Người chèo thuyền xuyên Đại Tây Dương sốc trước thay đổi của thế giới
Sau 96 ngày lênh đênh trên đại dương, ông Graham Walters (người Anh) sốc khi hay tin dịch Covid-19 đã lan rộng ra toàn cầu, khiến hàng trăm nghìn người chết hoặc mất việc.
Ngày 25/1, ông Graham Walters (72 tuổi, đến từ Vương quốc Anh) bắt đầu hành trình băng qua Đại Tây Dương một mình bằng thuyền để gây quỹ cho các cựu chiến binh Anh. Khi đó, dịch Covid-19 chưa lan rộng ra toàn cầu.
Khởi hành từ đảo Gran Canaria (thuộc Tây Ban Nha), Walters đặt chân tới đảo Antigua (thuộc quốc đảo Antigua và Barbuda) hôm 30/4, tức sau 96 ngày.
Cụ ông 72 tuổi hiện nắm giữ 3 kỷ lục Guinness thế giới gồm: Người lớn tuổi nhất chèo thuyền một mình xuyên Đại Tây Dương; người lớn tuổi nhất chèo thuyền một mình băng qua một đại dương; người lớn tuổi nhất chèo thuyền trên cùng một đại dương nhiều lần.
Walters 72 tuổi và 192 ngày khi tạo nên kỳ tích này, đánh bại Gerard Marie (người Pháp) 66 tuổi khi ông chèo thuyền xuyên Đại Tây Dương vào năm 2015.
Graham Walters là người lớn tuổi nhất chèo thuyền một mình xuyên Đại Tây Dương. Ảnh: AFP.
Walters phải đối mặt với nhiều khó khăn trên đường đi.
“Khi bắt đầu vượt biển, thời tiết lạnh, ẩm ướt và khắc nghiệt khiến tinh thần tôi khá kém. Nhưng khi mặt trời ló rạng lúc tôi đến Đại Tây Dương, mọi thứ đều tốt”, ông nói với CNN.
Video đang HOT
Thời tiết cũng gây ra một số vấn đề ở cuối hành trình.
Sau khi vật lộn với những cơn gió mạnh thổi bay mình theo hướng ngược lại với đích đến, Walters phải nhờ lực lượng cảnh sát biển kéo cập Cảng Anh (English Harbour) của Antigua.
“Ở thời điểm quan trọng như vậy, tôi phải đối mặt với thực tế là nếu không nhận lời đề nghị giúp đỡ của họ, tôi sẽ bỏ lỡ Antigua. Tôi rất vui vì đã đến nơi và thật tuyệt khi được chào đón như vậy”, ông nói.
Lênh đênh trên biển suốt 96 ngày, Walters cũng không cập nhật về sự lây lan của đại dịch Covid-19. Khi bà Jean Walters – vợ ông – thông báo về những điều tồi tệ đã xảy ra như hàng trăm nghìn người chết hoặc mất việc, Walters bị sốc.
“Những điều như thế này chưa từng xảy ra trong cuộc sống của chúng tôi. Vì vậy, thật khó để tưởng tượng khi tôi trở về thế giới sẽ thế nào”, ông nói.
Walters bên George Geary – chiếc thuyền đồng hành cùng ông trên nhiều hành trình suốt 22 năm qua Ảnh: Graham Walters.
Hiện Walters ở đảo Antigua, đeo khẩu trang và tuân thủ một số hạn chế vì dịch bệnh.
“Tất nhiên, không ai có thể cho tôi một cái ôm hay vỗ nhẹ vào lưng khi tôi cán đích. Nhưng đến nay, mọi chuyện rất tốt. Tôi đoán mọi thứ có thể sẽ khác khi tôi trở về Vương quốc Anh”, ông nói.
Walters đã 5 lần chèo thuyền băng qua Đại Tây Dương gồm 3 lần độc hành và 2 lần trên thuyền hai người. Đây là lần vượt đại dương cuối cùng của cụ ông 72 tuổi.
Vốn là thợ mộc, Walters đã tự đóng thuyền trong khu vườn trước nhà 22 năm trước. Nó được đặt tên George Geary theo ông nội ông – cựu vận động viên cricket của Anh và từng gia nhập Không quân trong Thế chiến I.
Walters dự định để chiếc thuyền ở lại Antigua và hy vọng nó được đưa vào một bảo tàng tại Cảng Anh.
“Graham luôn là một nhà thám hiểm. Vì vậy, ông ấy đã định sẵn thời điểm để thực hiện chuyến hành trình cuối cùng. Việc hoàn thành thử thách và đạt kỷ lục là thành tựu cá nhân có ý nghĩa đặc biệt đối với ông ấy”, bà Jean Walters tự hào nói về chồng.
Craig Glenday – tổng biên tập của Sách kỷ lục thế giới Guinness – gửi lời chúc mừng Walters về thành tích ông đạt được và nói thêm rằng ông “xứng đáng được công nhận cho vị thế huyền thoại của mình”.
“Việc phá vỡ kỷ lục tuổi tác là minh chứng cho sự quyết tâm và suy nghĩ độc lập của ông ấy. Điều này càng ấn tượng hơn khi ông ấy thành công cùng với chiếc thuyền tự đóng 22 năm trước”, Glenday nói.
Người Hồi giáo trên thế giới bắt đầu tháng lễ Ramadan trong đại dịch Covid-19
Hơn 1,8 tỷ người Hồi giáo trên thế giới ngày 24-4 đã chính thức bước vào tháng lễ Ramadan, tháng lễ linh thiêng của người Hồi giáo, trong bối cảnh đặc biệt khi nhiều quốc gia áp dụng lệnh hạn chế ra ngoài và tụ tập đông người do đại dịch Covid-19 lan rộng.
Các tín đồ Hồi giáo sẽ thực hiện các nghi thức truyền thống trong tháng lễ Ramadan tại nhà cùng gia đình (Ảnh: THESTAR)
Tháng lễ Ramadan năm nay kéo dài từ ngày 24-4 đến 23-5. Trong tháng lễ Ramadan, người Hồi giáo trưởng thành và khỏe mạnh sẽ thức dậy từ sớm để ăn một bữa trước bình minh gọi là suhoor, và sau khi mặt trời lặn, họ sẽ ăn một bữa tối "xả chay" được gọi là iftar, kết thúc quá trình chay tịnh trong ngày. Mọi người cũng tụ tập tại các thánh đường Hồi giáo để cầu nguyện. Sau khi mặt trời lặn, các thánh đường Hồi giáo hay những gia đình có điều kiện thường tổ chức các bữa iftar lớn, đặc biệt dành cho những người nghèo khó.
Nhưng năm nay, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh, hầu hết các quốc gia đều áp dụng lệnh cấm tụ tập, hạn chế tập trung đông người khiến các thánh đường Hồi giáo đều đóng cửa, yêu cầu người dân làm lễ cầu nguyện tại nhà để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19.
Tại thánh địa Mecca thiêng liêng của người Hồi giáo tại A-rập Xê-út, nhà chức trách đã cấm các tín đồ tập trung cầu nguyện tại các thánh đường. Nhà vua Salma của A rập Xê-út nói trong tuyên bố: "Tôi đau buồn rằng tháng lễ thánh tới trong hoàn cảnh khiến chúng ta không thể cầu nguyện theo nhóm và thực hiện Taraweeh-buổi cầu nguyện tối đặc biệt trong tháng Ramadan, tại các thánh đường bởi các biện pháp phòng ngừa để bảo đảm sinh mạng và sức khỏe của người dân trong cuộc chiến với đại dịch Covid-19".
Tuy nhiên, có một số quốc gia Trung Đông đã nới lỏng một số quy định hạn chế trong tháng lễ Ramadan.
Tại Ai Cập, nơi ghi nhận hơn 3.600 ca nhiễm Covid-19, Thủ tướng Ai Cập Mostafa Madbouly ngày 24-4 thông báo quốc gia này sẽ rút ngắn một tiếng thời gian giới nghiêm vào ban đêm, bắt đầu từ 21 giờ tối hôm trước tới 6 giờ sáng hôm sau, và được áp dụng trong suốt tháng lễ Ramadan. Tuy nhiên, chính phủ vẫn cấm tụ tập đông người, nhà chức trách đã hối thúc các tín đồ cầu nguyện tại nhà khi tất cả các thánh đường trong nước đều đóng cửa.
Do đó, người dân không thể chia sẻ các bữa ăn iftar với những người khó khăn theo truyền thống trong tháng Ramadan. Thay vào đó, từ hôm qua, các tổ chức phi chính phủ tại đây đã phân phát lương thực như mỳ và đường tới những người dân nghèo.
Chính phủ Các tiểu vương quốc A-rập thống nhất (UAE) ngày 23-4 thông báo quyết định nới lỏng lệnh phong tỏa hoàn toàn xuống mức chỉ còn giới nghiêm trong tám tiếng mỗi tối và mở lại một phần các chợ và trung tâm thương mại.
Tại Indonesia, quốc gia có đông người Hồi giáo nhất thế giới, ngày 23-4, Bộ trưởng các vấn đề Tôn giáo Fachrul Razi kêu gọi cộng đồng người Hồi giáo trên toàn quốc hạn chế các hoạt động tín ngưỡng đông người, các buổi cầu nguyện Tarawih, việc thăm viếng phần mộ của người thân và di chuyển về quê trong tháng lễ.
Những hoạt động tụ tập đông người này có nguy cơ lây lan dịch bệnh trong bối cảnh Indonesia đang chứng kiến số ca tử vong vì Covid-19 cao nhất Đông-Nam Á với 647 ca trong tổng số hơn 6.770 ca nhiễm. Bộ trưởng Razi cũng khuyến cáo những người nhịn ăn cần lưu ý tới dinh dưỡng để bảo đảm tăng cường hệ miễn dịch.
Tại các quốc gia láng giềng Malaysia, Singapore, các thánh đường Hồi giáo cũng đóng cửa theo quy định giãn cách xã hội của chính phủ nhằm cắt đứt chuỗi lây lan của Covid-19. Chính phủ kêu gọi các tín đồ Hồi giáo thực hiện cầu nguyện tại nhà, hạn chế tụ tập đông người.
Ngay cả hoạt động hội chợ chính trong tháng Ramadan, nơi người Hồi giáo mua thực phẩm trước bữa iftar cũng bị cấm tại Malaysia. Thay vào đó, người Hồi giáo Malaysia được phép mua đồ theo hình thức trực tuyến "e-bazaars", hàng hóa sẽ được chuyển tới tận nhà.
Biến thuyền buồm thành trường học giữa biển khơi Khi cả thế giới gần như ngừng lại vì đại dịch Covid-19, các học sinh Hà Lan đã biến thuyền buồm thành trường học trong lúc bị mắc kẹt trên sóng nước Đại Tây Dương. Các em học sinh tham gia các hoạt động điều khiển con thuyền - Wylde Swan Chuyến du hành trên thuyền buồm của 25 học sinh trung học...