Người chết sẽ được đem làm “phân bón” cho cây
Trong tương lai, bên cạnh việc chôn cất hoặc hỏa táng, chúng ta sẽ có thêm một phương thức an táng người quá cố theo cách “thân thiện hơn” với môi trường.
Katrina Spade, người sáng lập Recompose, cầm các mẫu phân bón được làm từ thi hài người chết phân hủy (Ảnh: AP)
Recompose, một công ty dự kiến bắt sẽ đầu hoạt động tại thành phố Seattle thuộc bang Washington, Mỹ vào năm 2021, sẽ là nơi đầu tiên trên thế giới chuyển hóa thi thể người chết thành phân bón cho cây trồng, trong một quá trình được gọi là “tái chế” hoặc “khử hữu cơ tự nhiên”.
Công ty đã hoạt động trong các lĩnh vực phục vụ lợi ích cộng đồng từ nhiều năm qua, nhưng mãi đến năm nay mới có thể công khai dịch vụ mai táng độc đáo trên, sau khi chính quyền bang Washington thông qua một dự luật lịch sử hợp pháp hóa các hình thức “hữu cơ hóa” người chết.
Theo Recompose, dự luật trên, một khi chính thức có hiệu lực vào tháng 5.2020, sẽ cho phép mở ra cái được gọi là “cuộc cách mạng trong dịch vụ mai táng”. Công ty cho biết sẽ dùng một “quan tài tái chế” để chuyển hóa cơ thể người chết vào lòng đất.
Video đang HOT
Hình thức này dựa trên các nguyên tắc truyền thống về chôn cất tự nhiên, nhưng diễn ra bên trong các “quan tài” có thể tái sử dụng, thay vì bị chôn vĩnh viễn chỉ trong một lần.
“Các thi thể được phủ gỗ vụn và sục khí, để cung cấp môi trường hoàn hảo cho các loài vi sinh vật và vi khuẩn có ích”, trang web của Recompose giải thích, “Trong khoảng 30 ngày, cơ thể người chết sẽ được chuyển hóa thành các khối đất mà sau đó có thể được sử dụng để phát triển các mầm sống mới.”
Sau khi quá trình ủ phân hoàn tất, gia đình và bạn bè của người đã khuất được khuyến khích lấy một phần hoặc toàn bộ khối đất được tạo ra cho mỗi người và có thể sử dụng chúng để trồng cây vườn.
Bảo tồn tự nhiên là một trong những mục tiêu chung của Recompose, và luật pháp sẽ cho phép các công ty như vậy được hoạt động, để cung cấp một nghi thức an táng thân thiện với môi trường hơn là chôn người chết trong các thùng gỗ, hoặc một quy trình hỏa táng tốn nhiều nhiệt lượng và thải ra một lượng lớn carbon dioxide (CO2).
Theo ước tính, mỗi người phải bỏ ra khoảng 5.500 đô la Mỹ (tương đương 127 triệu) cho hình thức an táng kiểu mới này, nhưng so với các hình thức hỏa táng hoặc chôn cất thông thường, việc “hữu cơ hóa” người chết sẽ cắt giảm được một lượng đáng kể CO2, chưa kể những lợi ích khác như tiết kiệm nhiều diện tích đất.
“Tôi cho rằng ngoài việc giảm thiểu khí thải độc hại, cách thức này còn tiết kiệm một cách đáng kể diện tích đất”, Katrina Spade, người sáng lập Recompose, cho biết, “Bạn vừa tạo ra dưỡng chất mới cho cây cối, vừa có thể chôn cất người quá cố theo một nghi thức trang trọng và ý nghĩa.”
Theo danviet.vn
'Người chết' bật dậy khiến dân làng bỏ chạy tán loạn trong đám tang
Người đàn ông được cho là đã chết đột nhiên tỉnh dậy trong khi đang được đưa đến khu vực hỏa táng ở quận Ganjam (Odisha, Ấn Độ).
Simanach Mallick (55 tuổi) đã đi vào rừng với đàn dê và cừu để chăn thả vào thứ Bảy (11/10), nhưng không trở về vào buổi tối mặc dù các con vật tự quay trở lại.
Vào sáng Chủ Nhật, một số người phát hiện anh nằm bất động trong rừng và đưa anh về nhà. Các thành viên gia đình và dân làng cho rằng, Mallick đã chết. Họ đau lòng sắp xếp, chuẩn bị các nghi thức cuối cùng để đưa tiễn anh ta.
Khi Mallick đang được đưa đến khu vực hỏa táng của làng Kapakhalla, người đàn ông đột nhiên bắt đầu cử động đầu trên đường đi, khiến những người làm nghề ma chay sợ hãi.
Sau một vài phút, Mallick bắt đầu ngồi dậy, gây ra sự hoảng loạn cho những người tham gia đám tang. Một số người trong số họ sợ hãi đến mức bỏ chạy.
'Thấy anh ta (Mallick) còn sống, chúng tôi ngay lập tức đưa anh ta đến bệnh viện Sorada gần đó. Sau khi được điều trị, anh ta đang trong tình trạng tốt', một người quan chức nói.
'Người đàn ông này đã bất tỉnh do sốt cao. Hiện, tình trạng của anh ta đã cải thiện sau khi được điều trị đúng cách', một bác sĩ tham gia cứu chữa cho nạn nhân nói thêm.
Sau đó Mallick đã được xuất viện.
Hạnh phúc khi thấy chồng mình còn sống, vợ của Mallick, Soli hối hận vì chị đã không đưa anh đến bệnh viện trước khi khẳng định chồng qua đời. Người vợ này thông tin thêm, chồng chị đã đi vào rừng vào thứ Bảy để chăn gia súc mặc dù đang bị sốt.
Theo Netnews
Mát-xa rắn để vắt nọc độc chế huyết thanh cứu người ở Brazil Các nhà khoa học tại Viện Butantan ở Sao Paulo thu hoạch chất độc từ hàng trăm con rắn được nuôi nhốt để sản xuất chất kháng nọc độc sẽ cứu sống những người bị rắn độc cắn. Nọc độc được chiết xuất từ mỗi con rắn mỗi tháng một lần trong quy trình phức tạp và nguy hiểm. Nắm chặt con rắn...