Người chết đi sống lại: Hồ sơ bệnh án ở đâu?
Khi được chuyển từ Bệnh viện đa khoa tỉnh Long An về Bệnh viện quân y 120 (Tiền Giang), ông Đạo không hề có hồ sơ bệnh án điều trị.
Tín hiệu tốt, chắc chắn qua khỏi
Để tìm hiểu thêm về câu chuyện “người chết đi sống lại” của ông Nguyễn Văn Đạo (53 tuổi, ấp Mỹ, xã Kim Sơn, H.Châu Thành, Tiền Giang), Đất Việt đã liên hệ với Thượng tá Lê Mạnh Cường – Phó Giám đốc Bệnh viện quân y 120, người trực tiếp điều trị trường hợp của ông Đạo: “Ngày 23/2, kíp trực có 4 bác sỹ, lúc đó khi gia đình đưa ông Đạo tới cấp cứu, các bác sỹ trực mời tôi xuống chỉ đạo điều trị trực tiếp ca này”.
Theo ông Cường kể lại, thì lúc nhập viện ông Đạo trong tình trạng hôn mê sâu, viêm phổi và suy kiệt nặng. Nhưng bản thân ông cũng khẳng định là có tín hiệu rất khả quan từ sức khỏe của ông Đạo, chắc chắn ông còn sống.
Hơn nữa, khi bệnh nhân chuyển vào thì lại không có hồ sơ bệnh án từ Bệnh viên đa khoa Long An, không đơn thuốc điều trị trước đó, không có kết luận cụ thể của bác sĩ. Chỉ có một chút thông tin do người nhà cung cấp là bệnh nhân bị ngưng tim nhiều lần, tại Bệnh viện đa khoa Long An thì các bác sĩ đã phải cho hô hấp nhân tạo, đặt máy thở khí.
Người chết sống lại trong khi gia đình đang lo hậu sự
Ông Cường cho biết thêm: “Khi khám cho bệnh nhân, chúng tôi chuẩn đoán có 2 khả năng: một là, do đột quỵ não, hôn mê, tình trạng viêm phổi, bị suy kiệt vì khi đưa về nhà 2 ngày nhưng không được ăn uống nên không có chất để nuôi dưỡng tĩnh mạch.
Hai là, hội chứng ngưng phổi, tức là chết lâm sàng rồi hồi sinh, có hội chứng hội sinh tâm hội, bệnh nhân rơi vào trạng thái mất ý thức do thiếu máu lên não quá lâu, các hoạt động khác bị ảnh hưởng. Tình trạng thiếu máu cơ quan lâu thì dẫn đến ảnh hưởng tất cả các hoạt động, kèm theo nhiều triệu chứng”.
Bên cạnh đó, theo ông Cường chia sẻ thì sau khi chẩn đoán, bệnh viện chủ yếu điều trị tích cực, dùng các thuốc khôi phục lại hoạt động tế bào não, điều trị viêm phổi, suy kiệt cho bệnh nhân.
Chiều ngày 23/2 (tức mùng 5 Tết âm lịch), ông Cường đi khám lại, gọi bệnh nhân thấy mở mắt nhưng không nói gì, lúc đó ông Cường thấy khả năng hồi phục là rất cao. Đến hôm sau bệnh nhân đã nhận biết được người nhà, nói được 1 – 2 từ. Tiếp theo, bệnh viện tiến hành chụp CT không thấy xuất huyết não, mà chẩn đoán bệnh nhân mắc hội chứng sau hội chứng ngưng tim phổi, đó là hội chứng chết lâm sàng rồi hồi sinh lại, kết hợp với viêm phổi, suy kiệt.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Văn Đạo cùng người thân tại nhà
“Bệnh nhân vào viện ngày 23/2, ra viện ngày 6/3 dương lịch, có nghĩa chỉ mất 12 ngày điều trị ở viện, khi ra viện sức khỏe hồi phục tốt, chỉ có một biến chứng nhỏ, đó là do tình trạng hôn mê sâu nên trí nhớ có giảm sứt nhưng sinh hoạt vẫn bình thường”, ông Cường nhấn mạnh.
Bệnh viện Long An làm sai hay không phải dựa vào bệnh án?
Khi biết gia đình bệnh nhân là hộ nghèo, ông Cường cho biết: “Biết người nhà là gia đình hộ nghèo, có BHYT chúng tôi tập trung thuốc tốt nhất cho bệnh nhân, chỉ nghỉ tiền bạc tính sau, việc quan trọng nhất là phải tập trung cứu chữa”.
Về mặt chuẩn đoán bệnh khác nhau giữa hai bệnh viện, theo ông Cường, cũng không dám khẳng định có sai sót ở đây hay không, bởi vì cũng có nhiều trường hợp ngưng tim quá lâu, ngưng cung cấp máu trong 5 phút, tế bào não sẽ chết. Nên nói chung bây giờ bên Long An dựa vào đâu, cũng có thể ở thời điểm đó thì chuẩn đoán như vậy, nên khẳng định đúng hay sai rất cần hồ sơ bệnh nhân ở Bệnh viện đa khoa Long An.
Trong khi đó, Đất Việt cũng liên hệ với UBND xã Kim Sơn, nơi cư trú của gia đình ông Đạo, thì một cán bộ của UBND xã cho hay: “Thực ra câu chuyện này cũng được thêu dệt nên ít nhiều, không có chuyện người chết sống lại, vì khi ông Đạo được chuyển về thì ông vẫn còn sống”.
Theo cán bộ này, thì được biết, khi trên bệnh viện nói gia đình chuẩn bị tâm lý lo hậu sự, thì có gọi điện về nhà để chuẩn bị công tác lo hậu sự, đám tang. Nhưng sau đó, gia đình thấy còn sống nên đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện quân y 120.
Bệnh viện đa khoa Long An khẳng định đã chết lâm sàng?
Trong một diễn biến liên quan, Bà Nguyễn Bạch Tuyết (còn gọi là Bé Sáu, vợ ông Đạo) kể: “Ngày 22/2 (mùng 4 tết), chồng tôi tới thăm người dì ruột bị bệnh ở TP.Tân An (Long An) và định ở lại phụ chăm sóc người dì. Nhưng đến chiều, trong lúc ông ấy đang tắm thì bất ngờ ngất xỉu và được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Long An. Được tin, hôm sau tôi tới nơi thì thấy chồng tôi đã bị hôn mê. Bác sĩ nói tình trạng ông xã cô là không khả quan, lên tuyến trên thì cũng vậy thôi.
Nếu muốn về BV đa khoa Tiền Giang thì phải liên hệ, họ đồng ý nhận chúng tôi mới chuyển. Không còn cách nào, chúng tôi điện thoại cho người bà con là chị Ba Cúc nhờ liên hệ giúp. Nhưng khi về dọc đường thì chồng tôi bất ngờ bị ngừng tim, phải quay xe trở lại”.
Tại BV đa khoa Long An, bà Tuyết kể tiếp: “Sau khi bác sĩ cấp cứu thì tim chồng tôi đập trở lại. Nhưng từ đó tới chiều thấy không được truyền dịch hoặc thuốc men gì trong khi chồng tôi có dấu hiệu ngày càng yếu dần, chân tay thì bị cột vào giường. Sốt ruột, chúng tôi hỏi thì bác sĩ nói “tình trạng này đã chết lâm sàng rồi”.
Nghe vậy nên gia đình bàn và quyết định đưa chồng tôi về nhà. Bấy giờ, cô y tá còn dặn: “Hễ rút ống ra là chết liền đó!”. Khi đưa chồng tôi về tới nhà thì khoảng 6 giờ tối. Lúc này ở nhà hay tin nên rất đông bà con lối xóm tới phụ giúp tháo dỡ hàng rào, dọn bàn, che trại và mua hòm chuẩn bị sẵn. Thầy cúng cũng được rước tới nhà để tụng kinh cầu an”.
Chỉ đến khi, đại diện Hội Cựu chiến binh xã tới thấy ông Đạo còn ấm, nên đề nghị đưa ông Đạo đi BV 115 (TP.HCM) vì “còn nước còn tát”. Do hoàn cảnh khó khăn, không tiền, nên gia đình đã gọi một người bà con ngụ TP.Mỹ Tho, gọi ông Đạo bằng cậu về để bàn. Sau đó, ông Đạo được đưa tới BV Quân y 120 (TP.Mỹ Tho, Tiền Giang) cấp cứu. Sau khi được chẩn đoán bệnh và điều trị ông Đạo đã dần dần hồi phục.
Bà Tuyết cho biết nhờ có thẻ bảo hiểm y tế nên trong 2 đợt điều trị vừa rồi chỉ tốn tổng cộng khoảng 7 triệu đồng. Nhưng chi phí lớn nhất mà gia đình đang phải gánh là trước khi đưa ông Đạo về “lo hậu sự”, người nhà đã chạy vay tiền đặt mua cái hòm giá 14 triệu đồng.
Khi ông Đạo “sống lại”, gia đình đề nghị được trả lại thì người bán hòm yêu cầu phải chịu “chi phí” 2 triệu đồng. Thế nhưng sau đó họ đổi ý và đòi phải đưa đủ 14 triệu đồng và cho biết “khi nào bán được hòm mới trả tiền lại”.
Khả Ngân
Theo_Báo Đất Việt
Sự thật về "người chết" sống lại ở Tiền Giang
Được bác sĩ chẩn đoán bệnh nặng, không thể cứu chữa, rút ống thở sẽ chết..., gia đình một bệnh nhân ở Tiền Giang đưa người thân về nhà chuẩn bị an táng. Khi đã mua hòm, dựng trại, bệnh nhân bất ngờ tỉnh lại.
Hàng xóm đến chung vui cùng gia đình ông Đạo
Ngày 9-3, trao đổi với phóng viên , bà Nguyễn Thị Bạch Tuyết ngụ xã Kim Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang cho biết chồng bà là ông Nguyễn Văn Đạo (53 tuổi), trong lúc được gia đình lo hậu sự thì bất ngờ khỏe lại. Trước đó, ông Đạo được điều trị ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Long An và được các bác sĩ ở bệnh viện này chẩn đoán bệnh nặng, không thể cứu chữa.
Bà Tuyết kể chiều 21-2, ông Đạo đến thăm nhà người dì ở tỉnh Long An và ngủ lại đó. Sáng 22-2, ông Đạo té trong nhà vệ sinh 2 lần và được người thân đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Long An cấp cứu. Bà Tuyết cũng cho biết thêm ông Đạo có tiền sử bệnh tim. "Lúc nằm viện, ông ấy thở nấc hoài nên tôi xin bác sĩ chuyển chồng về bệnh viện Tiền Giang."- bà Tuyết kể.
Trên đường chuyển viện, ông Đạo đột ngột ngưng tim nên điều dưỡng nhồi tim cấp cứu và cho xe quay về Bệnh viện Đa khoa Long An. "Đến gần chiều, bác sĩ nói chồng tôi chết lâm sàng nên tôi xin cho ông ấy về. Bác sĩ cũng nói rút ống là ông ấy chết, bảo tôi muốn xin về thì phải ký hồ sơ..."- bà Tuyết nói.
Ông Đạo hồi phục sau khi xuất viện
Sau khi người nhà đưa ông Đạo về nhà, mua quan tài, dựng trại... để chuẩn bị hậu sự thì phát hiện cơ thể ông Đạo vẫn còn ấm, thở yếu ớt. Thấy vậy, người thân thay nhau bóp bóng cho bệnh nhân. Những người phụ dựng trại thỉnh thoảng còn nghe ông tằng hắng.
Đến 8 giờ ngày 23-2, khi con ông Đạo rút ống thở thì thấy cha thở mạnh hơn nên đã gọi xe đưa ông đến Bệnh viện K120 cấp cứu. Chỉ sau 2 giờ tích cực cấp cứu, bệnh nhân dần khỏe lại. Đến ngày 6-3, bác sĩ cho bệnh nhân xuất viện với chẩn đoán " Đột quỵ, nhồi máu não/ Viêm phổi- rối loạn điện giải".
Giấy ra viện của Bệnh viện Quân y 120
Gia đình rất nghèo, phải vay 14 triệu đồng để mua quan tài cho ông Đạo. Tuy nhiên, điều đáng nói là khi bệnh nhân tỉnh lại, trả quan tài lại cho trại hòm Loan ở xã Bình Trưng thì họ bắt gia đình phải chịu lỗ 2 triệu đồng. Ngoài ra, trại hòm này không chịu giao tiền ngay cho gia đình ông Đạo mà nói rằng "khi nào bán được chiếc quan tài mới trả lại tiền".
Theo Người Lao Đông
Trẻ sơ sinh tử vong: Người nhà tố bác sĩ mải... Tết? Ngày 24/2, Công an tỉnh Tiền Giang đã đến Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang lấy hồ sơ bệnh án của phụ sản để điều tra sự việc. Công an vào cuộc tìm nguyên nhân tử vong Cụ thể, Công an tỉnh Tiền Giang đã phối hợp Công an thành phố Mỹ Tho đến Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang lấy hồ sơ...