Người chơi Pokemon Go có thể bị tấn công bởi tên lửa Tomahawk
Không chỉ bị tố cáo là phần mềm do thám của CIA, Pokemon Go còn có thể cung cấp tọa độ mục tiêu để quân đội Mỹ thực hiện các cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình.
Tọa độ của người chơi Pokemon Go có thể được Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) dùng để xây dựng bản đồ vị trí và hành trình, những dữ liệu quan trọng cho tên lửa hành trình Tomahawk. Công việc xác định mục tiêu sẽ được thực hiện bởi nhiều cách khác nhau, bao gồm cả việc dựa vào thông tin được người chơi đăng ký. Mỗi khi cài đặt ứng dụng, game thủ có thể thấy thông báo cho phép truy cập dữ liệu như tên tuổi, nơi ở… Đây chính là các thông tin giúp nhà sản xuất xác định đối tượng khách hàng của mình, nhưng nó cũng có thể bị các cơ quan tình báo khai thác.
Tọa độ của người chơi có thể trở thành mục tiêu của tên lửa Tomahawk
Sau khi xác định được đúng đối tượng, dữ liệu GPS từ người chơi sẽ được ghi lại liên tục. Nhờ đó, cơ quan tình báo có thể xây dựng bản đồ di chuyển hàng ngày của người dùng, cũng như tọa độ trong thời gian thực của họ. CIA có thể dễ dàng theo dõi vị trí của người chơi, dù họ có liên tục cải trang hay trốn ở trong các tòa nhà. Dữ liệu này sau đó sẽ được chuyển sang cho quân đội, lực lượng sở hữu các tên lửa hành trình Tomahawk. Tọa độ mục tiêu sẽ được nạp vào tên lửa để bắn tới mục tiêu. Trong quá trình bay, Tomahawk cũng có khả năng cập nhật liên tục vị trí mục tiêu qua kết nối vệ tinh. Khi đó, chính chiếc smartphone và Pokemon Go sẽ trở thành điểm mốc cho tên lửa bám theo và tiêu diệt đối tượng cầm điện thoại.
Video đang HOT
Pokemon Go từng bị cáo buộc là phần mềm do thám được CIA tài trợ. Game sử dụng camera và con quay hồi chuyển trong điện thoại để tạo hình ảnh của Pokemon như ở ngoài đời thực, dù người chơi đứng tại vị trí nào đi nữa. Nhờ đó, Pokemon Go có khả năng biến hàng triệu chiếc điện thoại thành những camera do thám siêu nhỏ, có khả năng ghi lại hình ảnh cận cảnh trong thời gian thực, ở những địa điểm bị che khuất mà vệ tinh do thám không thể nhắm tới.
John Hanke, người sáng lập Niantic Labs và cha đẻ của Pokemon Go, từng nhận được nhiều khoản đầu tư từ In-Q-Tel, một quỹ đầu tư do Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) thành lập. Phần lớn số tiền đầu tư này được cung cấp từ Cục Tình báo Địa không gian Quốc gia Mỹ (NGA), cơ quan có nhiệm vụ thu thập, phân tích và phân phối dữ liệu tình báo từ vệ tinh. Sản phẩm của John Hanke khi đó là phần mềm Keyhole. Nó có khả năng tạo những hình ảnh 3D về các công trình và địa hình, dựa vào dữ liệu địa không gian được thu thập từ các vệ tinh. Tới nay năm 2004, Google mua lại Keyhole và ứng dụng các công nghệ của phần mềm này vào Google Earth. Sau này, chính Niantic Labs đã sử dụng các tính năng của Google Earth để tạo thành gameplay cho Pokemon Go.
Theo Game Thủ
TP.HCM: Bắt Pokémon ở công viên, cô gái bị giật iPhone
Một người phụ nữ đã bị giật mất chiếc điện thoại iPhone 6S Plus khi đang mải mê tìm bắt Pokémon ở công viên Tao Đàn (TP.HCM).
Đối tượng cướp giật bị bảo vệ công viên và người dân xung quanh bắt giữ, giao cho cơ quan chức năng. (Ảnh: Facebook Hậu Nguyễn)
Chiều 9.8, thông tin từ Công an phường Bến Thành, Q.1 cho biết thêm, đối tượng thực hiện vụ cướp là Nguyễn Văn Hiếu (SN 1997, quê Gia Lai, tạm trú Q.3). Hiện, cơ quan này đang hoàn tất hồ sơ vụ án để giao Hiếu cho Công an Q.1 tiếp tục điều tra về hành vi "cướp giật tài sản".
Trước đó, vào khoảng 22h20 đêm 8.8, Hiếu đi bộ từ phòng trọ ở Q.3 sang công viên Tao Đàn (thuộc P.Bến Thành, Q.1) để tập thể dục. Tại đây, đang có rất đông người dân là những game thủ đang săn Pokémon trong trò chơi Pokémon GO.
Lúc này, thấy chị Nguyễn Hoàng Ngọc Tr. (SN 1981, ngụ Q.10) đang cầm chiếc điện thoại iPhone 6 Plus trên tay, vừa đi vừa chơi game Pokémon GO nên Hiếu nảy sinh ý định giật điện thoại.
Sau khi giật được chiếc điện thoại, Hiếu chạy bộ ra hướng đường Nguyễn Thị Minh Khai. Nghe tiếng tri hô "cướp, cướp" của chị Tr., bảo vệ công viên Tao Đàn và một số người dân xung quanh đã lập tức đuổi theo, bắt giữ Hiếu giao cho cơ quan chức năng.
Tại cơ quan công an, Hiếu khai nhận hành vi phạm tội của mình và cho biết do thấy nạn nhân chăm chú chơi game Pokémon GO mà không để ý đến xung quanh nên mới nảy sinh ý định cướp giật.
Tại thời điểm trên, nhiều game thủ là những "tay thợ săn" Pokémon cũng đã nhanh chóng chụp lại hình ảnh và chia sẻ lên Facebook. Đa số các chia sẻ đều cảnh báo mọi người về mối nguy hiểm khi cầm điện thoại săn Pokémon ở nơi công cộng.
"Vừa chứng kiến một người đang tung tăng trong công viên Tao Đàn để bắt Pokémon giữa đêm thì bị giựt điện thoại. Nhưng thật may mắn, vì xung quanh toàn là game thủ nên rất hiểu tâm lý và chung tay bắt cướp", Facebooker Trịnh Quốc Huy chia sẻ.
Theo Danviet
Tướng Nga: Lực lượng tình báo có thể đứng sau trò chơi Pokemon Go Trò chơi di động đột nhiên trở thành phổ biến Pokemon Go, trong bàn tay điều khiển của các cơ quan mật vụ sẽ trở thành phương tiện kỹ thuật tuyệt vời để thu thập thông tin tình báo và gián điệp thông thường, bởi vì tất cả mọi người đều có thể chơi nó, kể cả quân nhân và các quan chức....