ngờ năm 2019, Noah cũng được chẩn đoán mắc bệnh tương tự.
Noah vẫn chạy thận nhân tạo định kỳ và đang trong tình trạng ổn định, ngoại trừ cần phải tăng cân để đủ điều kiện cấy ghép.
Về phần Ariel, cô bé có thể sẽ là người cần được ghép tạng trước do chức năng thận ngày một suy yếu.
Giáo sư John Sayer, chuyên gia về thận tại Bệnh viện Freeman, Newcastle, đang điều trị cho Noah, cho biết trong số 100.000 người thì khoảng một người mắc bệnh suy thận nephronophthisis.
Ông chia sẻ sự cảm thông tới gia đình Bingham, vì việc tìm người để hiến thận không hề dễ dàng. Đến 4.500 người trên khắp nước Anh đang chờ được ghép thận. Các bệnh nhân thường phải trải qua thời gian chờ đợi mệt mỏi và bất an khoảng ba năm để nhận tạng.
Tháng 12/2020, anh Darryl Bingham đã hoàn thành thử thách đi bộ 12.000 bước mỗi ngày trong 12 ngày để gây quỹ cho Tổ chức Nghiên cứu Thận Vương quốc Anh - đơn vị đã hỗ trợ điều trị cho gia đình.
Ariel (trái) có thể được ghép thận do mẹ hiến, trước nếu tình trạng của cô bé trở nên xấu hơn. Ảnh: BBC.
Suy thận nephronophthisis là bệnh di truyền lặn, xảy ra ở trẻ nhỏ và tiến triển suy thận trước 20 tuổi. Bệnh gây viêm hoặc xơ hóa, ảnh hưởng đến chức năng thận. Người bệnh có thể xuất hiện những triệu chứng như đi tiểu nhiều, khát nước quá mức, cơ thể suy nhược, mệt mỏi.
Các độ tuổi khởi phát bệnh bao gồm thể trẻ nhỏ (1-3 tuổi), thể thiếu niên (13 tuổi) và thể vị thành niên (19 tuổi).
Đối với thể trẻ nhỏ, bệnh có thể khởi phát ở giai đoạn sơ sinh. Các phụ huynh cần chú ý nếu thấy con mình đi tiểu quá nhiều.
500.000 người Việt mắc bệnh động kinh, bác sĩ hướng dẫn xử lý cơn co giật Việt Nam có khoảng 500.000 người bị mắc bệnh động kinh, nhưng lại đang có nhiều người lầm tưởng rằng đây là bệnh tâm thần, bệnh di truyền và bệnh không có thuốc chữa. "Ở Việt Nam cũng như phần lớn các nước đang phát triển, bệnh động kinh vẫn là một vấn đề nóng. Theo ước tính, tại Việt Nam có khoảng...