Người chỉnh sửa Wikipedia 4 triệu lần nhưng không có lương
Steven Pruitt đã chỉnh sửa 4,3 triệu lần và viết hơn 35.000 bài mới trên Wikipedia, một trong những website cung cấp thông tin lớn nhất thế giới.
Wikipedia đang lưu trữ hơn 50 triệu bài viết, tất cả được tạo và chỉnh sửa bởi cộng đồng. Với phiên bản Wikipedia tiếng Anh, người đóng góp nhiều nhất là Steven Pruitt.
Theo Wikimedia Foundation , Pruitt đã chỉnh sửa khoảng 1/3 trong số hơn 6 triệu bài viết bằng tiếng Anh của Wikipedia. Hiện nay, lượt chỉnh sửa của Pruitt trên website này là hơn 4,3 triệu, hơn 35.000 bài viết được anh tạo mới.
Công việc không có lương
Tên người dùng trên Wikipedia của Pruitt là Ser Amantio Di Nicolao, một nhân vật trong vở opera Gianni Schicchi . Theo CBS News , Pruitt yêu thích opera và nghiên cứu lịch sử.
“Bài đầu tiên (trên Wikipedia) của tôi nói về Peter Francisco, người ông cực kỳ vĩ đại (lặp lại nhiều lần)… Nếu có một giờ tôi sẽ nói mọi thứ về ông mình”, Pruitt cho biết. Ông Francisco là nhà yêu nước người Mỹ gốc Bồ Đào Nha. Thời chiến tranh, ông đã giết nhiều tên bắt cóc và cướp biển.
Thời điểm viết bài đầu tiên cho Wikipedia vào năm 2004, Pruitt là sinh viên năm 2 ngành lịch sử nghệ thuật tại Đại học William & Mary. Khi nghiên cứu về Francisco, Pruitt cho rằng “Virginia Hercules” nên xuất hiện trên Wikipedia. Đó là khởi đầu cho đam mê chỉnh sửa Wikipedia của Pruitt.
Kể từ đó, Pruitt đã viết hơn 35.000 bài mới cho Wikipedia thông qua nghiên cứu sách, báo, Internet và những chuyến đi thực địa. Bài viết về nhà soạn nhạc Margaret Bonds, nhóm nghệ sĩ Nsukka từ Nigeria, vùng Martinique của Pháp đều có sự đóng góp của Pruitt.
Những lúc thất nghiệp do kinh tế suy thái, Pruitt dành phần lớn thời gian trong ngày để sửa bài trên Wikipedia. Pruitt cho biết việc nghiên cứu và chỉnh sửa “mang đến cho tôi nhiều thứ” dù không nhận về một đồng lương.
Video đang HOT
Steven Pruitt đã chỉnh sửa 4,3 triệu lần và viết hơn 35.000 bài mới trên Wikipedia.
Theo Washington Post , bài viết yêu thích nhất của Pruitt nói về Pohick Church (Nhà thờ Pohick), nằm trong khu phố của anh và là một phần lịch sử Virginia. Năm 2009, bài về Pohick Church mới ở dạng sơ khai, nhưng Pruitt đã tham khảo nhiều tài liệu để cập nhật thông tin. Đến nay, bài viết đã có hơn 100 ghi chú và tài liệu tham khảo từ nguồn bên ngoài.
Những đóng góp cho Wikipedia khiến Pruitt được tạp chí Time vinh danh là một trong 25 người có tầm ảnh hưởng trên Internet năm 2017 cùng cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, nhà văn J.K. Rowling, gia đình Kim Kardashian West…
Dù đã ngoài 30 tuổi, Pruitt vẫn sống cùng cha mẹ, những người gọi là “thằng bé điên rồ” khi thấy anh làm tình nguyện viên biên tập cho Wikipedia.
Chỉnh sửa trung bình 540 lần/ngày
Ra mắt từ năm 2001, Wikipedia là kho lưu trữ thông tin có thể chỉnh sửa bởi mọi người. Đã có hơn 30 triệu thành viên đăng ký, nhưng chỉ hơn 100.000 người thường xuyên đóng góp nội dung cho trang web. Pruitt nằm trong danh sách 12 người chỉnh sửa hơn 1 triệu lần trên Wikipedia phiên bản tiếng Anh, là người duy nhất đạt hơn 4 triệu chỉnh sửa.
“Ý tưởng biến mọi thứ trở nên miễn phí khiến tôi mê mẩn. Mẹ tôi lớn lên ở Liên Xô… Do đó, tôi biết rằng việc biến kiến thức, thông tin trở nên miễn phí có ý nghĩa như thế nào”, Pruitt cho biết.
Tên người dùng trên Wikipedia của Pruitt là Ser Amantio Di Nicolao, một nhân vật opera trong vở Gianni Schicchi.
Pruitt dành hơn 3 giờ mỗi ngày để nghiên cứu, biên tập và viết bài trên Wikipedia. Ngay cả đồng nghiệp của Pruitt cũng cho rằng anh “dở hơi”, dù công việc chính của Pruitt là nghiên cứu hồ sơ và thông tin tại Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ.
Trung bình, Pruitt chỉnh sửa trên Wikipedia hơn 540 lần mỗi ngày. Một chỉnh sửa được tính kể cả đó là sửa lỗi chính tả, thông tin sai. Pruitt tự coi mình là WikiGnome (người dùng Wikipedia chỉnh sửa bài viết để tăng sự hữu ích mà không gây chú ý).
Kui Kinyanjui, Phó chủ tịch truyền thông của Wikipedia cho biết website sẽ không tồn tại lâu dài nếu thiếu sự đóng góp của tình nguyện viên.
“Những người như Steven cực kỳ quan trọng với các nền tảng như Wikpedia”, Kinyanjui chia sẻ rằng hàng nghìn người truy cập website mỗi giây mang đến trách nhiệm biên tập cao hơn cho các tình nguyện viên.
Pruitt đóng góp cho khoảng 1/3 bài viết trên Wikipedia tiếng Anh.
Từ năm 2015, Pruitt được làm quản trị viên Wikipedia (vẫn là công việc tình nguyện). Bên cạnh tự nghiên cứu và chỉnh sửa, Pruitt còn gia nhập một số cộng đồng tình nguyện viên Wikipedia, chủ yếu chỉnh sửa, viết bài về một khu vực hay chủ đề nhất định.
Pruitt được nhận xét là người theo Inclusionism – một triết lý trên Wikipedia cho rằng thông tin nên được bổ sung và lưu giữ tự do, trái ngược với những người chuyên xóa thông tin vì cho rằng chúng không đáp ứng tiêu chuẩn “gây chú ý” của Wikipedia.
“Tôi chống lại bất cứ điều gì có thể dẫn đến xung đột lợi ích”, Pruitt cho biết luôn tìm cách ngăn chặn xung đột lợi ích với những thành viên khác, ngay cả khi chỉnh sửa của anh bị xóa bỏ. “Cuộc sống quá ngắn để khơi mào chiến tranh chỉnh sửa”, Pruitt chia sẻ.
Apple sẽ trả tiền cho nội dung Wikipedia
Wikipedia sẽ sớm tung ra tùy chọn trả phí cho phép các công ty công nghệ lớn như Apple và Google sử dụng, cung cấp nội dung Wikipedia hiệu quả hơn.
Theo báo cáo của Wired , tổ chức Wikimedia Foundation điều hành Wikipedia và các dự án khác, đã khởi động một dự án nỗ lực mới có tên Wikimedia Enterprise. Wikimedia Enterprise sẽ cung cấp các công cụ trả phí dành cho nhà phát triển và các dịch vụ giúp các công ty và tổ chức có thể sử dụng lại dữ liệu Wikimedia dễ dàng hơn.
Wikipedia dường như sẽ hợp tác dịch vụ trả phí với các công ty lớn
Mặc dù chương trình sẽ ra khá trễ trong năm 2021, nhưng những đối thoại giữa Wikimedia Foundation và các công ty công nghệ lớn đã được tiến hành. Báo cáo từ Wired không chỉ rõ những công ty công nghệ lớn nào được đưa vào các cuộc thảo luận, nhưng chúng ta vẫn thấy Apple và những gã khổng lồ công nghệ khác hiện sử dụng thông tin từ Wikipedia trên các nền tảng của họ. Ví dụ, Apple sử dụng nội dung trong kết quả tìm kiếm Spotlight và phản hồi Siri.
Ngoài ra, chương trình Wikimedia Enterprise sẽ không tự động thay thế tùy chọn miễn phí mà các công ty công nghệ đang sử dụng. Theo nhóm làm việc trong dự án, tùy chọn mới là một thử nghiệm hướng tới tính bền vững và duy trì tính độc lập cho nền tảng. Tuy nhiên, về cơ bản nó sẽ không thay đổi cách nền tảng hoạt động.
HIện vẫn chưa rõ liệu Apple và Wikimedia Foundation có đạt được thỏa thuận về quan hệ đối tác nội dung hay không.
Wikipedia sắp không còn miễn phí như trước Cuối năm nay, Wikipedia sẽ ra mắt dịch vụ có tính phí cho doanh nghiệp. Hiện bảng kiến thức nền trên kết quả tìm kiếm Google sử dụng dữ liệu miễn phí từ Wikipedia. Tương tự như vậy là trợ lý ảo Alexa của Amazon, Siri của Apple. Wikimedia Foundation, tổ chức thành lập website bách khoa toàn thư Wikipedia cùng nhiều nền...