Người chết vì nắng nóng chất đầy nhà xác ở Pakistan
Người dân ở thành phố Karachi, phía nam Pakistan, đang phải đối mặt với đợt nắng nóng kỷ lục kéo dài hơn ba ngày qua, làm gần 700 người chết.
Nhiệt độ tại thành phố cảng Karachi, tỉnh Sindh, hôm 20/6 tăng lên 44 độ C và duy trì ở mức 43 độ C vào những ngày sau đó. AFP dẫn lời Saeed Mangnejo, quan chức y tế tỉnh cấp cao, hôm qua cho biết tổng số người chết vì nắng nóng ở Pakistan là 692 và con số này có thể tăng thêm.
Trong ảnh, một tình nguyện viên gắn giấy xác định danh tính lên các túi đựng thi thể người chết tại kho lạnh trong nhà xác ở Karachi. Ảnh: Reuters.
Phần lớn người thiệt mạng sinh sống ở Karachi. Tổ chức Phúc lợi Edhi nói hai nhà xác trong thành phố đã tiếp nhận hơn 400 thi thể trong ba ngày qua. “Các nhà xác đều đã đầy”, Anwar Kazmi, người phát ngôn Edhi, nói. Ảnh: AFP.
Đợt nắng nóng diễn ra tại quốc gia gần 200 triệu dân, phần lớn theo đạo Hồi, vào thời điểm bắt đầu tháng ăn chay Ramadan. Trong tháng Ramadi, người Hồi giáo sẽ không ăn hay uống trong khoảng thời gian từ lúc mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Một số giáo sĩ cho rằng những người thể chất yếu có thể không phải nhịn ăn trong điều kiện khắc nghiệt.
Trong ảnh, một người đàn ông nằm nghỉ trong một nhà thờ Hồi giáo ở Karachi. Ảnh: AFP.
Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif kêu gọi Cơ quan Quản lý Thảm họa Quốc gia (NDMA) có biện pháp khẩn cấp. Quân đội Pakistan được điều động để thiết lập các trung tâm đối phó sốc nhiệt và hỗ trợ NDMA.
Một phụ nữ bị sốc nhiệt đang được điều trị tại một trung tâm cứu trợ của quân đội Pakistan, thiết lập trong một trường học ở Karachi. Ảnh: Reuters.
Theo BBC, người dân địa phương chỉ trích nhà chức trách vì chưa làm tròn trách nhiệm đối phó thảm họa. Họ còn tức giận do bị cắt điện, không thể sử dụng điều hòa hay quạt. Ảnh: AFP.
Tình trạng thiếu điện còn ảnh hưởng đến hệ thống cung cấp nước tại Karachi, khiến hàng triệu lít nước không thể đến tay người dân, cơ quan nước quốc gia cho biết. Ảnh: AFP.
Phần lớn nạn nhân là người lớn tuổi thuộc các gia đình có thu nhập thấp. Hàng nghìn người đang được điều trị sốc nhiệt, một số trong tình trạng nguy kịch. Ảnh: AFP.
Người dân nhận nước uống từ một tình nguyện viên tại một gian hàng dựng ở phía ngoài Trung tâm Y tế Sau đại học Jinnah (JPMC) ở thành phố Karachi. Ảnh: Reuters.
Một người đàn ông tự làm mát dưới vòi nước công cộng sau khi hứng đầy hai chai nước. Ảnh: Reuters.
Như Tâm
Theo VNE
Pakistan nóng 45 độ C, 148 người chết vì sốc nhiệt
Một đợt nắng nóng nghiêm trọng đã khiến hơn 148 người thiệt mạng vì sốc nhiệt vào cuối tuần qua tại thành phố Karachi, miền nam Pakistan.
Các quan chức còn cho hay ngay trong những ngày đầu tiên của tháng chay Ramadan, người dân đã phải chịu cảnh mất điện khi điện lưới gặp trục trặc.
Nắng nóng tại Pakistan khiến nhiều người thiệt mạng vì sốc nhiệtTình trạng mất điện làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sinh hoạt của rất nhiều người dân ở nhiều khu vực của thành phố Karachi, nơi được xem là trung tâm kinh tế của Pakistan và cũng là nơi có khoảng 20 triệu người sinh sống. Nhà chức trách cho hay, chỉ tính riêng trong ngày thứ 7, 20-6, nhiệt độ ngoài trời đã lên đến 44 độ C, còn trong ngày chủ nhật sau đó, 21-6, nhiệt độ dao động ở mức 43 độ C.
Trung tâm Y tế Sau đại học Jinnah, 1 trong những bệnh viện lớn nhất tại Karachi, cho biết có 85 trường hợp tử vong do sốc nhiệt và mất nước tại bệnh viện này. Ngoài ra có 35 bệnh nhân tử vong với cùng nguyên nhân tại các bệnh viện khác, trong khi 2 người khác chết do các biến chứng liên quan đến nhiệt.
Tình trạng mất điện thường xuyên xảy ra tại Pakistan, với mức trung bình khoảng 8 tiếng/ngày, thậm chí ngay cả ở các khu vực đô thị giàu có. Người dân sinh sống ở những khu nghèo hơn thì phải chịu đựng tình cảnh mất điện thường xuyên hơn. Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif cho biết, ông sẽ không dung thứ nếu các công ty điện để diễn ra khủng hoảng năng lượng trong tháng Ramadan.
Theo_An ninh thủ đô
Phỉ báng đạo Hồi, một blogger bị đánh 1.000 roi Hôm 7/6 vừa qua, Tòa án Tối cao Arập Xêút đã tuyên bố giữ nguyên bản án 10 năm tù và hình phạt đánh 1.000 roi đối với blogger Raif Badawi vì tội phỉ báng đạo Hồi. Phán quyết cuối cùng được công bố bất chấp sự chỉ trích và phản đối quyết liệt từ Liên Hiệp Quốc, Mỹ, Canada và nhiều quốc...