Người chết Covid-19 một ngày ở Ấn Độ cao kỷ lục thế giới
Ấn Độ ghi nhận hơn 4.500 ca tử vong do Covid-19 trong 24 giờ qua, mức tăng hàng ngày cao nhất thế giới từ khi đại dịch bùng phát.
Theo số liệu của Bộ Y tế Ấn Độ và Đại học Johns Hopkins, quốc gia này hôm nay tăng 4.529 người chết do nCoV, nâng tổng ca tử vong trên toàn quốc vượt 283.000 người. Ấn Độ hiện ghi nhận khoảng 25,5 triệu ca nhiễm nCoV, tăng 267.334 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua.
Số ca tử vong do nCoV trong ngày cao kỷ lục thế giới trước đó được ghi nhận tại Mỹ, vùng dịch lớn nhất, với hơn 4.400 người chết hôm 20/1.
Tình nguyện viên đem thi thể của một em nhỏ tử vong vì Covid-19 đi hỏa táng ở New Delhi, Ấn Độ, hôm 12/5. Ảnh: AFP.
Ấn Độ đang đương đầu làn sóng Covid-19 lần hai nghiêm trọng, đẩy các bệnh viện vào tình trạng quá tải do thiếu giường bệnh, oxy và thuốc điều trị. Các nhà tang lễ nước này cũng liên tục tiếp nhận thi thể bệnh nhân Covid-19, dấy lên lo ngại tình hình dịch thực tế ở nước này còn tồi tệ hơn nhiều so với báo cáo.
Sau khi các ca nhiễm liên tục tăng kỷ lục, đỉnh điểm là hơn 414.000 ca trong một ngày hồi đầu tháng, số người nhiễm nCoV mới ở Ấn Độ đang giảm nhẹ, dưới 300.000 ca mỗi ngày trong tuần này.
Bất chấp thảm kịch Covid-19 đang diễn ra và lệnh cấm của chính quyền địa phương, nhiều người Ấn Độ vẫn tụ tập đông người trong các sự kiện tôn giáo. Nhiều người còn tin vào các biện pháp phản khoa học như uống nước tiểu bò, tắm phân bò để trị Covid-19.
Hiệp hội Y khoa Ấn Độ (IMA), tổ chức phi chính phủ lớn nhất của các bác sĩ trong nước, đã nhiều lần khẳng định không có bằng chứng khoa học nào cho thấy nước tiểu bò hoặc các sản phẩm khác của bò có thể chữa trị hay phòng tránh Covid-19.
Nhật Bản viện trợ khẩn cấp không hoàn lại 22,5 triệu USD cho Ấn Độ, Myanmar
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, phát biểu họp báo thường kỳ ngày 14/5, Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi cho biết nước này đã quyết định cấp khoản viện trợ không hoàn lại 22,5 triệu USD cho Ấn Độ và Myanmar.
Hỏa táng người thân tử vong vì nhiễm COVID-19 bên bờ sông Hằng tại Garhmukteshwar, Ấn Độ, ngày 5/5/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Đây là khoản viện trợ khẩn cấp của Chính phủ Nhật Bản nhằm giúp Ấn Độ đối phó với sự lây lan nhanh chóng của đại dịch COVID-19 và giúp Myanmar khắc phục tình trạng thiếu lương thực do tác động của tình trạng bất ổn chính trị. Trong tổng số tiền trên, Ấn Độ sẽ được nhận 18,5 triệu USD, còn Myanmar được nhận 4 triệu USD.
Trước đó, trong cuộc trao đổi với Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar hôm 5/5, Ngoại trưởng Nhật Bản Motegi khẳng định nước này sẵn sàng cung cấp các khoản viện trợ không hoàn lại tối đa lên đến 50 triệu USD để giúp Ấn Độ ứng phó với dịch bệnh.
Số tiền viện trợ cho Ấn Độ sẽ được chuyển một phần thành các máy trợ thở và máy tạo oxy. Cụ thể, Nhật Bản sẽ cung cấp ngay cho Ấn Độ 300 máy trợ thở thông qua Văn phòng các dịch vụ dự án của LHQ (UNOPS). Trong đợt tiếp theo, Nhật Bản sẽ cung cấp thêm 500 máy trợ thở và 500 máy tạo oxy cho Ấn Độ cũng qua văn phòng trên. Nhật Bản dự tính sẽ cấp khoảng 800 máy trợ thở và 800 máy tạo oxy cho Ấn Độ với hy vọng sẽ giúp quốc gia Nam Á này giảm bớt gánh nặng y tế để chống lại đại dịch COVID-19 đang hoành hành nghiêm trọng tại đây.
Trong khi đó, đối với Myanmar, Nhật Bản đã sẽ hỗ trợ lương thực chủ yếu cho thành phố Yangun, nơi người dân đang gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì mức sống tối thiểu. Dự kiến khoản viện trợ này sẽ được chuyển đến người dân Myanmar vào cuối tháng này thông qua Chương trình Lương thực Thế giới (WFP).
Nhảy vào giàn thiêu khi hỏa táng cha Người phụ nữ 34 tuổi ở Rajasthan bị bỏng nặng vì nhảy vào giàn thiêu trong lễ hỏa táng cha, sau khi ông qua đời vì Covid-19. Damodardas Sharda, 73 tuổi, chết tại bệnh viện ở quận Barmer, Rajasthan, miền bắc Ấn Độ vì Covid-19 vào ngày 4/5. Cảnh sát hôm nay cho biết trong khi thi thể ông Sharda đang được hỏa...